Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Có nhiều yếu tố tác động khiến bệnh nhân tâm thần gia tăng và trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch COVID-19.

Theo GS. TS. BS. Cao Tiến Đức - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103: COVID-19 là một sang chấn nghiêm trọng tác động đến tâm lý con người khiến người ta dễ mắc các rối loạn về tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn tress sau sang chấn.

Trong nghiên cứu của GS. Đức và cộng sự tại khu cách ly, các đối tượng cách ly, những người phục vụ, người dân trong cộng đồng bị phong tỏa… cho thấy phản ứng tâm lý của họ rất mạnh. Người già, phụ nữ, trẻ em, người có trình độ học vấn thấp là những đối tượng dễ bị tác động tâm lý, do đó dễ mắc các rối loạn về tâm thần.

Tại sao COVID-19 lại khiến tỷ lệ mắc các bệnh lý tâm thần gia tăng? Lý giải điều này, GS. Cao Tiến Đức cho biết: Có nhiều yếu tố tác động khiến bệnh nhân tâm thần gia tăng và trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch COVID-19.

COVID-19 gây tổn thương não:Theo nhiều nghiên cứu ở Mỹ, 30% bệnh nhân mắc COVID-19 có các di chứng về tâm thần sau khi khỏi bệnh. Mắc COVID-19 thể càng nặng các rối loạn tâm thần càng tăng. Một số trường hợp mắc COVID-19 có biểu hiện giảm trí nhớ, một số ảnh hưởng đến trí tuệ như sa sút trí tuệ, mức độ không nặng nhưng cũng có nhiều bất lợi. Các tác động trực tiếp của bệnh lý này đối với cơ thể là gây tổn thương phổi, đường hô hấp, các cơ quan khác trong đó có não cũng bị tổn thương.

COVID-19 gây lo âu, sợ hãi, căng thẳng: Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đối với người bệnh cũng như đối với cộng đồng là gây tâm lý lo lắng, sợ hãi rằng mình có thể bị mắc bệnh, khi mắc bệnh nặng có nguy cơ tử vong, nhất là ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính… Những trẻ em đi cách ly, không được gần bố mẹ; Những người trong gia đình mắc bệnh; Sự kỳ thị của mọi người đối với những gia đình có người mắc; hay trường hợp những người bị mất mát người thân vì dịch bệnh … Đó là những chấn thương tâm lý rất nghiêm trọng.

Đại dịch COVID-19 như một sang chấn thúc đẩy bệnh lý tâm thần diễn ra nhanh hơn, trầm trọng hơn ở mọi lứa tuổi.

Giãn cách xã hội ảnh hưởng tới kinh tế xã hội: Dịch bệnh COVID-19 khiến hầu như các ngành nghề sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Các cửa hàng buôn bán nhỏ đóng cửa, doanh nghiệp ngừng sản xuất do công nhân nhà máy nhiễm bệnh. Người buôn bán nhỏ mất việc do giãn cách xã hội. Người nông dân sản xuất ra hàng hóa không thu hoạch được tổn thất về mặt kinh tế. Vận tải, du lịch, nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trường học, nhà trẻ đóng cửa… Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nỗi lo về cơm áo gạo tiền đè nặng khiến tâm lý của những người trưởng thành bị ảnh hưởng nặng nề.

Việc cách ly tại nhà không được giao tiếp với nhiều người xung quanh, khiến mọi người khó chịu, bức xúc vì không được thư giãn, sự căng thẳng, u uất kéo dài cũng là nguyên nhân khiến stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ gia tăng.

Theo GS. Cao Tiến Đức, đại dịch COVID-19 là một sang chấn, sang chấn đó vừa gây tổn thương cơ thể vừa gây tổn thương về tinh thần nghiêm trọng dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần rất lớn. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo phải chú ý hơn về mặt sức khỏe tâm thần người dân, không chỉ đối với người già, người trưởng thành mà đối với trẻ em và vị thành niên nguy cơ rối loạn tâm thần cũng rất cao.

Chống dịch như chống giặc, sẽ có những tổn thất về mặt tinh thần, sức khỏe nhưng chuyên gia cùng khuyên không nên quá lo lắng, việc lúc này chúng ta cần làm là tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch để tự bảo vệ cho mình và cho cộng đồng. Rèn luyện sức khỏe, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, chọn lựa thông tin, tăng hoạt động có ích… để có tâm lý tốt, tăng sức đề kháng với bệnh tật. Thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế và tiêm phòng Vắc xin Covid-19 phòng bệnh...

 

 

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ