Bố/ mẹ không là người siêu giúp đỡ trẻ - Bố/ mẹ đón trước nhu cầu
của con và làm mọi việc cho con sẽ làm mất cơ hội tương tác và nhu
cầu bật âm – sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
Tự kỷ, hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi.Không phân biệt chủng tộc, đẳng cấp.. Trẻ/Người mắc chứng tự kỷ thường chậm phát triển ngôn ngữ( chậm nói) gặp khó khăn trong giao tiếp& tương tác với những người khác. Do vậy, sự phát triển về tâm lý và các kỹ năng đều hạn chế.
Ngày 30/8/2016, Trung tâm Sao Mai cùng gia đình vui mừng tổ chức lễ ra trường để học hòa nhập cho bé Hải Chương (quê Quảng ninh), sau 6 tháng can thiệp ở Trung tâm thành công. Bé vào Trung tâm Sao Mai lúc 3,5 tuổi, bé được chẩn đoán là rối loạn phát triển lan tỏa phổ tự kỷ.
Quy định cụ thể về các quyền và bổn phận của trẻ em; sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em; các biện pháp bảo vệ trẻ em ba cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp); chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em; các hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm… là những điểm mới trong Luật Trẻ em vừa được kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 5/4/2016.
Nhân tháng hành động vì trẻ em năm 2016, chào đón năm học mới 2016-2017, kỷ niệm 23 năm thành lập, Hội CTTETTVN kết hợp với công ty truyền thông VNT và Đài truyền Phát thanh- truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “thắp sáng niềm tin cho em 2016”
Theo các nhà trị liệu âm nhạc thì âm nhạc chính là một bài tập rất tốt cho việc học nói. Âm nhạc không chỉ để giải trí mà còn là phương pháp để trị liệu, đặc biệt là với trẻ tự kỷ.Trị liệu âm nhạc không công khai là sẽ chữa được bệnh tật hay khiếm khuyết nào. Tuy nhiên, nó có thể cung cấp cho người học nhiều cách hiệu quả hơn để giao tiếp và đối phó với những khó khăn của họ, phục hồi những kỹ năng và duy trì cũng như phát triển những khả năng. ...
Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc chơi, vì trẻ có khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi rập khuôn và thường chóng quên, hay phá phách. Chơi là một phương tiện trung gian nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề, sắp xếp thứ tự và bắt chước. Chơi cũng hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, kỹ năng vận động, tương tác xã hội và hiểu biết.
Trung tâm Sao Mai đã tham gia dự án của Ủy ban hợp tác y tế Hà Lan – Việt nam thực hiện ở 4 tỉnh: Đắc Lắc, Phú Yên, Quảng Trị & Cao Bằng, từ 2006 đến 2009. Mục tiêu của dự án là nâng cao hiểu biết cho cán bộ y tế, giáo viên về phát hiện sớm & can thiệp sớm các khuyết tật trí tuệ và tự kỷ.
Hơn 20 năm nay, Trung tâm Sao Mai được nhiều người biết đến là một cơ sở chăm sóc, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ có chất lượng, hiệu quả. Không chỉ có các cháu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận tìm đến Trung tâm để được can thiệp mà còn có những cháu ở các tỉnh xa xôi trên cả nước. Mỗi năm học mới, Trung tâm lại tiếp tục triển khai mục tiêu đề ra và thực hiện các phương pháp dạy và học mới, phong phú hơn những năm trước, giúp công ...
Với sự hợp tác tích cực từ phía gia đình, cháu Đinh Hữu Văn, sinh năm 2003 tại Mê Linh, Vĩnh Phúc (Bố là Đinh Quang Việt; Mẹ là Nguyễn Thị Tuấn Anh) được chẩn đoán là chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ, nguy cơ Tự kỉ) đã phát hiện sớm – can thiệp sớm thành công tại Trung tâm Sao Mai.