Bác sĩ Đỗ Thúy Lan phát biểu tham luận của Sao Mai nhân dịp kỉ niệm 30 năm thành lập Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam ( 4/12/2023)
Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập (4/12/1993 - 4/12/2023) tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội ngày 3/12/2023. Đến dự có Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam dự và phát biểu; Bà Tôn Ngọc Hạnh - Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Thường trực Ủy ban quốc gia Vì Trẻ em; GS.Ts. Trần Văn Thuấn Thứ trưởng Bộ Y tế cùng các vị lãnh đạo đại diện cho các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương, các Hội trong cụm thi đua; các vị đại biểu khách quý, các cán bộ, hội viên qua các thời kỳ; báo, đài, các phương tiện truyền thông từ TW đến địa phương đưa tin và 50 cháu khuyết tật đã về dự Lễ kỷ niệm.
Đồng chí chủ tịch Hội Ngô Sách Thực phát biểu tại lễ kỉ niệm 30 năm thành lập Hội
Tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã phát biểu : kế thừa và phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm xây dựng, ban hành và bổ sung, hoàn thiện nhiều chính sách xã hội, nhằm bảo vệ, chăm sóc ngày càng tốt hơn đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, trong đó có trẻ em khuyết tật, người khuyết tật.
Ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam phát biểu
Trong buổi lễ kỉ niệm B.sĩ Đỗ Thúy Lan đại diện Trung tâm Sao Mai đã có bài phát biểu để chia sẻ những gì mà Hội đã đồng hành cùng Trung tâm Sao Mai trong suốt thời gian qua:
“ Trung tâm Sao Mai thành lập sau khi Hội cứu trợ trẻ em khuyết tật Việt nam ra đời 2 năm. Đã 28 năm đồng hành với Hội với mục tiêu cứu trợ TE khuyết tật. Do tình hình các trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ không được đi học tại các trường mầm non và tiểu học mà chỉ điều trị bằng thuốc tâm thần,sau khi tìm hiểu mô hình giáo dục đặc biệt ở 1 số nước châu Âu & châu Á để hiểu nhu cầu của đối tượng khuyết tật trí tuệ..
Trung tâm (TT) Sao Mai đã ra đời, ngôi SAO MAI buổi sáng sớm báo hiệu 1 ngày mới bắt đầu với ánh sáng chói chang của mặt trời chiếu rọi xuống trái đất...,các trẻ khuyết tật như đang trong bóng đêm của giáo dục/văn hóa và SAO MAI sẽ mang lại ánh sáng văn hóa để giúp trẻ phát triển về trí tuệ và các kỹ năng để sống độc lập và hòa nhập. Mục tiêu hoạt động của TT Sao Mai phù hợp với tôn chỉ mục đích của Hội nên đã được Gs Nguyễn Tài Thu Kí quyết định cho thành lập tháng 12/1995.
Sau khi tìm hiểu nhu cầu của trẻ này và được sự hỗ trợ của Gs Nguyễn Tài Thu và thường trực Hội, đã cho quyết định thành lập để phát hiện sớm & can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) và tự kỷ, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng bởi vì thời điểm đó sự hiểu biết về tự kỷ còn rất mơ hồ do các khiểm khuyết của tự kỷ: không có ngôn ngữ, không giao tiếp và tương tác với mọi người, nhiều hành vi kỳ lạ… nên trẻ không có cơ hội được đi học do các trường mẫu giáo và tiểu học từ chối, gia đình mặc cảm và nhiều gia đình không chấp nhận, cộng đồng kỳ thị..
Hội đã đồng hành cùng TT Sao Mai để nâng cao nhận thức của gia đình cộng đồng rằng trẻ khuyết tật vì khiếm khuyết 1 số chức năng nhưng biết tìm điểm mạnh để giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các kỹ năng để có thể ra học hòa nhập với các bạn, thay đổi chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia đình họ.
Hội cũng đã xây dựng qui chế hoạt động cho các cơ sở trực thuộc để đảm bảo mục tiêu hoạt động mang tính nhân văn, nhân đạo nhất có thể, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong khám đánh giá và can thiệp. Ban đầu Hội và vài trung tâm trực thuộc gặp rất nhiều khó khăn, có TÂM-ĐỨC-TRÍ để mang lại cuộc sống an nhiên cho các gia đình có con em bị khuyết tật nói chung và KT trí tuệ, tự kỷ nói riêng, nhưng không có cơ sở vật chất phải mượn nhà hoặc thuê cơ sở làm văn phòng và lớp học, tiền và tài trợ chưa có, tất cả đều thiếu thốn chỉ có mỗi tấm lòng mong muốn hỗ trợ các cháu khuyết tật để có cơ hội học hòa nhập & giảm thiểu các khiếm khuyết gây ảnh hường cho gia đình và cộng đồng.
Trung tâm Sao mai đã phải tự chủ động tìm nguồn tài trợ từ các tổ chức NGO quốc tế & 1 số đại sứ quán tại Hà nội tài trợ các dự án để thuê nhà,mua sắm đồ dùng dậy học, các thiết bị cho lớp học, đồ chơi, đồ dùng dậy học & hỗ trợ cho các gia đình khó khăn…cung cấp các chuyên gia về giáo dục đặc biệt, trị liệu ngôn ngữ, hoạt động trị liệu…để đào tạo nhân lực có chuyên môn chất lượng….
Bằng các mối quan hệ cá nhân của Giáo sư Tài Thu dần Hội đã có được nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân quốc tế để tài trợ cho các địa phương nhằm hỗ trợ cho các trẻ KT đồng thời Hội cũng mở rộng hoạt động cứu trợ và thành lập các Hội địa phương để cùng nhau quan tâm, giúp đỡ cho các gia đình & trẻ KT, dần ở các địa phương có các trung tâm can thiệp trực thuộc Hội cũng được hình thành để mở rộng qui mô giáo dục đặc biệt cho trẻ có nhu cầu đặc biệt không có khả năng học hòa nhập hoặc can thiệp đặc biệt để giúp trẻ phát triển đủ các kỹ năng trước khi ra học hòa nhập.
Tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, phát hiện sớm- can thiệp sớm:
Đối với y tế việc phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh lý có tầm quan trọng để hạn chế biến chứng & mãn tính hóa vì vậy khuyết tật cũng cần được phát hiện sớm và can thiệp sớm để hạn chế khuyết tật trở thành tàn tật,song song việc đi tham quan các mô hình can thiệp sớm cho trẻ KTTT, tự kỷ của nước ngoài và sự đào tạo giáo viên của chuyên gia vương quốc Anh, Hà lan, Mỹ, Đan mạch….về GD đặc biệt, trị liệu ngôn ngữ, hoạt động trị liệu, các phương pháp ABA, Early Denver…để đạt được chất lượng can thiệp sớm cho trẻ trước 3 tuổi.
Trung tâm Sao Mai nhận thấy rằng để có thể phát hiện sớm các vấn đề cũng như mức độ khuyết tật của trẻ cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng.TT đã phối hợp với các đài truyền hình, báo in…để tuyên truyền. TT được sự đồng tình hỗ trợ về chủ chương của Hội cứu trợ TE khuyết tật Việt nam nên đã mạnh dạn mở rộng qui mô phát hiện sớm &can thiệp sớm,Việc tư vấn – thăm khám – đánh giá trẻ trước khi can thiệp là cần thiết. Chính vì vậy Sao Mai đã mở ra phòng khám với mục đích thực hiện khám chẩn đoán - đánh giá sự phát triển tâm lý cho trẻ và tư vấn cho các gia đình trẻ có nhu cầu đặc biệt ,giúp phụ huynh có thể xác định được mức độ và tình trạng của trẻ cũng như nhu cầu đặc biệt để lựa chọn giải pháp hợp lý & tư vấn các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời cho trẻ - giúp gia đình nhận thức ra các vấn đề của con & tự đưa ra lựa chọn. Song song hoạt động phát hiện sớm/can thiệp sớm cho trẻ Khuyết tật trí tuệ & tự kỷ tại Hà nội từ 2010 TTSM bắt đầu nhận đaò tạo thực hành cho giáo viên các cơ sở cả của nhà nước như BV tâm thần Khánh hòa, BV tâm thần TW1, TT PHCN THụy an thuộc Bộ TBXH một số trường Mầm non có trẻ tự kỷ học hòa nhập, 1 số cơ sở giáo dục đặc biệt tư nhân,
TTSM đã chuyển giao mô hình can thiệp sớm cho Tp Hải phòng, Tp Sơn la thông qua tư vấn - đào tạo nhân lực cho TP Hải phòng & Tp Sơn la để thành lập Trung tâm can thiệp sớm cho trẻ KT trí tuệ, tự kỷ ở 2 thành phố. Định kỳ hàng năm đều tổ chức thăm khám cho học sinh, dự giờ tại 2 cơ sở & tiếp tục tư vấn đaò tạo nâng cao chuyên môn cho họ. Ngoài ra TTSM còn là cơ sở thực hành cho các giáo sinh của 2 khoa GD đặc biệt trường ĐH sư phạm HN, Cao đẳng SP Mẫu giáo Trung ương.
Sự trưởng thành và khẳng định vai trò đầu tầu về GD đặc biệt/can thiệp sớm của TTSM thể hiện vai trò cứu trợ & mục tiêu hoạt động của Hội cứu trợ TE khuyết tật Việt nam là đúng đắn phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng – Nhà nước về xã hội hóa công tác giáo dục và không để các đối tượng yếm thế ở lại phía sau.
Hội cũng đã trải qua thời kỳ thăng trầm sau khi Gs Nguyễn Tài Thu yếu rồi mất. Khi đó không có chủ tịch Hội trẻ khỏe để thay thế nên nhiều năm một mình Bs Nguyễn Bá Duyệt tổng thư kí, phó chủ tịch hội lãnh đạo nhưng cũng tuổi cao sức yếu nên hoạt động của Hội có phần giảm sút đặc biệt công tác vận động tài trợ & tìm dự án hỗ trợ gần như hạn chế….nhưng các cơ sở trực thuộc vẫn làm tốt vai trò của mình để uy tín của Hội không bị ảnh hưởng.
Chúng tôi cũng rất vui mừng chào đón chủ tịch mới đồng chí Ngô Sách Thực đã về nhận nhiệm vụ để gánh vác công việc đầy khó khăn của Hội - khi nguồn lực còn hạn chế, kinh phí hoạt động còn eo hẹp. Chúng tôi mong rằng Hội sớm bầu chọn được Phó chủ tịch hội có TÂM có TẦM và ĐỨC để giúp cho hoạt động của Hội & Chủ tịch Hội, chúng ta cần cán bộ tâm huyết, có tâm và trí tuệ cho hoạt động nhân đạo của Hội không để cho các đối tượng dùng danh nghĩa Hội để đánh bóng tên tuổi & lợi dụng Hội.
Hội cần mở rộng quan hệ với các Hội khác để học hỏi-chia sẻ và để nâng uy tín,mục tiêu hoạt động của Hội được nhiều Hội khác và cộng đồng biết về tôn chỉ mục đích hoạt động của Hội. Thay mặt cho 90 CB-Giáo viên và các học sinh TTSM chúc mừng Hội kỷ niệm 30 năm hoạt động cứu trợ TE khuyết tật. Kính chúc các quí vị đại biểu dồi dào Sức khỏe-Thành công và Hạnh phúc.”
Ông Ngô Sách Thực - Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cứu trợ trẻ em khuyết tật