Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Những phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ ở Sao Mai

Trẻ mắc hội chứng tự kỷ không đáng sợ như mặc định trong suy nghĩ của nhiều người, bởi nếu biết cách can thiệp đúng lúc - đúng cách - đúng chỗ sẽ đem lại sự thành công cho trẻ. Thực tế ở Trung tâm Sao Mai cho thấy, nhiều trẻ mắc hội chứng tự kỷ vẫn có thể phát triển và hòa nhập như trẻ bình thường sau khi được được can thiệp sớm bằng các phương pháp phù hợp.

Khi trẻ đến Trung tâm Sao Mai thăm khám - chẩn đoán, các bác sĩ chuyên khoa, chuyên viên tâm lý ,nhà trị liệu sẽ tư vấn, cho các bậc phụ huynh và lựa chọn phương pháp can thiệp, trị liệu phù hợp để trẻ có được kết quả tốt nhất có thể. Hiện Trung tâm Sao Mai sử dụng những phương pháp can thiệp phổ biến, tiên tiến để trị liệu cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ, đó là:

Phương pháp can thiệp Denver 

Denver (ESDM) là một mô hình can thiệp cho trẻ tự kỷ rất hiệu quả tại Sao Mai, hướng đến đa môi trường.

ESDM được cung cấp cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ bắt đầu ở tuổi 1-3 và tiếp tục trị liệu cho đến 4-5 tuổi. Giáo trình ESDM có các mục tiêu trị liệu và sự sắp xếp các kỹ năng can thiệp, được thể hiện qua bảng kiểm chương trình giảng dạy và mô tả công cụ. Bảng kiểm được tổ chức thành 4 cấp độ kỹ năng, tương ứng với các giai đoạn phát triển lứa tuổi. Trẻ đạt các mục tiêu đề ra ở từng cấp độ trong quá trình can thiệp thì sẽ chuyển sang mức độ cao hơn, theo tuổi khôn và các kỹ năng đạt được theo mục tiêu kế hoạch cá nhân. Khi trẻ đạt đến cấp độ 4 thì trẻ phát triển gần như bình thường và có thể ra học hòa nhập ở mẫu giáo, tiểu học.

Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là một trong những phương pháp phổ biến và hữu hiệu nhất để dạy những trẻ tự kỷ. Những kỹ năng đặc biệt được dạy bằng cách chia chúng ra thành những bước nhỏ, dạy một bước trong một thời điểm và củng cố bước trước đó. Nhiều năm qua, ABA được sử dụng để dạy các cá nhân với những khả năng khác nhau, và có thể được sử dụng trong tất cả lĩnh vực kỹ năng: Tự chăm sóc, lời nói và ngôn ngữ, kỹ năng cư xử xã hội; 

Phương pháp TEACCH (Trị liệu và Giáo dục cho trẻ Tự kỷ và trẻ có khó khăn về giao tiếp), nó là một cách tiếp cận theo suốt cuộc đời của trẻ tự kỷ,  mục tiêu của nó là trang bị cho trẻ một cuộc sống hữu ích trong cộng đồng. Cách tiếp cận này bắt đầu cung cấp các thông tin thị giác, cấu trúc và sự dự đoán vì người ta nhận ra là kênh học tập thuận lợi nhất là thông qua thị giác; 

Hệ thống giao tiếp bằng cách trao đổi tranh PECS (Pictures Exchange Communication System), là một công cụ tốt giúp trẻ giao tiếp không lời (không cần nói từ). PECS cho phép trẻ lựa chọn và giao tiếp nhu cầu. Khi trẻ có thể giao tiếp và thể hiện như cầu của chúng, thông thường các hành vi có thể giảm nhẹ và trẻ trở nên vui vẻ hơn.PECS có thể được dùng trong nhiều cách khác nhau để giao tiếp. Điển hình PECS là các bức tranh về đồ vật (thức ăn, đồ chơi, ...). Khi trẻ muốn một trong những thứ đó, trẻ đưa tranh cho đối tượng giao tiếp như bố mẹ, nhà trị liệu, người trông nom hoặc đứa trẻ khác. Đối tượng giao tiếp sau đó sẽ đưa cho trẻ đồ chơi hoặc thức ăn để củng cố giao tiếp. Cuối cùng, các bức tranh có thể được thay thế bằng các từ và câu ngắn;

Hoạt động trị liệu OT (Occupational Therapy)OT đưa ra những hỗ trợ cho trẻ tự kỷ mà có các khó khăn trong giác quan, vận động, cơ lực và các kỹ năng thăng bằng. Nhà trị liệu và giáo viên thường sử dụng mát-xa, bạt lò xo, ván trượt, bóng cao su to, bể bơi... tất cả những thứ này được dùng để trẻ trở nên nhận thức hơn về cơ thể mình và có khả năng sử dụng cơ thể trong các cách khác nhau; 

Trị liệu giác quan: Các giác quan của chúng ta đưa cho chúng ta thông tin mà ta cần để nhận thức thế giới. Các giác quan lấy thông tin từ các hiện tượng cả ngoài và trong cơ thể chúng ta. 5 giác quan: nghe, nhìn, nếm, ngửi, sờ, phản ứng đối với các hiện tượng đến từ bên ngoài cơ thể. Trị liệu hoà hợp giác quan là một công cụ có giá trị để dạy trẻ tự kỷ làm thế nào để tương tác với môi trường xung quanh. Môi trường giác quan là để giúp cung cấp cho cá nhân những cơ hội để minh hoạ, phát triển hoặc cân bằng hệ thống giác quan của họ.

Tri liệu giác quan có thể có nhiều hình dạng, ví dụ như có thể tối hoặc sáng, có nhạc nhẹ hoặc không, nhưng cái chính là để tập trung vào chức năng của phòng là để chữa trị, giáo dục và thư giãn, tất cả nằm trong mối liên quan đến sự phát triển. Các thiết bị được dùng trong phòng thay đổi tuỳ theo loại, chức năng và nhu cầu của cá nhân sử dụng nó. Ví dụ như các thiết bị âm nhạc nhẹ nhàng, sợi quang học, bóng, gương, ống cao su, đệm nước, ánh sáng dịu dàng, ...; 

Trị liệu lời nói và ngôn ngữ: Lời nói là một bộ phận lớn của ngôn ngữ mà con người sử dụng hàng ngày. Tuy ngôn ngữ chiếm nhiều hơn những ngôn ngữ không phải chỉ có lời nói. Nó còn bao gồm các bộ phận cấu thành của giao tiếp như ngôn ngữ cơ thể, tiếp xúc mắt ... Trị liệu lời nói rất quan trọng trong phát triển chức năng cho trẻ và nó nên được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của tất cả những trẻ có khó khăn về lời nói và ngôn ngữ. Các lĩnh vực cần tập trung vào như: kỹ năng nghe và chú ý, kỹ năng chơi, kỹ năng xã hội, hiểu xã hội, hiểu ngôn ngữ, diễn đạt ngôn ngữ; 

Trị liệu nước: Đây là một hoạt động trị liệu có ý nghĩa hỗ trợ rất tích cực cho sự phát triển của trẻ tự kỷ. Trị liệu nước giúp trẻ tự kỷ giảm căng thẳng, giảm bớt những hành vi không mong muốn, tăng khả năng tương tác và giao tiếp. Nước có tác động tích cực đến giác quan của trẻ tự kỷ, tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ. 

Âm nhạc trị liệu: Mục đích của sự tương tác âm nhạc là gắn kết đứa trẻ vào quá trình tương tác, xây dựng sự mong muốn giao tiếp hơn là trở thành một phản ứng mang tính cơ học đối với sự mong đợi của người lớn. Cách tiếp cận này dựa trên sự tương tác giữa người chăm sóc và trẻ, theo cách mà cha mẹ chơi một cách tự nhiên với trẻ nhỏ. Người ta nhấn mạnh tới việc giúp trẻ phát triển dự định giao tiếp. Điều đó tập trung vào những gì trẻ có thể làm và phụ thuộc vào điều này. Cách này cũng cùng quan điểm với việc trị liệu chơi không định hướng, trong đó có thêm một nhân tố là âm nhạc nhằm giúp tăng cường giao tiếp và vai trò của trẻ trong suốt quá trình.

Computer – Games: Cho trẻ làm quen với máy tính để phát hiện ra khả năng tiềm tàng của trẻ. Ngoài ra, một số trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ sẽ tăng khả năng giao tiếp thông qua sử dụng máy tính với hệ thống tranh biểu tượng.

Ngoài ra, còn có trò chơi không định hướng.  giống như tương tác và chơi  nhưng không ép buộc, không có cấu trúc và thể hiện sự vui vẻ; Hay các câu chuyện xã hội nhằm thể hiện các nhiệm vụ hoặc tình huống xã hội được viết ra hoặc dùng bằng tranh ảnh để giúp trẻ hiểu tốt hơn mọi thứ được làm như thể nào, cái gì cần phải làm và dạy trẻ phản ứng phù hợp trong một số tình huống nhất định.

Đài Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT