Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ

Phục hồi chức năng là một trong những phương pháp trị liệu cá nhân Trung tâm Sao Mai đang thực hiện để can thiệp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, bại não và tự kỷ. Đây là phương pháp can thiệp rất hiệu quả, giúp cải thiện các khiếm khuyết mà trẻ gặp phải.

Theo các giáo viên, kỹ thuật viên hầu hết những trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, bại não được can thiệp phục hồi chức năng tại Trung tâm từ 3 -6 tháng đã có được những tiến bộ rõ rệt về vận động, hành vi, giao tiếp và nhận thức. Tuy nhiên, những trẻ phát hiện muộn trên 3 tuổi thì thời gian điều trị lâu hơn.

Phục hồi chức năng là phương pháp can thiệp không thể thiếu đối với trẻ tự kỷ, chậm phát triển, đặc biệt là bại não. Phục hồi chức năng cho trẻ Khuyết tật trí tuệ bao gồm các biện pháp tập luyện, giáo dục nhằm giúp trẻ khuyết tật phục hồi tối đa các chức năng. Nó giúp kích thích sự phát triển về các kỹ năng vận động thô, vận động tinh của hai bàn tay, kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ, kích thích sự phát triển trí tuệ. Việc điều trị cho trẻ đòi hỏi phải kiên trì, trẻ điều trị được càng lâu thì khả năng phục hồi, hòa nhập với cộng đồng càng tốt.

Các biện pháp PHCN mà Trung tâm Sao Mai áp dụng đó là vận động trị liệu, xoa bóp bấm huyệt, thể dục PHCN, trị liệu nước và hoạt động trị liệu tâm vận động.

Vận động trị liệu là phương pháp áp dụng các kiến thức vận động, các mẫu vận động của cơ thể giúp phục hồi các chức năng di chuyển, sinh hoạt của trẻ, bao gồm các tầm hoạt động của khớp, làm mạnh cơ, điều hợp các động tác của cơ thể. rèn luyện các cơ hoặc khớp bị liệt, bị mất giảm hoặc yếu khả năng hoạt động, vận động. Xoa nắn bấm huyệt là cách dùng các thủ thuật xoa nắn tác động lên da, thông qua da dẫn truyền tới kích thích hệ thần kinh khiến cho trẻ dễ chịu, điều hòa cảm giác, xúc cảm, tăng cường lưu lượng máu lưu thông, giúp khả năng làm việc của cơ bắp được phục hồi, vững chắc cơ xương khớp và dây chằng. Việc thực hiện các thủ thuật xoa nắn bấm huyệt yêu cầu người kỹ thuật viên nắm chắc về kiến thức y học về kinh lạc và huyệt vị cũng như việc phối hợp sử dụng đôi bàn tay hợp lý trong các kỹ thuật xoa nắn nhằm đạt được mục tiêu trị liệu hiệu quả trên trẻ.

Các bài tập luyện thể dục PHCN là các bài tập thể dục có dụng cụ PHCN hỗ trợ giúp tăng cường phát triển thể chất cơ thề và khả năng linh hoạt của cơ thể trong mọi hoạt động phát triển thể chất và nhận thức. Việc kết hợp các hoạt động trị liệu nước, sử dụng đặc tính của nước, thông qua vận động dưới nước giúp trẻ điều hòa cảm giác, giảm co cứng, thư dãn cơ hoặc các hoạt động trị liệu tâm vận động giúp trẻ học tập thông qua các trò chơi vận động càng giúp trẻ đạt được nhiều tiến bộ tăng cường khả năng hòa nhập cộng đồng sớm cho trẻ.

Các phương pháp này thường được Trung tâm áp dụng điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ chậm vận động; trẻ chậm phát triển trí tuệ - bại não; trẻ chậm phát triển trí tuệ - bại não có kèm bệnh lý động kinh; trẻ chậm phát triển trí tuệ- Down (do trương lực cơ kém và các khớp lỏng lẻo trong di chuyển làm trẻ chậm biết đi); trẻ chậm phát triển trí tuệ - tự kỷ (Trẻ hạn chế sử dụng và phối hợp các vận động tay chân, phối hợp vận động tay - mắt trong các hoạt động: lười vận động, chậm chạp, cầm nắm và mang đồ vật kém…).

Tại Trung tâm Sao Mai các trẻ được can thiệp PHCN cá nhân bằng các biện pháp tập luyện, giáo dục nhằm giúp trẻ có khả năng tự vận động đi lại, tự chăm sóc vệ sinh cá nhân,phát triển ngôn ngữ - giao tiếp, có hành vi ứng xử phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trẻ học các kỹ năng thiết yếu. Bên cạnh mục đích giúp phục hồi tối đa chức năng các bộ phận khác trên cơ thể( tay- chân- mắt…) tăng cường khả năng còn lại, hạn chế hậu quả tàn tật và ngăn ngừa các thương tật thứ cấp như teo cơ, loét tỳ đè, co rút, co cứng, loãng xương…Ngoài ra, còn giúp nâng cao sức khỏe thể chất, cải thiện biến đổi hành vi tâm lý, tạo điều kiện trẻ được vui chơi học tập, nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập cộng đồng.

Hiện Trung tâm có 3 kỹ thuật viên có chuyên môn về y khoa, kỹ năng thực hành tốt và được đào tạo thực hành về giáo dục đặc biệt đảm nhiệm việc trị liệu PHCN cho trẻ. Thời lượng can thiệp mỗi tiết trị liệu PHCN cá nhân là 30 phút, một kỹ thuật viên một trò tại phòng trị liệu riêng biệt với đầy đủ dụng cụ trang thiết bị hỗ trợ. Và để đảm bảo chất lượng trị liệu cũng như phù hợp với thể trạng của trẻ thì mỗi kỹ thuật chỉ trị liệu cho 7-8 cháu tương đương với khoảng 7-8 tiết/ ngày.

Trong đó, mỗi tiết PHCN thường có 3 hoạt động chính gồm: khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Với hoạt động khởi động các kỹ thuật viên thực hiện các thủ thuật xoa nắn bầm huyệt theo huyệt vị hoặc kinh lạc. Tùy theo khiếm khuyết trẻ mắc phải mà người kỹ thuật viên lựa chọn các thủ thuật xoa nắn, bấm huyệt theo mục đích an thần thư giãn cơ hay kích thích làm mạnh cơ bắp và tập vận động các khớp. Trọng động là các hoạt động trung tâm, hoạt động được ưu tiên tập luyện mà người giáo viên đặt mục tiêu cần đạt trên mỗi trẻ. Nó có thể là cắt xé dán, chơi đất nặn… Nhưng có lúc lại là các bài tập về mẫu vận động cơ thể trong di chuyển đi lại, các bài tập chỉnh thể tạo tư thế đúng khi di chuyển , các bài tập tạo thuận vận động, bài tập thăng bằng…vv…Kết thúc là các hoạt động hồi tĩnh, đây là phần hoạt động mang tính chất nhẹ nhàng thư thái cho trẻ, thường là các hoạt động kết hợp trò chơi vận động như sử dụng các trò chơi kéo ròng rọc luân phiên để mạnh cơ khớp bàn ngón tay và tăng cơ bắp cánh tay, hay trẻ chơi trò chơi ném bóng trúng đích, đá bóng vào gôn vv… Nhằm đảm bảo việc dạy trẻ theo cấu trúc rõ ràng, giúp trẻ dễ đoán biết trước các hoạt động cần thực hiện . Trong quá trình can thiệp PHCN cho trẻ các giáo viên đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp giáo dục đặc biệt để dạy trẻ, trong đó việc sử dụng tranh ảnh hỗ trợ là một trong hàng loạt phương pháp giáo dục đặc biệt được áp dụng ngay từ khi trẻ bắt đầu mỗi hoạt động. Mỗi hoạt động được tái hiện ngắn gọn bằng các thẻ tranh riêng biệt mà qua đó trẻ sẽ biết các hoạt động trẻ cần làm, các yêu cầu của giáo viên, sự khen thưởng động viên khi trẻ hoàn thành bài học. Các hình ảnh đều do các giáo viên đúc kết qua kinh nghiệm và hoạt động giảng dạy trẻ tạo nên, vì vậy rất dễ hiểu, xúc tích và đạt hiệu quả cao khi sử dụng.

Trung tâm có 1 phòng PHCN và 1 phòng tâm vận động. Phòng dành cho các hoạt động PHCN cá nhân được sử dụng riêng biệt với đầy đủ các trang thiết bị PHCN: ghế tập mạnh cơ đùi, khung tập đi song song phối hợp, giường tập đa năng, dụng cụ tập mạnh bàn ngón tay, xe đạp cái tiến có lực kháng, xe đạp tập tay- chân phối hợp, khung tập đứng, khung tập đi…vv, 1 phòng tâm vận động dành riêng cho các hoạt động như bạt nhún cân bằng, cầu trượt, cầu đi thăng bằng, và các thiết bị, dụng cụ khác dùng cho các hoạt động bò, trườn, chui qua cổng, hay leo trèo để cân bằng hai bán cầu não của trẻ, phát triển cơ…Cả hai phòng đều được ban giám đốc quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại, lát sàn gỗ, sàn xốp dày đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho trẻ trong khi tập luyện và vui chơi.

Cô Hà, một kỹ thuật viên lâu năm cho biết: Có nhiều bạn khi đến với Trung tâm trong tình trạng đi, ngồi chưa vững, người dẻo như lạt, chưa cả nhận thức nhưng sau một thời gian tích cực PHCN đã có nhiều tiễn bộ rõ rệt. Mỗi bạn sẽ áp dụng một phác đồ điều trị khác nhau tùy vào thể trạng, mức độ tật bệnh của trẻ. Có bạn tập luyện theo nguyên tắc vận động và mốc phát triện vận động lứa tuổi nhưng có bạn lại được hướng dẫn tập luyện để tìm hiểu về cơ thể, sơ đồ cơ thể thông qua các bài tập thể dục PHCN…, có bạn được xoa nắn bấm huyệt theo hướng kích thích mạnh về vận động và sức mạnh cơ bắp nhưng có bạn lại xoa bóp, bấm huyệt nhằm thư giãn và điều hòa cảm giác cho trẻ. Như bạn Trần Nghĩa N, 5 tuổi bị bại não và tự kỷ. Lúc mới vào Trung tâm đi lại chưa vững, cơ thể thì èo uột, gọi không phản ứng, ăn uống kém hay nôn trớ nhưng sau 7 tháng đi học ở Trung tâm Sao Mai và trị liệu PHCN cá nhân nay đã đi lại tốt, thậm chí còn bê được cả ghế để xếp chồng lên nhau, gọi phản ứng tốt, biết thể hiện nhu cầu, tình cảm, nhận biết tranh ảnh, vị trí đồ vật...,Hay như bạn Phan Vũ Việt Hưng (6 tuổi)  bị bệnh dowm, bé vào học ở Trung tâm Sao Mai đã 3 năm. Lúc mới vào bé chưa biết ngồi, sau một thời gian kiên trì tập luyện, PHCN nay bé đã có thể đi lại và còn đi cầu thang rất tốt. Từ gọi không có phản ứng nay Việt H đã có phản ứng và nhận biết được nhiều thứ. Em nhận biết được các màu sắc, biết tô màu, nhớ tên các bạn trong lớp, nói được tên bố mẹ, bà, cô và một số từ đơn, đếm được số nhỏ, đi vệ sinh biết bảo, biết đi dép, đội mũ, đeo khẩu trang, ăn uống tốt và tự xúc cơm ăn, … Thấy con mình tiến bộ nhiều, bố mẹ các bạn rất vui và không ngờ đã có một phép màu nhiệm đến với con mình. Bố mẹ bạn N, bạn H và nhiều phụ huynh khác có con tiến bộ đã rất cảm động và khen ngợi sự tận tâm, chữa trị đúng phác đồ của kỹ thuật viên, giáo viên, cán bộ Trung tâm.

Để các con có được những tiến bộ ấy là một quá trình bền bỉ, kiên trì, tận tâm, hết lòng với trẻ của các giáo viên, kỹ thuật viên nơi đây. Nếu ai từng chứng kiến những tiết trị liệu cá nhân PHCN mới thấy hết sự vất vả, nhiệt tình và trách nhiệm của các kỹ thuật viên trong mỗi tiết học. Họ coi trẻ như con của mình, nhẹ nhàng xoa bóp, bấm huyệt, âu yếm, vỗ về… Tất cả vì tình yêu con trẻ, vì sự tiến bộ của trẻ.

Hoạt động khởi động: Xoa bóp, bấm huyệt để vận động các khớp

Hoạt động trọng động: trẻ tập tô để luyện cho thao tác tay linh hoạt

Hoạt động trọng đông: Trẻ kéo ròng rọc giúp tăng cơ lực của tay

                                                                   Đài Thanh

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT