Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Trao yêu thương nhân ngày 2/4 " Thế giới nhận thức về tự kỷ"

Thuật ngữ “tự kỷ” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1911. Nhà tâm thần học Eugen Bleuer (Thụy Sĩ) đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả một nhóm các triệu chứng nhất định được coi là các triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt.

Năm 1943, tại Mỹ, bác sĩ tâm thần trẻ em Leo Kanner mô tả tự kỷ là một chứng rối loạn xã hội và cảm xúc trong bài báo “Rối loạn tự kỷ về mặt cảm xúc”, tách biệt người mắc chứng tự kỷ ra khỏi nhóm bệnh nhân thần kinh. Ông nhận thấy tính cách lạnh lùng ở những người mẹ có con tự kỷ.

Năm 1944, bác sỹ người Áo Hans Asperger đã xuất bản “Bài báo về Tâm thần học tự kỷ” mô tả tự kỷ là một rối loạn ở trẻ em có trí thông minh bình thường nhưng gặp khó khăn đối với các kỹ năng xã hội và giao tiếp. Những bài báo này đóng góp một phần quan trọng vào những công trình nghiên cứu trong năm 1980 nhằm phân biệt tự kỷ với bệnh tâm thần phân liệt.

Khoảng năm 1950, thuyết “Bà mẹ tủ lạnh” do nhà tâm lý học trẻ em Bruno Bettelheim (người Mỹ gốc Áo) truyền bá, đã kết tội cha mẹ lạnh lùng là nguyên nhân làm trẻ em bị tự kỷ.

Năm 1964, Bernard Rimland, một nhà khoa học Mỹ có con tự kỷ, đã viết nhiều công trình khoa học khẳng định tự kỷ là một rối loạn sinh học, không phải là một chứng bệnh về cảm xúc. Thuyết “Bà mẹ tủ lạnh” sụp đổ dần trên thế giới.

Vào năm 2007 trong kì họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, nhằm kêu gọi cộng đồng cũng như nâng cao hiểu biết mọi người về hội chứng rối loạn phổ tự kỉ, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết A/RES/62/139 đã lấy ngày 2/4 hàng năm ( bắt đầu từ năm 2008) là ngày Thế giới nhận thức về tự kỉ ( World Autism Awareness Day - WAAD).

Năm 2013, khái niệm “phổ tự kỷ” được Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ đưa vào ấn bản thứ năm của cuốn “Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Chứng Rối loạn Tâm thần” sau khi kết hợp tất cả các phạm trù nhỏ và các tình trạng có liên quan đến tự kỷ thành một phạm trù thống nhất, bao gồm các đặc điểm khác nhau, mức độ nghiêm trọng và biểu hiện của các triệu chứng.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, trên thế giới cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ đưa ra vào đầu năm 2020, tỷ lệ người tự kỷ của năm 2020 tăng lên khá nhiều so với số liệu thống kê của năm 2016, cụ thể, 1,85% so với 1,12% . Ở Việt Nam chưa có một thống kê cụ thể rõ ràng về số lượng người mắc hội chứng tự kỉ. Hàng năm cứ vào ngày này lại là một lần ghi nhớ thêm nhắc nhở chúng ta cùng nhau chung tay giúp đỡ những người mắc hội chứng tự kỉ và gia đình họ để hạn chế kì thị và  giúp họ hòa nhập cộng đồng. Trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương.

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT