Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Mô hình tiền giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ tại Trung tâm Sao Mai

CNTL. Lương Thị Hoa

 Trung tâm Sao Mai

          Theo số liệu thống kê của tổng điều tra dân số năm 2009, nước ta có khoảng xấp xỉ 1.4 triệu trẻ khuyết tật, trong đó trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 28.36%. Dự báo mỗi năm số lượng này luôn có chiều hướng gia tăng và mức độ ngày càng nặng hơn.

          Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thường, trong cùng một môi trường nơi trẻ đang sinh sống. Trong nhiều năm gần đây, giáo dục hòa nhập đã được đề cập đến, triển khai và thực hiện trên toàn quốc, các trường mầm non, cấp tiểu học đều tiếp nhận trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng vào học hòa nhập. Tuy vậy, thực tiễn cho thấy, số lượng trẻ nhập học và theo học tại các trường có tăng dần lên nhưng chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ KTTT, RLPTK còn nhiều hạn chế, số lượng học sinh KTTT, RLPTK dừng theo học ngày càng cao, đặc biệt là cấp học sau tiểu học. Đồng thời về phía nhà trường, phía giáo viên phụ trách lớp gặp nhiều khó khăn với các trẻ này trong lớp của mình, bởi do công tác quản lý, vận hành, điều chỉnh để phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng trẻ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá kết quả giáo dục với đối tượng trẻ KTTT, RLPTK còn nhiều hạn chế, nhất là phải đặt trong bối cảnh đạt mục tiêu giáo dục chung cho toàn bộ trẻ trong lớp/trường.

          Để giúp trẻ KTTT, RLPTK có đủ khả năng tham gia vui chơi và học tập được trong lớp hòa nhập theo lứa tuổi của mình một cách độc lập (hạn chế tối đa giáo viên hỗ trợ đi kèm), ngay từ những ngày đầu thành lập Trung tâm Sao Mai đã hình thành mô hình TGDHN dành cho các trẻ KTTT, RLPTK.

  1. 1.     Mô hình tiền giáo dục hòa nhập của Trung tâm Sao Mai

1.1 Cơ cấu giáo viên các lớp:

Mỗi lớp TGDHN có từ 2 giáo viên can thiệp nhóm và 2 giáo viên can thiệp cá nhân cho trẻ. Các giáo viên được tuyển chọn có đủ phẩm chất, năng lực nghề nghiệp, được thể hiện rõ ở 3 yếu tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ đều đạt loại xuất sắc – loại cao nhất trong khung 5 bậc: trung bình, đạt, khá, giỏi, suất sắc

Bảng 1. Cơ cấu giáo viên trong các lớp học TGDHN

Cơ cấu giáo viên  dạy nhóm

Cơ cấu giáo viên  dạy cá nhân

Lớp

Sĩ số

học sinh

4

2

Chim Non

12

2

2

Chích Bông

11

2

2

Hoa Sữa

10

2

2

Gà Con

10

2

2

Họa Mi

11

2

2

Trà Mi

10

2

2

Hoa Cúc

12

Thông thường cơ cấu giáo viên các lớp có 2 giáo viên phụ trách nhóm và 2 giáo viên phụ trách cá nhân trên tổng số 10 - 12 học sinh, trung bình 1 giáo viên phụ trách từ 2.5 - 3.3 học sinh. Riêng với lớp Chim Non có 2 giáo viên phụ trách cá nhân và 4 giáo viên phụ trách lớp do trẻ có tuổi đời nhỏ từ 18 tháng đến 24 tháng, trung bình 1 giáo viên phụ trách 1.6-2 học sinh. Tỉ lệ đó giúp cho chất lượng can thiệp đạt hiệu quả rất cao

Bảng 2. Danh mục kiến thức

Stt

Hiểu biết

1

Hiểu biết về dạng tật và các khuyết khiểm đặc trưng của trẻ KTTT, RLPTK

2

Hiểu biết về thang phát triển điển hình của trẻ

3

Hiểu biết về chăm sóc trẻ KTTT, RLPTK

4

Hiểu biết về thang phát triển vui chơi và nắm vững lý thuyết học là chơi

Nắm vững lý thuyết các phương pháp giáo dục mầm non và giáo dục đặc biệt

Hiểu biết vềkỹ năng chủ chốtcần thúc đẩy ở trẻ

Nắm vững tâm lý trẻ

Nắm vững lý thuyết làm thế nào để phát triển một hệ thống giao tiếp cá nhân,  làm thế nào để thực hiện một hệ thống giao tiếp cá nhân và lên một kế hoạch giao tiếp.

9

Nắm vững lý thuyết quản lý hành vi

10.  

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục hòa nhập

Bảng 3. Danh mục kỹ năng

Stt

Kỹ năng

Kỹ năng đánh giá trẻ chính thức và không chính thức

Kỹ năng làm việc với các lực lượng liên quan đến trẻ

3

Kỹ năng xây dựng tốt kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ

4

Kỹ năng xác định được hệ thống cây mục tiêu, đi từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết cụ thể và thực hiện các mục tiêu cụ thể để hướng đến đạt được mục tiêu chung

Giáo viên có kỹ năng lựa chọn và áp dụng hình thức tổ chứchoạt động can thiệp đảm bảo tính mục đích, tính khoa học, tính thực tiễn, tính linh hoạt, phong phú và phù hợp với trẻ

6

Giáo viên có kỹ năng phát triển và thực hiện hệ thống giao tiếp cá nhân

Giáo viên có kỹ năng xây dựng giờ trị liệu vui vẻ mà vẫn đạt được mục tiêu.

Giáo viên có kỹ năng đưa ra phản hồi cho đồng nghiệp và phụ huynh và chia sẻ kiến thức và các kĩ năng với các đồng nghiệp khác

Giáo viên có kỹ năng tiếp cận trẻ để quản lí hành vi thách thức của trẻ đó

10.  

Giáo viên cần có kỹ năng đánh giá kết quả giáo dục để từ đó rút ra kinh nghiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn

Bảng 4. Danh mục thái độ

Stt

Thái độ của giáo viên

 1

Giáo viên thể hiện thái độ kiên trì khi làm việc với trẻ, phụ huynh

Giáo viên tôn trọng trẻ

Giáo viên có tình cảm yêu thương trẻ

4

Giáo viên nhận ra khả năng của trẻ

Giáo viên theo sát sự phát triển của trẻ

6

Giáo viên có thái độ thân thiện và hành vi tích cực

7

Giáo viên hiểu rõ trách nhiệm của mình trong các hoạt động chăm sóc, can thiệp hoặc hỗ trợ trẻ KTTT, RLPTK

Giáo viên ký và thực hiện nghiêm túc cam kết quyền trẻ em

Giáo viên tiếp tục phát triển các kĩ năng cho đồng nghiệp bằng cách đưa ra phản hồi tích cực.

10.  

Giáo viên tiếp tục phát triển các kĩ năng bằng cách đưa ra những nhận xét về việc trị liệu của chính mình hoặc hỏi đồng nghiệp khi có vấn đề khó khăn trong việc trị liệu.

1.2 Đối tượng trẻ

Trẻ KTTT, RLPTK từ độ tuổi 18 tháng đến 7 tuổi, được khám sàng lọc và chẩn đoán đầu vào tại phòng khám của trung tâm Sao Mai. Học sinh được sắp xếp lớp theo 3 tiêu chí: loại tật, tuổi thực và tuổi khôn

Để đảm bảo chất lượng can thiệp trong không gian lớp không quá rộng, nên sĩ số học sinh duy trì từ 10 - 12 trẻ/lớp

Bảng 5. Đối tượng trẻ

Stt

Lớp

Sĩ số

Tuổi thực (tháng)

Tuổi khôn (tháng)

DQ

Chim Non

12

18 – 24

6 - 12

30% - 50%

Chích Bông

11

25 – 36

13 – 24

52%- 66%

Hoa Sữa

10

37 – 48

25 – 35

67% - 72%

Gà Con

10

49 – 60

30  – 45

61% - 75%

Họa Mi

11

61– 72

38 – 58

62% - 80%

Trà Mi

10

43– 60

32 – 48

74% - 80%

Hoa Cúc

12

25 – 42

15– 30

60% – 71%

          Theo chương trình can thiệp, Sao Mai cơ cấu học sinh theo 2 phân nhóm: 1/ Chim Non, Chích Bông. Hoa Sữa, Gà Con, Họa Mi – chương trình can thiệp sớm Sao Mai, 2/ Hoa Cúc, Trà Mi – Implementing the Group Based Early Start

          Theo chỉ số phát triển, Sao Mai cơ cấu học sinh theo 2 phân nhóm: 1/ Chim Non, Chích Bông. Gà Con, Họa Mi và 2/ Chim Non, Hoa Cúc, Trà Mi

           Học sinh tại các lớp TGDHN, 3- 6 tháng được đánh giá định kỳ chỉ số phát triển để sắp xếp lớp phù hợp với sự phát triển của trẻ, giúp quá trình dạy và học được diễn ra dễ dàng và đạt kết quả cao nhất

1.3 Nội dung chương trình can thiệp

Hoạt động can thiệp sớm và giáo dục tiền hòa nhập cho trẻ KTTT, RLPTK rất đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho phát triển từng kỹ năng. Đặc biệt sự tiến bộ của trẻ có thể diễn ra lúc nhanh lúc chậm, có lúc chững lại hoặc cá biệt còn có sự thoái lùi. Chính vì thế phải căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng chương trình nội dung can thiệp và chuẩn đánh giá cho phù hợp

Nội dung CTCT của lớp TGDHN là cơ sở để CBQL, GV xây dựng chương trình giáo dục cá nhân cho từng trẻ và tổ chức các hoạt động can thiệp giáo dục theo hình thức cá nhân hoặc nhóm nhỏ/nhóm vừa/ nhóm lớn giúp trẻ có khả năng hòa nhập cộng đồng trong thời gian tối thiểu nhất.

CTCT được chia làm 2 phần, phần đầu tiên là các kỹ năng cơ bản chuẩn bị cho trẻ ra học hòa nhập, đặc biệt nhấn mạnh các kỹ năng giúp trẻ “tự học” bao gồm các mục cần thiết giúp trẻ học hỏi từ các trải nghiệm hàng ngày như khả năng hợp tác của trẻ khi tham gia học tập, kỹ năng nhận thức, quan sát bắt chước, tương tác xã hội, giao tiếp tiếp nhận và giao tiếp diễn đạt, chơi đúng cách phù hợp với tuổi, tham gia vào học nhóm, tuân theo nề nếp lớp và khả năng tổng hợp khái quát những kỹ năng đã nắm được, Nội dung các kỹ năng đã được cân nhắc trên cơ sở xem xét các kỹ năng các trẻ bình thường cùng lứa tuổi mầm non thể hiện. Bên cạnh đó cũng có một số mục để phát triển các kỹ năng tự lập, vận động thô và vận động tinh.

Bảng 6. Các kỹ năng cơ bản

Stt

Kỹ năng

Stt

Kỹ năng

1

Kỹ năng lằng nghe - Chú ý

2

Kỹ năng chơi

Kỹ năng bắt chước - Nhận lượt

4

Kỹ năng tự lập

5

Kỹ năng nhận thức

6

Kỹ năng vận động thô

7

Kỹ năng giao tiếp tiếp nhận

Kỹ năng vận động tinh

9

Kỹ năng giao tiếp diễn đạt

10 

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Bảng 7. Tỷ lệ chương trình chuyên biệt và chương trình hòa nhập trong can thiệp các kỹ năng cơ bản

Stt

Lớp

Tỷ lệ chương trình can thiệp

Chương trình

Sao Mai

Chương trình

vụ mầm non

Chim Non

100%

0%

Chích Bông

100%

0%

Hoa Sữa

70%

30%

Gà Con

55%

45%

Họa Mi

20%

80%

6

Trà Mi

30%

70%

Hoa Cúc

50%

50%

Phần thứ 2 là các kỹ năng tiền học đường như đọc, toán, viết, ghép vần sẽ được dạy sau khi trẻ đã có các kỹ năng cơ bản đề ra học hòa nhập. Trừ khi trẻ thực sự thích thú quan tâm đến các nội dung xoay quanh kỹ năng này như các con số, mặt chữ … thì giáo viên sẽ kết hợp giữa 2 phần để lên một chương trình giáo dục cá nhân và thiết kế hoạt động thực hiện mục tiêu phù hợp với trẻ

Có 4 lớp học sinh theo học chương trình tiền học đường, 100% nội dung, kiến thức trong can thiệp tiền học đường theo chương trình của vụ mầm non và tiểu học

Bảng 8. Các kỹ năng tiền học đường

Stt

Kỹ năng

Stt

Kỹ năng

Kỹ năng thể chất

Kỹ năng viết

Kỹ năng cá nhân/xã hội

Kỹ năng toán học

Kỹ năng nghe và nói

Kỹ năng tìm hiểu khoa học

Kỹ năng đọc

Kỹ năng kiếm soát cảm xúc

Bảng 9. Tỷ lệ chương trình chuyên biệt và chương trình hòa nhập trong can thiệp các kỹ năng tiền học đường

Stt

Lớp

Tỷ lệ chương trình can thiệp

Chương trình Sao Mai

Chương trình vụ mầm non/ tiểu học

Gà Con

55%

45%

Họa Mi

20%

80%

Trà Mi

30%

70%

Hoa Cúc

50%

50%

1.4 Thời khóa biểu và thời gian biểu

Các lớp TGDHN đang sử dụng thời khóa biểu phân bố thời gian học tương đối giống các trường mầm non thường với mục đích trẻ sẽ quen với khung thời gian và các hoạt động khi ra học hòa nhập.

Tuy nhiên thời gian biểu hàng ngày có các nội dung và hoạt động dạy vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của giáo dục chuyên biệt. Các giờ học trong ngày được chia theo để dạy các kỹ năng như giờ phát triển ngôn ngữ - giao tiếp, giờ phát triển nhận thức, giờ phát triển kỹ năng xã hội, giờ vận động thô, … Các hoạt động góc, hoạt động thể dục, hoạt động chơi có định hướng, hoạt động dã ngoại, sinh hoạt tập thể, học trên bảng tương tác …  được tổ chức thường xuyên, xen kẽ giữa các giờ học kỹ năng giúp trẻ phát triển được tốt nhất theo khả năng của trẻ

Tỷ lệ các kỹ năng trong từng lớp học có sự thay đổi do nhu cầu và khả năng của trẻ


Bảng 10. Thời khóa biểu nhóm lớp học kỹ năng cơ bản 

 

Bảng 11. Thời khóa biểu nhóm lớp học kỹ năng tiền học đường

Cùng với sự tăng dần tỷ lệ nội dung can thiệp theo chương trình hòa nhập  và mức độ khó của kỹ năng can thiệp theo chỉ số phát triển, thì việc điều chỉnh tăng thời gian học trong mỗi tiết hay môi trường học được mở rộng từ hoạt động học tại lớp/ phòng cá nhân, tới các phòng chức năng cùng dãy nhà đến các hoạt động ngoài khuôn viên trung tâm như công viên, siêu thị... đậc biệt qua các hoạt động tại bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng dân tộc học... các trải nghiệm tại trang trại Lương Sơn, trang trại Ngọc Tảo... ở các nhóm trẻ đã giúp trẻ học các kỹ năng sát với thực tế nhất có. Đây là cơ sở quan trọng giúp trẻ hòa nhập thành công và bền vững.

1.5 Hình thức can thiệp:

Lớp TGDHN duy trì 2 hình thức can thiệp: Thứ nhất là can thiệp cá nhân từ 30 phút – 60 phút/ngày tùy theo sự cần thiết thúc đẩy tiến trình phát triển ở trẻ, chú trọng những kỹ năng cơ bản trẻ đang thiếu hụt nhất. Trẻ được giáo viên đón từ lớp học đến phòng trị liệu cá nhân. Thứ hai là hình thức can thiệp nhóm, được chia thành hoạt động với bạn trong nhóm nhỏ 2-3 trẻ, nhóm vừa 4-6 trẻ hoặc nhóm lớn 10-12 trẻ tùy theo đặc điểm của trẻ, độ thích nghi trong nhóm và mục tiêu can thiệp. Hoạt động nhóm có chủ đề, có sự trợ giúp hoặc dẫn dắt của giáo viên giúp trẻ lần lượt làm chủ các cấp độ tham gia vào nhóm: Tập trung – phản ứng lại với người dẫn dắt – tham gia bằng bắt chước – tương tác theo cặp với bạn – duy trì chủ đề - khởi xướng– tuân thủ theo luật

Trẻ được can thiệp từ đơn môi trường đến đa môi trường, từ đơn đối tác đến đa đối tác nhằm phát huy hết khả năng của trẻ cũng như giảm thiểu tối đa những hạn chế do các rối nhiễu gây ra giúp quá trình can thiệp trẻ luôn đạt trạng thái dòng chảy tốt nhất.

1.6 Công tác quản lý:

Công tác quản lý góp phần đáng kể vào chất lượng mô hình các lớp TGDHN nên rất được chú trọng trong mô hình hoạt động của trung tâm SM. Cán bộ phụ trách quản lý nội dung chương trình can thiệp và phê duyệt chương trình GDCN phát triển kỹ năng cơ bản và kỹ năng tiền học đường cho từng trẻ mà giáo viên xây dựng nên. Đồng thời quản lý năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên để kịp thời hỗ trợ hoặc bồi dưỡng, tạo điều kiện tham gia nghiên cứu, thảo luận, cập nhật thêm kiến thức thông qua tập huấn, chia sẻ. Đặc biệt còn quản lý hoạt động đánh giá trẻ KTTT, RLPTK theo định kỳ 1 tháng/3 tháng/hàng năm hoặc đột xuất theo nhu cầu gia đình hoặc diễn biến bất thường của loại tật (nếu xảy ra) nhằm sắp xếp lớp phù hợp với khả năng để phát huy tối ưu năng lực của trẻ.

Bên cạnh đó, công tác quản lý còn làm nhiệm vụ huy động tối đa các nguồn lực để tạo ra các lớp học đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ dùng học liệu, các không gian hoạt động thích hợp với từng kỹ năng … đáp ứng với mô hình tiền hòa nhập trẻ tự kỷ và quản lý mối quan hệ của các lực lượng xã hội và gia đình trẻ KTTT, RLPTK nhằm thúc đẩy một môi trường can thiệp giáo dục trẻ KTTT, RLPTK phù hợp nhất với trẻ

  1. 2.     Kết quả:

Trong suốt 23 năm hoạt động, mô hình TGDHN của Trung tâm Sao Mai không những cải tiến về cơ sở vật chất, đa môi trường hoạt động, phong phú về học liệu, nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ quản lý và giáo viên luôn được chú trọng nâng cao, nội dung chương trình giáo dục được thay đổi phù hợp với trẻ trong từng giai đoạn.

 

Ba năm gần đây, từ 2016 - 2018, 7 lớp học TGDHN đã đón nhận trung bình gần 130 trẻ/năm, tỷ lệ trẻ sau đánh giá đủ điều kiện ra học hòa nhập cao chiếm 50% - 60%, tập trung tại các lớp, học sinh có chỉ số phát tiển DQ > = 70% (bảng 5)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ trẻ 5 lớp đầu ra theo mô hình TGDHN ra trường 2016-2018

 

Biểu đồ 2: Tỷ lệ trẻ ra học hòa nhập tại 5 lớp đầu ra của mô hình TGDHN 2016 – 2018

Với uy tín và chất lượng can thiệp, tỷ lệ trẻ lứa tuổi can thiệp sớm theo học tại Sao Mai ngày một tăng, đồng thời tỷ lệ can thiệp thành công ra học hòa nhập tăng lên theo từng năm. 

Mô hình TGDHN của trung tâm Sao Mai, học sinh được sắp xếp lớp theo 5 mức độ ở 3 tiêu chí: tuổi khôn, tuổi đời và loại tật cùng với quá trình dạy linh hoạt theo các hình thức nhóm nhỏ, nhóm vừa và nhóm lớn, dạy ở đa môi trường theo các chương trình quốc tề uy tín và chương trình kinh nghiệm của Sao Mai đã giúp học sinh KTTT, RLPTK rút ngắn thời gian can thiệp chuyên biệt: 40% trẻ can thiệp sớm từ 6 tháng đến 1 năm, 30% trẻ can thiệp sớm từ 1 năm đến 1.5 năm, không chỉ thời gian can thiệp chuyên biệt được rút ngắn mà việc học hòa nhập của trẻ cũng có tỷ lệ bền vững tăng lên.

Từ kết quả trên cho thấý trẻ KTTT, RLPTK là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong vui chơi, học tập, kết bạn ở môi trường hòa nhập. Rất cần thiết có sự can thiệp chuyên biệt, tập chung một thời gian vào các kỹ năng cơ bản, nền tảng giúp trẻ có thể tự học tập cùng các bạn đồng lứa ở giai đoạn sau này. Điều này cũng góp phần giảm thiểu các khó khăn cho cấp học mầm non, tiểu học trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật nói chung và trẻ KTTT, TK nói riêng

  1. 3.     Kết luận

Mô hình TGDHN cho trẻ KTTT, RLPTK tại trung tâm Sao Mai được xây dựng dựa trên nguồn nhân lực quản lý và giáo viên chất lượng cao,  quản lý giáo dục được thực hiện chặt chẽ từ khâu cơ cấu học sinh tại các lớp đến thời khóa biểu được xây dựng, thực hiện và đánh giá định kỳ từng lớp cùng qui trình can thiệp sớm thực hiện linh hoạt, khoa học ở tất cả các giai đoạn trên chương trình can thiệp quốc tế uy tín và kinh nghiệm 23 năm của Sao Mai... giúp cho trẻ KTTT, RLPTK hoàn thiện các kỹ năng thiếu hụt, giảm thời gian can thiệp chuyên biệt và có cơ hội hòa nhập bền vững.

Mô hình TGDHN cho trẻ KTTT, RLPTK tại trung tâm Sao Mai góp phần hiệu quả cho giáo dục hòa nhập của trẻ KTTT, RLPTK

Giáo dục hòa nhập tại Việt Nam đã được thực hiện trong nhiều năm gần đây nhưng chất lượng chưa cao, rất cần xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng, không rào cản với trẻ KTTT, RLPTK thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa bằng tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách trong nước và quốc tế trên diện rộng và các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên, không chỉ làm rầm rộ trong 1 vài ngày sự kiện

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các lực lượng giáo dục can thiệp sớm, tiền hòa nhập trong môi trường chuyên biệt. Để đảm bảo chất lượng can thiệp cần có chính sách quy định tiêu chuẩn của các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực chuyên biệt, đồng thời có sự công nhận và chính sách hỗ trợ kịp thời những cơ sở chuyên biệt đủ tiêu chuẩn - là môi trường giáo dục can thiệp sớm, tiền hòa nhập cho trẻ KTTT, RLPTK

Các cơ sở y tế chuyên trách và các đơn vị phận sự cần làm tốt khâu tư vấn phụ huynh để đảm bảo chính sách hòa nhập thực sự đem lại giá trị đích cho trẻ KTTT, RLPTK

Các ban ngành liên quan nên thường xuyên có chương trình tập huấn đào tạo năng lực chuyên môn cho các giáo viên cấp mầm non và tiểu học đáp ứng với việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập tại trường và biết cách hướng dẫn gia đình cùng hỗ trợ trẻKTTT, RLPTK trong sinh hoạt và học tập tại nhà, nơi công cộng

Các ban ngành liên quan cần có sự phối hợp và chính sách phát triển chung trong lĩnh vực giáo dục chuyên biệt, giáo dục tiền hòa nhập và hòa nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật, Số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 05 năm 2006
  2. Phạm Minh Mục và cộng sự (2006) “Giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. NXB giáo dục
  3. Phạm Minh Mục (2013), “Xây dựng kế hoạch hành động triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trẻ khuyết tật”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 82, tháng 7/2012, trang 33-35
  4. American Psychiatric Association (2013) Diagnostic and Statistical Manual ò Mental Disorders (Fifth ed.). Arlington, VA: American Psychiatric Publishing. Pp.5-25.
  5. Early Start Denver Model for Young Children with Autism (ESDM) (2014)
  6. Nguyễn Xuân Hải (8/2015), Đảm bảo chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong các nhà trường phổ thông, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSPHN, Volume 60, số 6BC, 2015, ISSN 0868-3719, tr45-54
  7. Nguồn tài liệu từ Website  https://www.autism.org
  8. Nguồn tài liệu từ Website http://www.autismspeaks.org

Người viết bài: CNTL. Lương Thị Hoa

Cơ quan: Trung tâm tư vấn, phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ em khuyết tật trí tuệ, tự kỷ (viết tắt: Trung tâm Sao Mai)

Điện thoại: 036 803 4768 & 024 355 72569

Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 6 ngõ 9, phố Hoàng Đạo Thúy – quận Thanh Xuân –  thành phố Hà Nội

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ