Bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) – một đơn vị thuộc liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam hiện đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp xã hội (DNXH) cho biết: “Cũng giống như một doanh nghiêp thông thường, các DNXH được thành lập bằng chính nguồn vốn của hội hoặc vay ngân hàng hay các nguồn tài trợ. Tuy nhiên, thay vì việc tính lợi nhuận truớc tiên, các doanh nghiệp xã hội huớng tới viêc giải quyết các “điểm khuyết” mà xã hội chưa hướng tới”.
Trung tâm tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ em khuyết tật trí tuệ (Trung tâm Sao Mai) là một trong những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình trên. Theo Bác sĩ Đỗ Thúy Lan - Giám đốc Trung tâm Sao Mai, Trung tâm được thành lập là để tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ… tiếp cận với chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục hội nhập. Hiện trung tâm được đánh giá là một DNXH tiêu biểu, có sự tác động lớn tới cộng đồng.
Tại TP Hồ Chí Minh, chị Hoàng Yến - Giám đốc Chương trình khuyết tật & phát triển (DRD) cũng đuợc đánh giá là một doanh nhân xã hội tiêu biểu.
Là một phụ nữ khuyết tật, chị đã sáng lập, điều hành DRD triển khai nhiều dịch vụ miễn phí nhằm nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của người khuyết tật vào đời sống xã hội. Hay anh Jimmy Phạm, người thành lập Trường dạy nghề và nhà hàng KOTO, để cứu giúp trẻ nghèo, lang thang, cơ nhỡ.
Theo bà Oanh, các DNXH phải gây dựng được lòng tin, khẳng định được mô hình của mình, từ đó mới có thể kêu gọi đầu tư từ nhiều nguồn.
Doanh nghiệp xã hội là các tổ chức:
- Theo đuổi một nhiệm vụ kinh tế, xã hội, văn hóa, hoặc môi trường phù hợp với công cộng hoặc lợi ích cộng đồng;
- Tiến hành kinh doanh, thương mại để hoàn thành nhiệm vụ của mình;
- Lấy được một phần đáng kể thu nhập của mình từ thương mại; và
- Tái đầu tư phần lớn lợi nhuận/ thặng dư của họ trong việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra.
(Theo Wikipedia) /(Báo Đất Việt)
|