Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn ở lớp học do rối loạn điều hòa cảm giác.

Cơ chế điều hoà đa giác quan: con người tiếp nhận thông tin qua 5 giác quan, hệ tiền đình và cảm giác tư thế (tự cảm). Các thông tin đầu vào từ các cơ quan cảm giác này sẽ vào tiểu não và hành tuỷ, tiếp theo các tín hiệu được gửi đến các vùng vỏ não khác nhau để xử lý. Từ đó con người mới có các chức năng về cảm giác, trí nhớ, nhận thức.Nhưng ở trẻ tự kỷ không diễn giải các thông tin cảm giác đầu vào một cách chính xác do sự rối loạn phát triển thần kinh. Vì vậy, các phương pháp điều hóa giác quan đối với trẻ tự kỷ rất cần thiết.

Việc kích thích tiểu não và hành tuỷ thông qua tác động vào cơ quan cảm giác là cơ sở để từng bước cải thiện nhận thức và hành vi của trẻ, từ đó có trẻ xử lý thông tin đúng, do vậy sẽ thích nghi được với môi trường. Muốn có hiệu quả trong việc điều trị cho trẻ tự kỷ phải áp dụng các hoạt động điều hoà đa giác quan.

Có trẻ tự kỷ có cảm giác quá nhạy cảm như: sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính tai với âm thanh quảng cáo, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, đi kiễng gót, ăn không nhai, rất kén ăn... Những tiếng động sẽ gây căng thẳng, lo âu cho trẻ từ đó có thể làm trẻ xao nhãng việc học. Ngược lại có những trẻ kém nhạy cảm như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, quay tròn người, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng. Một số khác thì không hề phản ứng với âm thanh hay tiếng động như gọi tên trẻ...

Vì vậy, các giáo viên, phụ huynh, nhà trị liệu cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ tự kỷ , hiểu những khó khăn trẻ gặp, đặc biệt là trong lớp học để có cách thích ứng và định hướng kịp thời. Trẻ tự kỷ cần được can thiệp điều hòa cảm xúc. Với mỗi loại cảm xúc của trẻ, cần những phương pháp can thiệp phù hợp. 

Thông thường có các hoạt động liên quan đến hệ tiền đình và vận động nhưLăn tròn trên sàn nhà, lộn người về phía trước; Nhảy qua dây, ngồi xích đu, đu dây; Đi bộ, chạy, bơi lội; Các trò chơi xoay vòng tròn, nhún lắc hoặc đẩy ghế; Ngồi hoặc lăn mình trên bóng nhiều tư thế; Kéo đẩy, ném; Mang, vác, khoác ba lô; Bò, nhảy, trèo, lăn; Trò chơi lao người

Các hoạt động liên quan đến xúc giác như: Chà xát lên da: sử dụng vải mềm, bàn chải; Vuốt ve, tạo các k.thích nhẹ như kiến bò hoặc cù nách...; Chơi bột nặn, đất nặn; Vẽ bằng đầu ngón tay, chơi với cát, gạo, nước; Đồ chơi bóp được, có tiếng kêu (chút chít, thú mềm...); Sử dụng đồ vật: kéo cắt, sáp, bút màu, bàn chải, lược...; Xâu hạt, trò chơi xây dựng; Mát-xa hoặc tạo cảm giác sâu trên bề mặt; Nhai, cắn, thổi mút

Các hoạt động liên quan đến thính giác, thị giác như: Điều chỉnh âm thanh, ánh sáng, màu sắc cho phù hợp, sau đó dần chuyển sang các cường độ khác.

Các hoạt động cải thiện vị giác của trẻ: Nên tập cho trẻ nhai thức ăn, cho ăn uống đa dạng. Nếu trẻ không thích một món ăn thì nên cho trẻ làm quen dần, ăn từng ít một, có xen kẽ với thức ăn trẻ vẫn ưa thích.

Trung tâm Sao Mai tự hào có đội ngũ giáo viên trị liệu có chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm làm việc với trẻ tự kỷ về lĩnh vực điều hòa giác quan. Nhiều trẻ tự kỷ, nhờ can thiệp điều hòa giác quan đúng cách, kịp thời đã trở nên cân bằng trạng thái, giúp trẻ học tập, can thiệp các kỹ năng khác có nhiều tiến bộ.

Đ.T

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT