Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Trị liệu hành vi cho trẻ tự kỷ

Một trong những vấn đề cần can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là vấn đề trị liệu hành vi.  Bởi hành vi bất thường ở trẻ tự kỷ đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển ngôn ngữ, quan hệ xã hội, nhận thức và mọi mặt đời sống tâm lý của trẻ. Phát hiện, can thiệp, điều chỉnh hành vi là nền tảng để khởi đầu tiến trình can thiệp hỗ trợ cho trẻ.

Tự kỷ được cho là hình thành bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố như: Gen, môi trường, độ tuổi sinh con… gây nên rối loạn của hệ thần kinh, ảnh hưởng đến não bộ khiến tự kỷ có nhiều biểu hiện và mức độ. Không một trẻ tự kỷ nào giống nhau, kể cả là trẻ sinh đôi.

Bác sỹ Đỗ Thúy Lan, Giám đốc Trung tâm Sao Mai (Trung tâm tư vấn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật trí tuệ, tự kỷ) cho biết, hiện nay, y học hiện đại chưa có thuốc đặc hiệu cho bệnh tự kỷ mà chỉ điều trị các tổn thương não kèm theo như động kinh, tăng động... Chính vì vậy, các hoạt động chủ yếu vẫn là can thiệp sớm cho trẻ với nhiệm vụ của giáo viên đặc biệt, chuyên viên tâm lý, bác sỹ nhi khoa và nhất là phụ huynh bởi yếu tố gia đình vẫn là yếu tố quyết định tới kết quả can thiệp. Nếu được can thiệp sớm trẻ tự kỷ có thể hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống. Nếu như đến khoảng 6 tuổi mới phát hiện để can thiệp thì sẽ có có thể giúp trẻ hòa nhập với người bình thường. Còn nếu không được điều trị, trẻ sẽ không nói được, sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, qua 10 tuổi dễ bị tâm thần…

Việc can thiệp cho trẻ tự kỷ thường tập trung vào: Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức, tư duy, giao tiếp, xã hội và kỹ năng tự phục vụ bản thân. Trong quá trình trị liệu cho trẻ tự kỷ cần áp dụng đa dạng các phương pháp khác nhau như: Ứng dụng phân tích hành vi, liệu pháp ngôn ngữ, trị liệu về vận động, trị liệu kỹ năng xã hội, vật lý trị liệu, liệu pháp trò chơi, trị liệu hành vi, các liệu pháp phát triển, các liệu pháp dựa và trực quan, những liệu pháp y sinh học.

Trong đó, trị liệu hành vi cho trẻ tự kỷ là một phần không thể thiếu trong can thiệp trẻ tự kỷ.Trẻ tự kỷ thường không biết cách biểu hiện ý muốn của mình nên thường gây ra những hành vi không phù hợp như thay vì lắc đầu không muốn đồ chơi thì trẻ ném đồ chơi, thay vi nói “không” khi có người khác sờ chạm vào mình thì bé cấu, cắn người đó… Trị liệu hành vi cho trẻ tự kỷ có mục đích dạy và gia tăng những hành vi tích cực có mục đích.Và giảm hoặc loại trừ những hành vi không thích hợp hoặc không thích ứng

Có rất nhiều phương pháp để trị liệu hành vi cho trẻ tự kỷ như:

Phương pháp thư giãn: Trẻ tự kỷ thường dễ bị kích động bởi những điều bình thường như tiếp xúc cơ thể, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Chúng cũng có thể bị áp lực và thất vọng bởi những việc bất ngờ, chẳng hạn như thay đổi thói quen thường ngày. Trẻ tự kỷ thường dễ bị kích động, vì vậy điều quan trọng là người trị liệu nên biết cách để xoa dịu trẻ, cho trẻ không gian thoải mái, vui chơi cùng trẻ…

Giải mẫn cảm có hệ thống: Là phương thức dựa trên những nguyên tắc của điều kiện hóa cổ điển. Khách hàng được hướng dẫn phương pháp thư giãn và trong khi đó thì tưởng tượng ra trong đầu một loạt các cấp độ của tình huống có vấn đề, và cấp độ mạnh dần lên. Cuối cùng khách hàng đạt tới một điểm mà ở điểm này những tác nhân gây ra sự khổ tâm của khách hàng không còn tác dụng.

Kỹ thuật củng cố: Bao gồm củng cố tích cực và củng cố tiêu cực. Củng cố tích cực có sử dụng những kích thích có tính tích cực như phần 
thưởng và có điều kiện hoá để cá nhân có được hành vi mong muốn. Củng cố tiêu cực là chấm dứt một kích thích tiêu cực gây khó chịu nhưng đem lại một số hành vi mong muốn.

Làm mẫu: Qúa trình học hỏi qua việc quan sát và thực hành theo mô hình hành vi mẫu

Huấn luyện nâng cao khả năng tự tin, quyết đoán. Là kỹ thuật liên quan đến hướng dẫn mọi người bộc lộ cảm xúc. Vừa những cảm xúc tích cực vừa bộc lộ những cảm xúc tiêu cực của mình một cách cởi mở. Thông qua tập diễn hành vi, huấn luyện các kỹ năng xã hội.

Sử dụng công cụ trị liệu: có tác dụng tập trung sự chú ý của trẻ. Sử dụng như một công cụ giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng lo lắng, những bực tức, giúp giảm bớt những hành vi không mong muốn ở trẻ.

Tóm lại, việc điều chỉnh hành vi cho trẻ tự kỳ đòi hỏi sự kiên nhẫn, linh hoạt, hiểu trẻ nhiều hơn của người trị liệu. Khi một hành vi xảy ra, chúng ta phải tìm hiểu kỹ thực sự là trẻ muốn gì để giúp trẻ thể hiện đúng nhằm giảm thiểu những hành vi không mong muốn.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT