Trẻ tự kỷ cần can thiệp sớm để có thể hòa nhập ở trường phổ thông
Bên cạnh đó, giáo viên hiện nay đang dạy hòa nhập ở trường mầm non còn hạn chế trong sự hiểu biết về Hội chứng tự kỷ, những đặc điểm của trẻ tự kỷ, những khó khăn trẻ gặp phải, phương pháp và kỹ năng dạy trẻ trong lớp học hòa nhập ở trường mầm non. Đặc biệt là sự thiếu kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực giao tiếp, tương tác và dạy kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho các trẻ em này.
Nhiều trường mầm non hiện nay cũng nhận ra được những hạn chế này khi tiếp nhận trẻ tự kỷ vào trường học nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Vừa qua, một Trường mầm non ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh khắc phục hạn chế này bằng cách cử một số giáo viên đi học thêm về các kỹ năng chăm sóc, can thiệp cho học sinh tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ tại Trung tâm Sao Mai để có thêm kỹ năng, chủ động hơn khi làm việc với trẻ tự kỷ, chậm phát triển theo học hòa nhập tại trường, đồng thời giúp cho trẻ có cơ hội học tập tốt hơn.
Thực tế cũng cho thấy nhiều trẻ tự kỷ can thiệp ở các trung tâm, cơ sở chuyên biệt có tiến triển tốt nhưng chưa đạt đến “chuẩn cơ bản” để đi học hòa nhập ở trường mầm non. Một phần do cha mẹ có tâm lý nóng vội muốn cho trẻ ra học hòa nhập sớm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì cha mẹ không nên ép trẻ phải hòa nhập sớm nếu trẻ chưa được chuẩn bị tốt về tư tưởng và các kỹ năng cơ bản. Nhiều trẻ khi đến trường do chưa có bước tiền hòa nhập nên thường có những biểu hiện la hét, đập phá, không làm theo sự chỉ bảo của giáo viên nên các giáo viên rất vất vả để uốn nắn các em trong khi cô cần phải đảm nhiệm giảng dạy hàng chục học sinh khác trong lớp. Nếu các em tiếp tục ở lại các trung tâm, cơ sở chuyên biệt thêm một thời gian sẽ tốt hơn cho trẻ.
Điều quan trọng trẻ có thể được ra học hòa nhập sớm hay muộn tùy thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng, phụ thuộc vào trẻ được phát hiện sớm và can thiệp sớm, chất lượng nơi trẻ đi can thiệp…
Một tín hiệu khả quan là do hiểu biết của cha mẹ và cộng đồng ở một số thành phố lớn về rối loạn tự kỷ tăng lên nên có nhiều trẻ nhỏ đã được đưa đi khám để can thiệp sớm. Tuy nhiên, việc chẩn đoán phổ tự kỷ từ nhẹ đến nặng thực sự không dễ dàng. Nó đòi hỏi phải có thời gian quan sát và đánh giá. Để biết trẻ đã sẵn sàng hòa nhập được hay chưa thì cần phải trải qua cách đánh giá trẻ trên nhiều lĩnh vự
Theo các nhà chuyên môn trong lĩnh vực can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ thì lĩnh vực hành vi và lĩnh vực kĩ năng ngôn ngữ - giao tiếp phải được ưu tiên khi xem xét trẻ đã đủ khả năng hòa nhập hay không. Thực tế thì tiêu chuẩn nhiều trường hòa nhập thường ưu tiên hàng đầu trong quá trình tiếp nhận là hành vi và ngôn ngữ - giao tiếp (trẻ đã biết nói chưa? trẻ có thể giao tiếp thể hiện nhu cầu hay không?).
Vì vậy mà chương trình can thiệp sớm tại các trung tâm chuyên biệt chú trọng đến hai lĩnh vực này. Nhiều gia đình cũng thường đưa ra quyết định về việc cho con đi học hòa nhập khi trẻ có thể đáp ứng được các tiêu chí về hành vi ngôn ngữ.
Cùng với hai lĩnh vực trên thì lĩnh vực kỹ năng học tập và kỹ năng xã hội của trẻ cũng là điều cần chú ý để đánh giá xem trẻ đã có khả năng hòa nhập hay chưa. Ngoài đánh giá theo các lĩnh vực khoa học thì vấn đề quan trọng là gia đình cần phải hiểu và đồng hành trên chặng đường hòa nhập của con. Sự thấu hiểu của gia đình cộng thêm tấm lòng yêu thương của mọi người xung quanh môi trường hòa nhập sẽ giúp cho trẻ tự kỷ tự tin hòa nhập với cộng đồng.