Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Nhiều trẻ tự kỷ gặp khó khăn khi phát âm, không có ngôn ngữ và khó khăn về nhai nuốt. Ngày nay, khoa học phát triển, nhiều phương pháp can thiệp mới và máy móc thiết bị hiện đại ra đời nhằm hỗ trợ can thiệp những khó khăn mà trẻ tự kỷ đang gặp phải, giúp trẻ có cuộc sống tốt hơn. Gần 1 năm nay, Trung tâm Sao Mai đã đưa máy Vocastim vào sử dụng trong việc điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ, bại não... Bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận.

Trong nhiều năm qua, phương pháp điều trị điện đã được biết đến và được công nhận rộng rãi trong điều trị phục hồi chức năng và phục hồi hệ thống thần kinh. Các chương trình điều trị khác nhau cho chẩn đoán điện thời gian qua rất tốt, rất quan trọng trong phương pháp điều trị hiện đại. Chuẩn đoán điện được thực hiện đơn giản, để xác định định tính và định lượng của chức năng cơ và dây thần kinh. Tùy thuộc vào dòng và các thông số điều trị (tức là dạng xung- pulse shape, thời gian co cơ-pulse time, thời gian tạm dừng xung-pause time, tần số điều trị-frequency, cường độ của dòng điện kích thích intensity), có thể thu được nhiều hiệu quả điều trị khác nhau đạt được ở trong vùng điều trị như điều trị giảm đau, kích thích tuần hoàn và tăng cường dinh dưỡng, thư giãn cơ và là giải pháp chống co cứng cơ, kích thích cơ để xây dựng cơ và bảo vệ cơ (điều trị teo cơ, kích thích dây thần kinh để phục hồi chức năng vận động trong trường hợp liệt dây thần kinh ngoại vi và dây thần kinh trung ương, điện phân ion để vận chuyển Ion và các ion thuốc thấm qua da vào các mô.

Dòng sản phẩm c còn phù hợp với nhu cầu điều trị điện và chuẩn đoán điện liên quan đến liệt thanh quản đồng thời cũng tốt cho những chuẩn đoán khác liên quan đến vùng họng và vùng mặt. Các khái niệm chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu và những kiểm nghiệm thực tiễn trong thời gian dài do các giáo sư đầu ngành liên quan đến âm thanh như Prof. PAHN của Rostock, Đức những người nghiên cứu tác dụng mạnh của phương pháp NMEPS (kích thích điện dây thần kinh-cơneu-romuscular electrophonatory stimulation) và kích thích điện dây thần kinh-cơ để phát âm của NMEAS (neuro-muscular electroarticulatory stimulation), cũng như giáo sư Prof. PTOK của Hannover và Dr. RADÜ của Bochum, Đức.  

Hiện mỗi tháng, Trung tâm đang điều trị cho khoảng chục trẻ có khó khăn trong phát âm và nhai nuốt bằng máy Vocastim. Thời gian vừa qua, Trung tâm đang điều trị miễn phí cho trẻ, bắt đầu sang năm tới Trung tâm mới thu phí. Tuy mới đưa vào sử dụng, nhưng việc điều trị kích thích phát âm và tập nuốt bằng máy Vocastim đã cho kết quả tốt, được nhiều phụ huynh đánh giá cao. Thực tế điều trị cũng đã cho thấy nhiều trẻ điều trị bằng máy Vocastim đã cải thiện được khó khăn trong phát âm và nuốt, đặc biệt với trẻ hay bị rớt dãi thì sau thời gian được tập máy đã dừng hẳn.

 

Cô Nguyễn Thị Huyền can thiệp cho trẻ bằng máy Vocastim và phối hợp dạy phát triển các kỹ năng 

Mỗi ngày trẻ can thiệp bằng phương pháp kích thích phát âm và tập nuốt mỗi tiết là 30 phút, tùy vào mức độ nặng nhẹ của trẻ mà có thể can thiệp nhiều hay ít tiết trong tuần. Với trẻ học nhiều nhất là 21 tiết/ tuần như bé Phương Thảo, Minh Đức, Gia Hưng, Trần Nam, và trẻ can thiệp ít nhất là 10 tiết/ tuần như Thảo Nguyên, Minh Khôi, Đồng An…

Chẳng hạn như em Đ.M.Đ (sinh năm 2016), lúc trẻ chưa sử dụng trị liệu máy Vocastim được đánh giá nhóm cơ vùng cổ trước yếu: tần số trung bình 1, 8 MA. Vùng dây thần kinh chi phối vận động của thanh quản yếu: tần số trung bình 2MA.  Cấu âm của trẻ: các bộ phận cấu âm phối hợp chưa linh hoạt. môi, lưỡi, hàm cứng, có hơi nhưng còn yếu. Trẻ nói được câu 2-3 từ, còn ngọng, chủ yếu nói theo, trẻ chưa chủ động nói, hay nói linh tinh vô nghĩa. Trẻ nói được tên một số con vật, một số loại quả khi được hỏi và nhìn thấy hình ảnh hoặc mô hình.

Trước khó khăn về ngôn ngữ của trẻ, Trung tâm đã sử dụng máy Vocastim để giúp trẻ kích thích phát âm. Mỗi lần em tập máy - kích thích là 7 phút. Mục tiêu ứng dụng: kích thích tuần hoàn, thư giãn cơ. Máy dùng dòng điện: IG 30; Thông số điều chỉnh: 1 pha; Dạng xung: Tam giác; Thời gian xung: 30ms; Thời gian nghỉ: 50ms; Tần số: 3mA; Hình thức xung : Tự động

Đặc biệt ở Trung tâm Sao Mai, song song việc tập máy Vocatim trẻ còn được kỹ thuật viên phối hợp phát triển các kỹ năng như  nhận thức và ngôn ngữ, tùy theo khả năng của trẻ để có các  mục tiêu phù hợp với tuổi khôn. Bên cạnh đó, trẻ còn được giáo viên thực hiện các động tác mát- xa các cơ vùng dưới hàm, cổ….

Thời gian trẻ điều trị khoảng 20 phút. Mục tiêu ứng dụng: kích thích hệ tuần hoàn cơ, co giãn cơ có chọn lọc, kích thích các dây thần kinh ở thanh quản. Dòng điện: TR; Dạng Xung: Tam giác; Thời gian kích thích: 1s; Thời gian ngừng co cơ: 1s; Ngưỡng tăng xung: 0,5-2,5mA

Bên cạnh điều trị là phối hợp thực hành giáo dục cho trẻ. Như: trẻ nhận lượt cùng giáo viên và nói tên 10 con vật, trong trò chơi xếp hình, loto; trẻ nói theo giáo viên to, rõ tranh con vật bằng cụm 2 từ; trẻ chọn và ghép các cặp đôi giống nhau khi tham gia trò chơi ghép tranh các con vật. Trẻ ghép đúng 5-7 tranh và nói tên tranh đang ghép. Sau một thời gian trị liệu bằng máy Vocastim, bé Minh Đức đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.

Không chỉ có bé M.Đ  mà hầu hết trẻ can thiệp bằng máy Vocastim đều có những tiến bộ, máy Vocastim đã giúp hỗ trợ việc kích thích tạo ra âm thanh và lời nói của trẻ. Mong rằng, các phụ huynh có trẻ tự kỷ bị hạn chế về ngôn ngữ và khả năng nhai nuốt kém… luôn quan tâm, đồng hành với trẻ và tin tưởng về những công cụ hỗ trợ khoa học này trong việc trị liệu phục hồi chức năng giúp trẻ kích thích phát âm và tập nuốt.

Đài Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT