Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Yêu - Hiểu và Hành động để giúp trẻ tự kỷ

Câu hỏi đau khổ của cha mẹ có con tự kỷ

Đã quá nửa đêm, nhưng người phụ nữ vẫn ngồi lặng im trong bóng tối, đôi vai bà khẽ rung lên theo tiếng nấc nghẹn. Không biết đây là đêm thứ mấy bà ngồi khóc thầm như vậy, và bà tự hỏi: “Tôi phải làm sao đây…?”

Như mọi gia đình có con tự kỷ khác, “Phải làm sao đây?” chính là câu hỏi mà bất cứ cha mẹ nào có con tự kỷ cũng tự đặt ra cho bản thân. Câu hỏi đó khiến họ hoang mang, dằn vặt, đau khổ và tuyệt vọng. Bất cứ chuyên gia can thiệp tư vấn, trị liệu cho trẻ tự kỷ đều hiểu rằng, chỉ có một câu trả lời cho câu hỏi vô cùng khó khăn đó: Hãy yêu thương, vì tình yêu thương là thứ mà trẻ tự kỷ cần nhất!

Một người mẹ trẻ đưa con đi khám tự kỷ, chuyên gia yêu cầu cháu bé hãy vẽ một bức tranh gia đình. Cháu lập tức vẽ cảnh cả nhà đi chơi công viên, trong bức tranh thì cháu đứng giữa cha mẹ, còn đứa em nhỏ mới chập chững biết đi thì đứng ở phía bên ngoài cùng. Chuyên gia phân tích rằng, qua bức tranh thì có thể thấy cháu bé đang cảm thấy lo sợ về vị trí của mình trong gia đình, về tình yêu thương mà cha mẹ dành cho mình. Cháu cảm thấy ghen tỵ, cô đơn, sợ hãi và đã tạo ra một bức tường vô hình với cả gia đình để tự cô lập, tự bảo vệ mình.

Yêu - Hiểu và Hành động để giúp trẻ tự kỷ

Thế giới của trẻ tự kỷ vốn đầy rẫy những điều bất an vì thế tình yêu thương của mọi người là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ (Hình ảnh được trích từ bộ phim Hạnh phúc của mẹ)

 

Câu chuyện trên cho thấy đối với trẻ tự kỷ hoặc trẻ có biểu hiện tự kỷ thì tình yêu thương của mọi người là điều vô cùng quan trọng với trẻ. Trẻ tự kỷ luôn ở trong trạng thái bất an, lo sợ vì không thể hiểu được những gì diễn ra xung quanh, bởi vậy trẻ luôn cần được quan tâm, chăm sóc, chia sẻ và giúp đỡ để cảm thấy yên tâm hơn.

Một nghiên cứu cho thấy, trong một dạng thức của các chứng tự kỷ, bất cứ âm thanh nào khi lọt qua tai trẻ tự kỷ thì đều trở nên chát chúa, đáng sợ và trẻ phải chịu đựng những âm thanh đó cả ngày lẫn đêm, do vậy trẻ luôn cảm thấy sợ hãi và muốn được cha mẹ, người thân quan tâm chăm sóc. Trẻ không thể diễn tả được mong muốn đó nên để “tự bảo vệ” mình, trẻ lùi sâu vào thế giới riêng mà không ai có thể “xâm nhập” vào được.

Yêu - Hiểu và Hành động

“Muốn được người khác hiểu mình” là một mong muốn to lớn nhất của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên điều này không hề dễ dàng đối với các em. Benjamin Giroux, một cậu bé 10 tuổi mắc chứng tự kỷ đã viết lên những câu thơ nói về bản thân mình:

“...Khi mọi người cười thì tôi khóc, tôi tự thấy mình đơn độc

Tôi thật khác lạ, tôi không giống ai

Tôi thật lạc lõng

 

Tôi mong một ngày mọi thứ sẽ ổn

Tôi có thể chơi cùng bạn

Tôi hy vọng ngày ấy sẽ đến…”

Bài thơ sau đó được rất nhiều người biết đến và họ đã gửi lại cho Benjamin những dòng chia sẻ, rằng thật ra mỗi người đều có gì đó “không giống ai”, thứ gì đó “thật khác lạ” ở bên trong con người của mình, do đó chúng ta đều như nhau và nhờ đó chúng ta sẽ hiểu được nhau.

Nhận thức đó của chúng ta đối với trẻ tự kỷ là cực kỳ quan trọng. Nó giúp mỗi người chúng ta hiểu được rằng, tự kỷ không phải là một căn bệnh “kỳ quái”, đáng sợ và chúng ta hoàn toàn có thể chia sẻ, có thể bước vào “thế giới bí mật” của trẻ tự kỷ bằng tình yêu thương và sự thấu hiểu.

Yêu - Hiểu và Hành động để giúp trẻ tự kỷ
Chương trình “Cùng chong chóng sắc màu lan tỏa yêu thương” thuộc dự án ‘Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam” đã được công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận PNJ (đơn vị đồng hành, tài trợ dự án) phát động vào ngày 02/04- Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ.

Yêu - Hiểu và Hành động để giúp trẻ tự kỷ

Dự án sẽ có nhiều hoạt động truyền thông góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tự kỷ ở trẻ em, tổ chức các hoạt động kêu gọi cộng đồng cùng chia sẻ, lan tỏa yêu thương dành cho các em

Chính vì thế, đứng trước một “cộng đồng” trẻ tự kỷ đang ngày một gia tăng tại Việt Nam, chúng ta cần thật sự cố gắng để nâng cao nhận thức, giúp mọi người hiểu rõ về chứng này để tìm kiếm và thực thi những giải pháp phù hợp đối với trẻ tự kỷ trong môi trường xã hội ở Việt Nam; đặc biệt là ở những vùng nông thôn, miền núi… Càng sớm càng tốt, cần một chính sách quốc gia cho vấn đề trẻ tự kỷ để sớm có những hành động, những bước đi kịp thời và hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc chia sẻ, đồng hành cùng những gia đình có trẻ em tự kỷ - đặc biệt là với những người mẹ- cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Trên thế giới có ngày 02/04 hàng năm là Ngày thế giới nhận thức về tự kỷ, trong đó bao gồm cả nhận thức của cộng đồng về những người cha, người mẹ có con tự kỷ. Họ xứng đáng được giúp đỡ, cảm thông, động viên và khích lệ, bởi chính những người cha người mẹ luôn là người phải đối mặt nhiều nhất với biết bao “chông gai”, đau khổ và thử thách trên hành trình yêu thương, đồng hành cùng những người con tự kỷ của mình.

Trong tháng 4/2019, hạng mục quan trọng đầu tiên của chương trình “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em Việt Nam” là bộ tài liệu quốc gia đầu tiên về hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ sẽ chính thức được công bố.

Bộ tài liệu sẽ cung cấp cho các giáo viên, kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ và các cha mẹ đang chăm sóc trẻ em tự kỷ những kiến thức toàn diện về dấu hiệu nhận biết, phương pháp can thiệp, cũng như xây dựng chương trình can thiệp phù hợp để trẻ cải thiện hành vi đồng thời chuẩn hóa kiến thức về tự kỷ tại Việt Nam, giúp cộng đồng có cái nhìn đúng đắn, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em tự kỷ.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT