Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Giáo sư Nhật Bản thăm và làm việc tại Trung tâm Sao Mai

Vừa qua, Giáo sư Manabu Kurod (chuyên về chăm sóc cộng đồng cho trẻ Khuyết tật trí tuệ), Khoa Khoa học xã hội, Đại học Ritsumeikan, Kyoto, Nhật Bản đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm Sao Mai (Trung tâm tư vấn, phát hiện sớm, can thiệp sớm và chăm sóc trẻ Khuyết tật trí tuệ và Tự kỷ Sao Mai). Trung tâm Sao Mai mời Giáo sư cộng tác với vai trò là cố vấn cho Trung tâm về chiến lược phát triển như chuyên môn và xu hướng phát triển giáo dục đặc biệt trên thế giới.

Đến thăm Trung tâm Sao Mai, Giáo sư Manabu Kuroda, đã rất ngạc nhiên khi được mục sở thị Trung tâm Sao Mai- một mô hình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tử kỷ có quy mô như một mô hình ở quốc tế tại Việt Nam. Ông đã có những đánh giá cao về cơ sở vật chất, nhân lực, chuyên môn của Trung tâm Sao Mai. Trong thời gian vừa qua, xu thế chung của kinh tế thế giới và của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khiến cho nhiều doanh nghiệp cũng chịu sự tác động chung, đặc biệt là doanh nghiệp xã hội, các trung tâm giáo dục đặc biệt... Nhưng Trung tâm Sao Mai vẫn phát triển tốt về các mặt. Trong năm học 2016-2017 này, Trung tâm Sao Mai đã có nhiều thay đổi về cơ sở vật chất, trang thiết bị can thiệp (như khuôn viên được sửa sang làm mới rất khang trang, sạch đẹp; các phòng học, phòng can thiệp được bổ sung nhiều dụng cụ, đồ dùng mới hiện đại, bắt mắt…) và đặc biệt phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ được cập nhật rất mới, bắt kịp sự thay đổi tiên tiến trên thế giới. 

                    Giáo sư Manabu Kuroda thăm mô hình can thiệp sớm trẻ tự kỷ của TT Sao Mai

Trước đó, năm 2015, Giáo sư Manabu Kuroda đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Sao Mai cùng với các cộng sự của mình là Giảng viên Yutaka Konishi (Giảng viên Quản trị kinh doanh và việc làm cho người khuyết tật, Khoa các nghiên cứu trong khu vực, Đại học Gifu, Gifu, Nhật Bản); Bà Sachiko Takebu (Bác sỹ tâm lý, Giáo sư chăm sóc Y tế Gerontological, Trường Cao đẳng Women's junior, Nagano, Nhật Bản); Bà Ayako (Konishi) Sugata (Phó Giáo sư, nhà trị liệu âm nhạc, trường Cao đẳng dành cho phụ nữ Ogaki, Gifu, Nhật Bản).

Trong buổi làm việc với Trung tâm Sao Mai vào ngày 20/9/2016 vừa qua, Giáo sư Kuroda đã chia sẻ nhiều bài học, kinh nghiệm hay và xu thế mới của thế giới trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật. Buổi làm việc thành công tốt đẹp với những định hướng chiến lược cho Trung tâm Sao Mai phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Dự kiến vào tháng 11/2016 sắp tới, Giáo sư Kuroda cùng các cộng sự của ông sẽ đến Trung tâm Sao Mai tiếp tục chương trình làm việc. Đó là tổ chức Hội thảo giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ tại Trung tâm Sao Mai. Hội thảo có các tham luận của Giáo sư Kuroda, Giảng viên Yutaka Konishi, Giáo sư, bác sĩ tâm lý Sachiko Takebu. Họ là những người đã từng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu ở rất nhiều quốc gia như Đức, I-ta-lia, Tây Ban Nha, Ba Lan, Nga, Thái Lan…  trong đó phải kể đến khoảng thời gian và nỗ lực của họ dành cho trẻ Khuyết tật ở Việt Nam. Kể từ năm 2003, đội ngũ giáo sư, bác sĩ này đã hợp tác với Khoa Giáo dục đặc biệt – Đại học Sư phạm Hà Nội để hành động vì trẻ khuyết tật trí tuệ - tự kỷ của Việt Nam.

Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản được thiết lập đã 43 năm. Nhật Bản đã hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam được nối lại đã 23 năm. Cho đến nay, Việt Nam và Nhật Bản luôn hợp tác với nhau như hai người bạn thân thiết trong khu vực Châu Á, giúp đỡ nhau phát triển về mọi mặt. Việt Nam và Nhật Bản còn có những đặc điểm văn hóa tương tự của 2 quốc gia châu Á nên đã có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng của đội ngũ giáo sư, chuyên gia này đã được thực hiện một cách hiệu quả tại Việt Nam.

Với truyền thống tốt đẹp của ngoại giao 2 nước Việt Nam- Nhật Bản, Trung tâm Sao Mai rất coi trọng việc hợp tác quốc tế với Nhật Bản để phát triển. TT mong muốn mở rộng và đẩy mạnh hợp tác Quốc tế với nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản để cùng chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm quý báu trong công tác chẩn đoán, đánh giá, giáo dục, can thiệp sớm, trị liệu, phát triển cơ sở vật chất… từ các nước bạn, nhằm phát triển lĩnh vực giáo dục đặc biệt của mình có chất lượng ngang tầm quốc tế. 

Trung tâm Sao Mai có bề dày hơn 20 năm về can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, được rất nhiều tổ chức, chuyên gia trong và nước ngoài hợp tác làm việc vì mục tiêu phát triển và chất lượng tốt nhất phục vụ cộng đồng xã hội. Để đáp lại sự tin tưởng của cộng đồng, Trung tâm luôn phấn đấu và nỗ lực hết mình để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ quản lý và giáo viên, nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn nữa trong công tác can thiệp và các hoạt động khác tại Trung tâm trong thời gian tới.

                                                                   P.V  

          


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT