Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Thực tập sinh Hà Lan chia sẻ về chứng tự kỷ với giáo viên Sao Mai

Sao Mai là điểm đến của nhiều sinh viên thực tập trong và ngoài nước. Cũng như nhiều sinh viên ngoại quốc khác, Iris Land (ngành công tác xã hội, trường Hbo, Maets Chappelisk Werken Dienstrerlening, Hà Lan) và Lisa Ten Broeke  (ngành công tác xã hội, Trường Hogeschool  Windesheim, Zwolle, Hà Lan)  đã chọn Sao Mai là điểm đến để được thực hành kiến thức của mình đồng thời mong muốn được học tập môi trường làm việc của Sao Mai như học tập cách chăm sóc và tình trạng của trẻ và để hiểu hơn văn hóa Việt Nam.

Trong quá trình thực tập tại Sao Mai, bằng kinh nghiệm lý thuyết và thực tiễn, các thực tập sinh chuyên ngành công tác xã hội của Hà Lan: Iris Land và Lisa Ten Broeke cũng đã có được kết quả thật bổ ích. Đó là các bạn đã biên soạn tài liệu về các hoạt động dành cho giáo viên dạy trẻ tự kỷ. Tài liệu này, các bạn đã cùng các giáo viên Sao Mai có buổi chia sẻ tại Hội trường Trung tâm.

Các sinh viên Hà Lan và các giáo viên Sao Mai đã chia sẻ với nhau về cách nhận diện và làm việc với trẻ tự kỷ, cách nhận và làm việc với trẻ mắc chứng ADHD.

Chia sẻ về cách làm việc với trẻ tự kỷ, hai bên đã có những lưu ý được rút ra như: sử dụng ngôn ngữ cụ thể đối với trẻ tự kỉ: các câu ngắn, không nói chuyện phiếm; Trẻ có thể thường xuyên chỉ làm một việc vào một lúc; Tránh các cuộc thảo luận không hồi kết: trẻ sẽ không hiểu bạn muốn nói gì, trẻ chỉ làm vì trẻ bắt buộc phải làm; Dứt khoát thay vì cảm tính; Hỏi các câu hỏi cụ thể và kiên nhẫn để trẻ đưa ra câu trả lời, đôi khi cần nhiều thời gian để có được câu trả lời; Có thể đoán trước và chỉ ra sự thay đổi về thời gian; Tạo ra sự giao tiếp và cho trẻ thời gian để tiếp nhận thông tin. Khi tương tác, hãy biểu lộ cảm giác và cảm xúc, bởi trẻ tự kỷ cũng có các cảm giác và có nhu cầu về cảm xúc giống như những trẻ em khác.

Làm việc với trẻ tự kỷ phải luôn rõ ràng và có nguyên tắc. Trẻ đôi khi có thể có yêu sách, nhưng đó là vì trẻ cần sự rõ ràng. Không mong đợi phản ứng với giao tiếp phi ngôn ngữ (biểu hiện nét mặt hoặc cử chỉ) cô giáo. Trẻ sẽ không có khả năng nhận ra hoặc biểu hiện theo cách đó. Chịu đựng sự sợ hãi và sự chán nản ở mức thấp. Chú trọng tới các cảm xúc của trẻ và luôn sẵn sàng lắng nghe. Xác định thời điểm cảm xúc của trẻ "sẵn sàng" và nói rõ ràng về điều này. Không đối chất về nội dung. Sau khi dừng được cảm xúc của trẻ lại, đưa trẻ trở về với cuộc sống bình thường: xây dựng lại tương tác mà bạn đang thực hiện với trẻ lúc trước. Đặt trẻ vào hoạt động thay thế có nhiều sự bình lặng hơn. Tạo ra sự an toàn cho trẻ về môi trường xung quanh.

Trong nội dung này, hai bên cũng nhấn mạnh đến các hoạt động kích thích và rèn luyện ngôn ngữ, sự phát triển về thể chất, các giác quan và các kĩ năng cảm xúc của trẻ tự kỷ nhỏ tuổi. Đối với các trẻ lớn hơn, cũng có các hoạt động vui chơi giúp trẻ rèn luyện về toán và ngôn ngữ.

Trong chia sẻ về cách nhận diện trẻ bị ADHD và cách làm việc với trẻ mắc chứng ADHD. Hai bên cũng đã có những chia sẻ về sự khuyến khích các hành vi tích cực ở trẻ (cái gì và tại sao). Đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng. Đưa ra một nhiệm vụ vào một thời điểm. Giao tiếp bằng mắt. Đảm bảo trẻ không bị phân tán trước khi cô đưa ra nhiệm vụ. Yêu cầu trẻ nhắc lại nhiệm vụ. Phê bình hiệu quả, các hệ quả của hành vi không mong đợi phải được biết trước. Cho trẻ không gian để di chuyển. Thông báo định kì về các tình huống mới. Luôn nhất quán và có các nguyên tắc cơ bản. Có sự thỏa thuận ngắn gọn và rõ ràng, kèm theo hệ thống thưởng phạt. Bỏ qua sự chú ý tiêu cực. Sự cách ly (Góc phạt trong thời gian nhất định) ...

Những chia sẻ của thực tập sinh của Đại học Hà Lan và giáo viên Sao Mai đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng làm việc với trẻ tự kỷ, trẻ ADHD, giúp công việc chăm sóc, dạy dỗ và can thiệp trẻ hiệu quả hơn.

Đài Thanh


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT