Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Trị liệu ngôn ngữ -Loại hình trị liệu cá nhân sớm nhất của Sao Mai

Phần lớn trẻ tự kỷ/chậm phát triển trí tuệ đều khiếm khuyết về ngôn ngữ. Trẻ không có được ngôn ngữ cũng như không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách thông thường và đơn giản. Chính vì điều này dẫn tới những hậu quả nặng nề ở trẻ như bị bỏ rơi, tách biệt với thế giới. Nhận thấy tầm quan trọng của giao tiếp đối với trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ và trẻ tự kỷ, Trung tâm Sao Mai đã áp dụng loại hình trị liệu ngôn ngữ để điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, đem đến sự ổn định về tâm lý và phát triển bình thường về tư duy cho trẻ, giúp trẻ có thể giao tiếp và hòa nhập.

Hiện nay, Trung tâm Sao Mai có 9 giáo viên can thiệp ngôn ngữ. Họ là các cử nhân tâm lý, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, được đào tạo nâng cao nghiệp vụ bởi các chuyên gia ngôn ngữ Hà Lan, can thiệp thành công rất nhiều trẻ

Trung tâm nhận can thiệp ngôn ngữ cho trẻ ở tất cả các độ tuổi: Can thiệp sớm, sau can thiệp sớm, tiền tiểu học và tiểu học. Can thiệp trong các lĩnh vực: Giúp trẻ khắc phục các khó khăn về lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp. Giáo viên giúp trẻ kích thích bật âm; Chỉnh tật nói ngọng, nói lắp, ngữ điệu…; Phát triển ngôn ngữ tiếp nhận (hiểu) – tăng cường nhận thức; Phát triển ngôn ngữ diễn đạt (nói) – tăng cường giao tiếp; Sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để giao tiếp phù hợp với cộng đồng; Tư vấn và hướng dẫn cha mẹ giao tiếp phù hợp với khả năng của con; Phối hợp với giáo viên lớp giúp trẻ thể hiện được khả năng ngôn ngữ và giao tiếp trong nhóm bạn, đồng thời điều chỉnh hành vi không phù hợp.

Can thiệp trị liệu ngôn ngữ bằng các tiết học cá nhân mà Trung tâm Sao Mai đang áp dụng hiệu quả với trẻ tự kỷ/chậm PTTT bị khuyến khuyết về ngôn ngữ. Thời lượng mỗi tiết can thiệp là 30 phút/tiết. Mỗi trẻ được can thiệp tối đa 2 tiết/ngày (thông thường 1 tiết). Lịch học, chương trình học của trẻ được Trung tâm thống báo công khai tại bảng thông tin ngoài cửa lớp, ngoài ra giáo viên còn trao đổi với phụ huynh chương trình của con 3 tháng 1 lần, hướng dẫn phụ huynh thực hiện các nội dung trẻ đang học trong môi trường ở nhà nhằm phối hợp tốt nhất để giúp con nhanh tiến bộ.

Số tiết học của các trẻ được cân bằng với số ngày trong tháng để đảm bảo tính liên tục, tránh gián đoạn trong quá trình trị liệu, sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ của các trẻ. Các trường hợp trẻ nghỉ mà không sắp xếp dạy bù được, Trung tâm sẽ gửi “phiếu trả lại tiết” tới phụ huynh vào ngày mồng 1, 2 hàng tháng.

Trong mỗi tiết dạy cá nhân, tùy từng mức độ của trẻ mà có cách cán thiệp khác nhau cho phù hợp. Mỗi tiết can thiệp cá nhân có một cô - một trò, học ở một phòng riêng biệt, không bị phân tán bởi những thứ xung quanh.

Một tiết học trị liệu ngôn ngữ thường can thiệp cho 3 nhóm kỹ năng, gồm phát triển giao tiếp, phát triển ngôn ngữ, phát triển lời nói. Tất cả các hoạt động đó nhằm mục đích giúp trẻ bật âm/phát triển vốn từ/giao tiếp. Tùy từng tiết dạy, cô có thể kể chuyện hoặc cho trẻ chơi đồ chơi để tương tác, dạy trẻ bằng tranh... Ví dụ: giáo viên dùng bộ tranh các con vật: gà, vịt, chó, cừu… để giúp trẻ nhận biết về thế giới động vật. Khi cô giáo đưa cho trẻ hình con vật nào thì cô chỉ tay vào con vật và hướng dẫn trẻ làm theo, cô còn biểu đạt tiếng kêu của con vật để trẻ có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các loài vật đồng thời giúp trẻ bật âm. Khi trẻ bắt chước được cô (làm theo hướng dẫn của cô) thì được cô khen/ thưởng- thể hiện yêu thương, vỗ về hoặc vỗ tay khích lệ tạo hứng thú và sự tự tin cho trẻ. Khi trẻ không tập trung, quay đi chỗ khác thì cô lại tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của trẻ vào bài học và tương tác với cô giáo…

Nhờ sự tận tâm, tận tụy và dạy đúng phương pháp nên có trẻ bị bại não, tự kỷ, tới 5 tuổi vẫn chưa có âm. Khi mới đến nhập học, trẻ không hợp tác, gọi không phản ứng, không nhận thức được gì nhưng sau khoảng nửa năm can thiệp ngôn ngữ trị liệu thì trẻ đã hiểu được chức năng giao tiếp ban đầu, hợp tác với cô giáo như biết chơi bóng qua lại với cô, biết chỉ các con vật, biết cầm vật thả vào hộp giấy, tập trung chú ý bài học, biết kéo quần lên khi đi vệ sinh, cô gọi tên biết gọi mình và đi theo cô, biết đưa chân ra cho cô xỏ dép, hiểu được câu lệnh đơn giản…

Những trẻ can thiệp ngôn ngữ chủ yếu là những trẻ đang theo học tại Trung tâm, đến giờ can thiệp giáo viên trị liệu xuống lớp đón trẻ đi đến phòng chức năng để can thiệp. Nhưng cũng có bạn học ở trường hòa nhập bên ngoài, hết giờ học ở trường gia đình mới đón về đưa trẻ đến Trung tâm trị liệu ngôn ngữ. Thông thường hàng ngày mỗi giáo viên can thiệp dạy từ 7-8 tiết cho từ 7-8 trẻ để đảm bảo thời gian và chất lượng cho cả cô và trò.

Với mỗi trẻ cần can thiệp ngôn ngữ thì giáo viên trao đổi với phụ huynh để xây dựng hồ sơ trị liệu cá nhân cho từng trẻ và dạy theo mục tiêu hàng tháng. Sau 3 tháng sẽ có đánh giá, điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn can thiệp đối với trẻ. Ngoài đồ dùng dạy học của Trung tâm thì giáo viên còn phải tự làm đồ dùng học tập để phục vụ cho mục tiêu của trẻ.

Với đội ngũ giáo viên trị liệu ngôn ngữ có chuyên môn, kinh nghiệm và tận tình với trẻ, Trung tâm Sao Mai hy vọng sẽ mang đến sự hài lòng cho phụ huynh và sự tiến bộ của trẻ.

 

Hoạt động dạy trẻ nhận biết các con vật, được cô giáo tổ chức thành trò chơi thả thư hấp dẫn

Động viên khích lệ khi trẻ làm tốt để tạo động lực, sự tự tin cho trẻ

 

Đài Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT