Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

Chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách để phòng chống lây nhiễm Virus Corona

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra đang diễn biến phức tạp trên thế giới. Hôm nay (12/3) Tổ chức y tế thế giới  (WHO) đã chính thức tuyên bố Codid-19 là đại dịch toàn cầu, sau khi trên thế giới có hơn 120 ngàn người nhiễm, với hơn 4.600 người chết. Dịch đã lan rộng ra 120 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiêu ổ dich mới ngoài Trung Quốc đại lục đang bùng phát mạnh như Italy, Iran... với nghìn ca nhiễm mới và hàng trăm ca tử  vong mỗi ngày. Đáng chú ý là tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều hôm qua cho biết, hiện Covid-19 đã có 4 chủng biến chứng nặng hơn, khác với chủng virus được xác định tại Vũ Hán (Trung Quốc). Trong khi đó, ở Việt Nam, tình hình dịch bệnh Covid-19 cũng đang rất căng thẳng, số ca nhiễm mới đang tăng thêm mỗi ngày. Hiện Việt Nam ghi nhận có 39 ca nhiễm (trong đó có 16 ca bình phục), dịch bênh đã có mặt tại 11 tỉnh thành trên cả nước. Để phòng chống, đẩy lùi được dịch bệnh, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các cấp, ngành, cơ quan, doanh nghiệp, hội, đoàn thể… thì còn rất cần sự đồng lòng, chung tay, đồng tâm, hiệp lực của mỗi người dân, gia đình, đó là ý thức trong phòng chông dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Hiện nay, bệnh Covid-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên chủ yếu bệnh được điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ, nhất là trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ chưa ý thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19 nên chưa có ý thức tự phòng tránh dịch bệnh. Vì vậy, phụ huynh khi chăm sóc trẻ đặc biệt cần lchú ý chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ để vượt qua mùa dịch Covid-19 nguy hiểm này.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần chú ý đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát. Mỗi ngày nên thực hiện mở cửa sổ hoặc cửa phòng 2-3 lần, nhất là lúc trời nắng (mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút  đến 1 giờ) để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông. Cần tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu khi thời tiết chuyển mùa như hiện tại vì điều này sẽ khiến hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công.

Phụ huynh và trẻ hạn chế tiếp xúc với người lạ, hạn chế người khác hôn, đặt tay lên mũi, miệng, mặt, mắt của trẻ, đặc biệt những người đang có các biểu hiện viêm đường hô hấp như: Ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt… Người thân trong nhà nên thay quần áo khi đi từ ngoài về, trước khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ.

Người tiếp xúc với trẻ (đặc biệt là ông bà, bố mẹ) và bản thân trẻ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.

Phụ huynh căn dặn trẻ tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh, không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Mọi người trong gia đình nên hạn chế đến nơi đông người, trong trường hợp phải đi đến các nơi này phải đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc (khoảng 2 mét trở lên) để tránh những giọt bắn của người tiếp xúc.

Vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ tại nhà, chùi rửa những vị trí như tay nắm cửa để chống lây nhiễm bệnh, vì khi Covid-19 phát tán ra từ giọt bắn thường bám vào bề mặt của các đồ vật thông thường, đồ chơi trẻ em, thậm chí cả trên điện thoại; sử dụng dung dịch sát khuẩn (xà phòng) để loại bỏ vết bẩn cũng như loại bỏ sự bám của Covid-19 trên bề mặt.

Đồng thời cần cho trẻ ăn uống đầy đủ với chế độ dinh dưỡng hợp lý (giàu vitamin và khoáng chất) để đảm bảo tăng sức đề kháng, chú ý giữ ấm cơ thể và cho trẻ mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt cần giữ ấm cổ khi trời lạnh. Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy mũi,… kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm Covid-2019, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.

Đặc biệt với trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thì trong thời gian trẻ ở nhà nghỉ phòng dịch, các phụ huynh nên chú ý, dành thời gian cho con nhiều hơn, thường xuyên trao đổi với cô giáo, cán bộ của trung tâm, nơi trẻ theo học để được hướng dẫn cách chăm sóc, can thiệp về hội chứng của trẻ tại nhà, giúp trẻ duy trì được nề nếp sinh hoạt cũng như tiến độ can thiệp của trẻ trước đó. Để khi trở lại lớp học, trẻ có thể tiếp tục với chương trình can thiệp mà không phải mất công "làm lại từ đầu" vừa tốn kém, vừa vất vả cho cả cô và trò, cho cả phụ huynh.

Đài Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ