Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Giám đốc Trung tâm Sao Mai - Không làm giàu trên nỗi đau của người khác

"Không làm giàu trên nỗi đau của người khác". Đó là điều mà Giám đốc Đỗ Thuý Lan luôn tâm niệm, khi đưa  mô hình hoạt động của Trung tâm Sao Mai  theo mô hình một doanh nghiệp xã hội trogn suốt bao nhiêu năm qua.

Bác sĩ của lòng nhân ái

Có thời gian ngắm nhìn bà trong chiếc blu trắng, nghe bà chia sẻ với với những phụ huynh đưa con đến khám, tôi cảm nhận được tâm huyết của người bác sỹ đầu tiên của Việt Nam đã dành cả năm tháng tuổi trẻ để nghiên cứu bệnh tự kỷ cho trẻ em. 

Còn nhớ, trước đây khi bà tham dự Ngày hội Doanh nghiệp xã hội Á – Âu do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) phối hợp cùng Hội đồng Anh và Quỹ Á – Âu tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của 30 mô hình doanh nghiệp xuất sắc, khi thảo luận về các khó khăn của mô hình này, bà Lan đã kỳ vọng về sự lan toả của mô hình, sự thừa nhận của xã hội về doanh nghiệp – doanh nhân xã hội. Bởi, một quy luật khó có thể đảo ngược, nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận, thì mục tiêu xã hội khó có điều kiện thực hiện một cách bài bản và lâu dài. Ngay cả ước mơ “ánh sáng cho trẻ tự kỷ” mà bà đang đeo đuổi có thể vụt tắt khi các nguồn tài trợ cạn dần...

Trung tâm Sao Mai là địa chỉ nổi tiếng với những gia đình không may có trẻ em bị tự kỷ. Hiện tại, hoạt động của Trung tâm rất phát triển, hoạt động đã mở rộng ra một số địa phương.22 năm điều hành trung tâm tư vấn,giáo dục, phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, đặc biệt là tâm huyết làm được những điều tốt đẹp nhất cho tương lai cho các bệnh nhi tự kỷ đã khiến bà có được tư duy mới rằng, không phải cứ cho, cứ miễn phí là nhân đạo...

Thực tế khi TT Sao Mai lựa chọn mô hình hoạt động theo hướng doanh nghiệp xã hội vẫn còn một số vướng mắc. Cái khó là khái niệm về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam vẫn chưa rõ ràng, chưa có cơ chế đặc thù dành cho đối tượng khá đặc biệt này. Nếu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bà sẽ rất khó xử lý các vấn đề tài chính của Trung tâm, khi mà số lượng học sinh xin miễn giảm học phí nhiều, chiếm tới 20% tổng số học sinh, phần lớn là con em các gia đình ở các địa phương nghèo.

Chính lý do này khiến Sao Mai dù được coi là mô hình doanh nghiệp xã hội thành công của Việt Nam, được nhiều tổ chức quốc tế đến tìm hiểu, học tập, nhưng Trung tâm vẫn hoạt động theo cơ chế của một tổ chức phi chính phủ.

“Không phải ai cũng mặn mà với lĩnh vực kinh doanh đã nhìn thấy trước là thu hồi vốn chậm và khả năng sinh lời kém. Nhưng nếu đã bước chân vào lĩnh vực này, thì chúng tôi cũng phải xác định rõ, phải có lợi nhuận thì các kế hoạch phục vụ lợi ích cộng đồng được lâu dài, có ý nghĩa”, BS Đỗ Thúy Lan cho biết.

Trên thế giới, doanh nghiệp xã hội không phải là một tổ chức từ thiện, chỉ trông vào các nguồn tài trợ từ bên ngoài để duy trì hoạt động. Đa phần các mô hình hoạt động theo hướng kinh doanh bền vững, có lợi nhuận lấy việc giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội làm trọng tâm, chứ không phải tăng lợi nhuận cho người chủ doanh nghiệp. Các quốc gia cũng có những cơ chế riêng để các doanh nhân đạt được mục tiêu đặt ra, lấy lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội một cách minh bạch, công khai... Ở một số quốc gia, trong khá nhiều hoạt động công ích, sử dụng nguồn vốn của Chính phủ, doanh nghiệp xã hội là một trong đối tượng được ưu tiên tham gia...

Tuy nhiên, năm 1995, lý do đề nghị Sở Giáo dục TP. Hà Nội cho phép mở Trung tâm vào tháng 12/1995, lại xuất phát từ sự không phối hợp của các trường học, bệnh viện trong việc chữa trị căn bệnh tự kỷ. “Khi học tập ở Hà Lan vào năm 1992, tôi phát hiện ra rằng, tự kỷ không thể can thiệp chỉ bằng thuốc đặc trị, mà phải kết hợp với giáo dục tâm lý. Nhưng khi đó, tự kỷ vẫn được cho là một dạng bệnh tâm thần, và không có cha mẹ nào muốn trong lớp con mình có một bạn như vậy. Khi đó, tôi mới thấu hiểu tự kỷ không phải là thảm họa, thiếu hiểu biết mới là thảm họa”, bà Lan kể về chặng đương chuân chuyên mà Trung tâm Sao Mai với tư thế là người đi đầu phải đối mặt, phải trải qua. 

Cân đo lợi nhuận - lợi ích

Không hiểu bà nghĩ gì, khi mà với thu nhập của người bác sỹ, nếu chỉ mở phòng mạch tư, cơ hội kiếm tiền của bà sẽ lớn hơn, nhàn hạ hơn rất nhiều việc phải lao tâm khổ tứ vào tìm kiếm nguồn tài trợ, tìm kiếm các đối tác, chạy vạy để có được địa điểm xây trường, cho trẻ tự kỷ một tổ ấm, một bàn đạp để bước ra cuộc đời. Nếu như vậy, bà sẽ không phải lo nghĩ về công ăn việc làm cho trẻ lớn khi hết tuổi chữa trị ở Trung tâm, không lo tìm các nguồn tài chính hỗ trợ cho các gia đình nghèo, không phải trăn trở vì tiền lương và đời sống cho gần  100 cán bộ, nhân viên và  không phải trăn trở,  lo nghĩ tìm người kế nghiệp để Trung tâm sẽ tiếp tục duy trì và phát triển định hướng là doanh nghiệp xã hội, hoạt động vì tương lai của trẻ tự kỷ.

Bà đã chọn cách khó hơn, đó là lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, nhưng vẫn có được tinh thần doanh nhân, đạt được cả lợi ích xã hội và kinh tế. Không những thế, bà cho biết đang tham gia vận động chính sách; tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật trí tuệ có quyền được chăm sóc từ dịch vụ y tế và giáo dục của Nhà nước.

TT Sao Mai phát triển mô hình các dịch vụ phát hiện sớm, chữa trị sớm chất lượng cao cho trẻ em khuyết tật trí tuệ ở Việt Nam trong những năm qua không chỉ giúp cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ được hưởng nhiều lợi ích mà còn góp phần tác động đến các ngành chức năng, các trường đại học xây dựng cơ sở can thiệp sớm, đào tạo giáo viên đặc biệt cho ngành khuyết tật trí tuệ và tự kỷ.

Hiện bà đang bước vào ngưỡng tuổi 70 tuổi, đang trăn trở tìm người kế tục. Bà có hai người con, 1 trai, 1 gái nhưng không ai muốn theo nghiệp của mẹ. Mặc dù con trai, con gái bà vẫn luôn ủng hộ, hỗ trợ bà trong việc phát triển TT.  Hiện con gái bà đang định cư ở nước ngoài và là cánh tay phải của bà trong việc tuyên truyền và kêu gọi tài trợ cho một số hoạt động của Trung tâm. Anh con trai theo nghề luật sư và cũng đang bận rộng với con đường công danh của mình. Anh tuổi cũng mới ngoài 40 tuổi, cái tuổi mà theo bà chưa có đủ độ chín để đi làm từ thiện. Vì vậy, hiện, bà phải tự mình làm mọi thứ để Trung tâm vận hành và phát triển.

Người bà mong muốn phải có đủ tâm với trẻ, đủ hiểu biết với nghề, đủ niềm đam mê với các hoạt động xã hội để tiếp tục phát triển đúng hướng mô hình doanh nhân – xã hội mà bà đang đeo đuổi. “Những bệnh nhi của tôi cần người có thể làm việc bằng cả trái tim chứ không chỉ bằng khối óc”, bà Lan nói khi được hỏi về tiêu chí tìm người kế tục của bà. Trong suy nghĩ của bà, có nhiều người đủ năng lực để làm một doanh nhân, nhưng không phải doanh nhân nào cũng sẵn sàng chấp nhận thành công của sự nghiệp là những tiến bộ xã hội mà họ đóng góp, chứ không phải là lợi nhuận thu được... Bởi bà luôn tâm niệm: "không bảo giờ được làm giàu trên nỗi đau của người khác". Đó không chỉ là cái tâm trong sáng của một doanh nhân, lòng nhân ái của một bác sĩ mà còn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Những việc làm thiện nguyện của bà hôm nay là trồng quả phúc cho con cháu mai sau.

 

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT