Sổ tay dành cho cha mẹ
PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM
TRẺ RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN LAN TỎA PHỔ TỰ KỶ
A.Khái niệm chung:
1.Khiếm khuyết cốt lõi của RLPTLT phổ tự kỷ
- Khiếm khuyết khả năng tương tác và giao tiếp xã hội.
- Chậm phát triển ngôn ngữ hoặc thoái hóa ngôn ngữ.
- Các kiểu hành vi, sở thích bất thường, định hình lặp lại và rối loạn các giác quan ở trẻ em RLPTLT phổ tự kỷ.
2. Kèm với chậm phát triển trí tuệ: khó khăn về trí nhớ,nhận thức…
B. Các giai đoạn can thiệp sớm
C. Các phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ phổ biến
1. Phương pháp ABA (Phân tích ứng dụng hành vi)
Mục tiêu của ABA là giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các hành vi không mong muốn, đồng thời làm tăng các hành vi mong muốn.
1.1 Nguyên tắc
- Chậm phát triển ngôn ngữ hoặc thoái hóa ngôn ngữ.
- Hành vi trở nên mạnh hơn nhờ có khuyến khích tích cực và cả khuyến khích tiêu cực
- Hành vi bị kém đi do sự từ chối ở phần hậu quả được duy trì
- Hậu quả phải kiên định và ngay lập tức ngay sau những hành vi mang ý nghĩa kiểm soát
- Hành vi trở nên mạnh hơn/kém đi hay duy trì là bởi người làm mẫu
1.2. Bảng quan sát ABC
- (A antecedent) Tiền tố => Những gì xẩy ra ngay
trước hành vi đó. - (B behaviour) Hành vi => Mô tả chuyện thực sự xảy
ra hoặc hành vi trẻ như thế nào. - (C consequence) Hậu tố => Kết quả của hành vi
hoặc chuyện xảy ra ngay sau đó bao gồm cả phản
ứng của người lớn đối với hành vi của trẻ.
1.3. Chức năng(mục đích/công dụng) hành vi
ABA (Applied Behavior Analysis) là một phương pháp trị liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong việc can thiệp hành vi, đặc biệt là ở trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Đây là một trong những phương pháp khoa học đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên nguyên tắc học tập và hành vi, nhằm thay đổi các hành vi không mong muốn và khuyến khích những hành vi tích cực.
2. Phương pháp PECS
Các bước chính trong phương pháp PECS:
ü Bước 1: Trẻ lấy ảnh của vật trước mặt để trao đổi lấy vật trẻ muốn (có trợ giúp thể chất)
ü Bước 2: Trẻ di chuyển lấy tranh trao đổi lấy vật trẻ muốn (chủ động gửi ảnh của vật)
ü Bước 3: Trẻ lựa chọn giữa các ảnh của vật để trao đổi lấy vật trẻ muốn
ü Bước 4: Trẻ lấy ảnh con muốn và cùng lấy ảnh vật/ hoạt động trẻ muốn
ü Bước 5: Khi cô hỏi con muốn gì? Trẻ lấy ảnh con muốn và cùng lấy ảnh vật/ hoạt động trẻ muốn
ü Bước 6: Trẻ lấy ảnh con thấy? con biết/ con nghĩ… và cùng lấy ảnh vật/ hoạt động/ cảm xúc… để đưa cho cô khi thấy vật/ hoạt động/ cảm xúc…
3. Phương pháp TEACCH
3.1. Các lĩnh vực can thiệp
Bắt chước, Nhận thức, Vận động thô, Vận động tinh, Phối hợp mắt và tay, Kỹ năng hiểu biết, Kỹ năng ngôn ngữ, Kỹ năng tự lập, Kỹ năng bắt chước xã hội
3.2. Các bước thực hiện
D. Các mô hình can thiệp
1. Trị liệu ngôn ngữ
1.1. Nội dung can thiệp
- Giao tiếp: Tăng khả năng tương tác, giao tiếp của trẻ
- Ngôn ngữ: Tiếp nhận, diễn đạt
- Lời nói: Sửa các tật về lời nói
1.2. Chiến lược phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
2. Mô hình can thiệp sớm Denver (ESDM)
ESDM là một cách tiếp cận có cấu trúc và thiết thực để xây dựng 1 kế hoạch giảng dạy hàng ngày từ mục tiêu hàng quý cuả trẻ.
Mô hình can thiệp sớm Denver dành cho trẻ tự kỷ (ESDM) được chia làm 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: 12-18 tháng
- Cấp độ 2: 18-24 tháng
- Cấp độ 3: 24-36 tháng
- Cấp độ 4: 36 – 48 tháng
ESDM luôn hướng tới cách làm thế nào để tạo ra một hoạt động có giá trị học tập lớn dành cho trẻ tự kỷ nhỏ. Vì vậy, đặc trưng giảng dạy trong ESDM là: Tìm kiếm nụ cười, khơi gợi một cách tự nhiên để trẻ học tập và phát triển, tạo ra các hoạt động chung từ những thói quen hàng ngày.
E. Một số kinh nghiệm
Can thiệp sớm cho trẻ mang lại hiệu quả rất cao, vì khi được hỗ trợ kịp thời, trẻ có thể phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết và thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh. Điều này giúp trẻ vượt qua các khó khăn một cách nhanh chóng và đạt được tiềm năng tối đa trong tương lai.
Phụ huynh khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường sớm như:
- Trẻ 12-18 tháng: mà ít bập bẹ, chưa có từ đơn, hạn chế giao tiếp với người lớn (không nhìn trực diện( không giao tiếp mắt)gọi không phản ứng, người lớn đưa ra các yêu cầu nhưng không phản ứng lại), trẻ ít chủ động giao tiếp hoặc giao tiếp không đúng cách (không chỉ trỏ, kéo tay người khác khi muốn điều gì khác), có các hành vi như khóc cười vô cớ, tự làm đau, không bắt chiếc đơn giản..thể hiện nhu cầu bằng cầm tay người lớn đặt vào…
- Trẻ 18-24 tháng: chậm nói hoặc chỉ nói một vài từ đơn, chỉ nói khi thực sự cần thiết, không nói theo, không bắt chước,…hoặc nói vài từ tiếng Anh, đi nhón chân, xoay tròn ( không đặc hiệu vì trẻ thường cũng có nhưng thời gian ngắn còn trẻ TK thì kéo dài hàng tháng/ năm. Sợ tiếng ồn máy xay sinh tố, máy khoan..
Phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến chuyên gia để được khám, đánh giá và tư vấn kịp thời. Điều này giúp tránh bỏ lỡ "cơ hội vàng" để can thiệp, đảm bảo con nhận được sự hỗ trợ đúng lúc nhằm phát triển tối ưu các kỹ năng và tiềm năng của trẻ.
Đa phần các trẻ được can thiệp trước 3 tuổi đều có sự tiến bộ nhanh hơn rất nhiều so với những trẻ bắt đầu học sau 5 tuổi. Việc can thiệp sớm giúp trẻ phát triển kỹ năng và hòa nhập tốt hơn. Mong rằng các cha mẹ sẽ sáng suốt nhận ra tầm quan trọng của việc can thiệp sớm, để đem lại nhiều cơ hội phát triển tốt nhất cho con.
Can thiệp sớm cho trẻ là rất quan trọng, nhưng cần thực hiện một cách tích cực, phù hợp và đúng phương pháp. Mỗi trẻ có nhu cầu và đặc điểm riêng, do đó việc can thiệp cần được cá nhân hóa để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Can thiệp đúng cách không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu mà còn tránh được những áp lực không cần thiết cho cả trẻ và gia đình.
“Hãy thấu hiểu và yêu thương, hành động tích cực để nâng đỡ trẻ có nhu cầu đặc biệt, giúp các em vươn lên phát triển và hòa nhập cộng đồng.”