Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Mô hình phòng khám "nhóm cộng tác" làm việc tại Sao Mai

Phòng khám - đánh giá tâm lý của trung tâm Sao Mai luôn được đánh giá là nơi tin cậy của các bậc phụ huynh cho con đi khám – đánh giá về tâm thần nhi và các loại rối nhiễu tâm lý. Để xây dựng được lòng tin và sự uy tín với các quý phụ huynh trung tâm đã nỗ lực cải tiến và xây dựng lên một mô hình nhóm cộng tác làm việc trong quá trình khám – đánh giá chẩn đoán và tư vấn phát hiện sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ - tự kỉ hiệu quả. Hoạt động mô hình dựa trên sự thăm khám – đánh giá khoa học và chuyên nghiệp kết hợp với chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm của các nhà chuyên môn về tầm thần nhi, tâm lý, trị liệu…

Nhóm cộng tác làm việc của Phòng khám Sao Mai hiện có 1 bác sĩ chuyên khoa 2 về tâm thần nhi, 2 chuyên viên tâm lý, 1 chuyên viên trị liệu vận động - giác quan  và 1 nhân viên y tế. Mỗi nhà chuyên môn có một nhiệm vụ, vai trò riêng nhưng đều cùng hướng đến một mục đích chung là phát hiện sớm - chẩn đoán trẻ CPTTT - tự kỉ, tư vấn hỗ trợ và lên chương trình can thiệp điều trị cho trẻ hiệu quả, giúp trẻ có thể phát triển đồng đều như các bạn cùng trang lứa, giảm khuyết tật về tâm thần làm giảm gánh nặng xã hội.

Vai trò bác sĩ tâm thần nhi là khám đánh giá sự phát triển các chức năng tâm thần (tư duy, trí nhớ, khả năng hiểu và nhận biết xung quanh, phát triển ngôn ngữ, tập trung chú ý, vấn đề quản lý hành vi.….) kết hợp với phỏng vấn phụ huynh và quan sát lâm sàng đưa ra chẩn đoán về khuyết tật tâm thần. Bác sĩ sẽ tư vấn hỗ trợ các biện pháp y tế cần thiết cho trẻ và đặc biệt theo nguyên tắc ngành nghề chỉ có bác sĩ mới là người được phép kê thuốc điều trị và hỗ trợ.

Vai trò của nhân viên y tế là hỗ trợ bác sĩ một số hoạt động khám và đo điện não đồ cho trẻ để xác định các bước sóng cơ bản, có phù hợp với tuổi của trẻ, phát hiện sóng động kinh, phát hiện các sóng nhọn tăng động. Kết quả điện não chuyển cho bác sĩ đọc và trả kết quả cho phụ huynh. Nhân viên y tế còn là người chuyên cấp phát thuốc, tư vấn hỗ trợ về thuốc cho phụ huynh, chăm sóc y tế cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và học sinh trung tâm.

Vai trò chuyên viên tâm lý: là đánh giá trẻ qua test,  trắc nghiệm về sự phát triển của trẻ, về khả năng trí tuệ, học tập, xác định được những nhu cầu đặc biệt, những khó khăn về hành vi, học tập của trẻ CPTTT, tự kỉ.Tham vấn và tư vấn tâm lý cho phụ huynh cũng như tư vấn giáo dục cần thiết cho con họ để có những phương pháp can thiệp phù hợp. Trợ giúp trong việc lên chương trình học cho trẻ để giáo viên có thể đưa ra các mục tiêu học tập phù hợp với trình độ của trẻ. Và cung cấp thêm các thông tin tư vấn về môi trường học đường tại trung tâm và các hoạt động can thiệp tại trung tâm cho phụ huynh tham khảo.

Vai trò của chuyên viên trị liệu vận động – giác quan là đưa ra các đánh giá cho các trẻ gặp khó khăn về sự cử động chân tay, cân bằng, đi đứng, chạy nhảy, di chuyển độc lập và xây dựng các chương trình vật lí trị liệu để năng cao các kĩ năng vận động giúp đỡ tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào những sinh hoạt trong và ngoài gia đình, nhà trường. Bên cạnh các vấn đề vận động còn có những vấn đề về mặt giác quan là đặc trưng của trẻ CPTTT – Tự kỉ , các chuyên viên này sẽ đánh giá các loại rối loạn giác quan trẻ gặp phải, mức độ biểu hiện và ngưỡng cảm giác. Xây dựng các chương trình hỗ trợ cho trẻ có thể thích nghi tốt hơn với môi trường sống giảm dần những rối loạn về giác quan, điều hòa giác quan tốt hơn.

Nhóm cộng tác làm việc không chỉ bằng kinh nghiệm chuyên môn mà còn phải dựa trên các triệu chứng không đặc hiệu và triệu chứng đặc hiệu của trẻ tự kỷ, chậm phát triển ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi; sử dụng các công cụ sàng lọc, phát hiện sớm để đưa ra những chẩn đoán sớm. Một số công cụ đánh giá hiện nay tại phòng khám đang sử dụng như công cụ M- Chat, ADOS 2, Test Denver II, bảng kiểm theo dõi sự phát triển để phát hiện sớm tự kỷ của ĐH La Trobe do Giáo sư/ bác sĩ Josephin Barbaro và nhóm SACR- S biên soạn. Những công cụ mà phòng khám đang sử dụng đã và đang được tiêu chuẩn hóa có tính quy chuẩn về đánh giá các triệu chứng học, độ nhạy cao, có tính hiệu quả cao. Các công cụ này giúp đánh giá và phát hiện sớm cũng như xác định được tình trạng rối nhiễu của trẻ để đưa ra định hướng can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ, nâng cao kĩ năng cho trẻ.  

Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ đánh giá nhiều khi cũng chưa có thể hoàn toàn chính xác tuyệt đối với tất cả các trẻ, nên sự kết hợp giữa việc sử dụng các công cụ đánh giá và sự liên kết chuyên môn làm việc của nhóm cộng tác làm việc tại phòng khám giúp cho quá trình thăm khám chẩn đoán và đánh giá cũng như can thiệp sớm rối loạn tâm thần nói chung, CPTTT -RLPTK nói riêng được chính xác và hiệu quả hơn. Và từ những kết quả chẩn đoán, đánh giá chính xác đó để tư vấn cho phụ huynh giải pháp tốt nhất dành cho trẻ.

Nhóm cộng tác làm việc gồm nhiều nhà chuyên môn trên các lĩnh vực khác nhau cùng tương tác hỗ trợ lẫn nhau cho một mục đích chung. Nó là một mô hình được sử dụng rất hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT, tự kỉ nói riêng trên thế giới và đặc biệt là ở các nước phương tây. Lợi ích của mô hình nhóm cộng tác làm việc trong quá trình thăm khám, đánh giá, chẩn đoán, tư vấn phát hiện sớm trẻ CPTTT, tự kỉ là đánh giá khách quan và khoa học một cách toàn diện.Có sự tương hỗ lẫn nhau để đưa ra được kết quả chẩn đoán và tư vấn hướng dẫn chính xác, cụ thể cho phụ huynh và những người hỗ trợ trẻ. Trong những năm qua, mô hình nhóm cộng tác làm việc của phòng khám Sao Mai đã thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo độ tin cậy đối với phụ huynh và được các chuyên gia, các nhà chuyên môn ở một số nước trên thế giới, các đơn vị bạn đến thăm và đánh giá cao.

Những con số thay lời nói, thể hiện được sự chuyên nghiệp và tính hiệu quả của hoạt động theo mô hình nhóm công tác làm việc trong hoạt động động thăm khám – đánh giá chẩn đoán – tư vấn phát hiện sớm trẻ CPTTT – Tự Kỉ của phòng khám từ khi hoạt động đến nay đã có hơn 8 500 trẻ em và gia đình được thăm khám – đánh giá và tư vấn, khoảng 3 575 em được sàng lọc - phát hiện sớm trong giai đoạn tuổi dưới 3 tuổi.

Đài Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT