Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Tập huấn phụ huynh về phát triển kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ tự kỷ

Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói cho trẻ tự kỷ rất quan trọng giúp bé tồn tại và phát triển, là một năng lực cần thiết cho trẻ mở rộng quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài nhà trường và xã hội. Đây là một kỹ năng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và khác nhau,vì thế ngoài những yếu tố của năng lực nội tại có sẵn nơi trẻ, thì các bậc phụ huynh, giáo viên cũng cần quan tâm áp dụng những biện pháp để gi trẻ phát triển về kỹ năng giao tiếp bằng lời nói thông qua việc tác động bằng cách kích thích nhiều giác quan, mà chủ yếu là nghe – nhìn và đụng chạm. Để trẻ tiến bộ không chỉ có thời gian can thiệp trên lớp mà trẻ cần can thiệp mọi lúc, mọi nơi, nhất là thời gian ở nhà bên bố mẹ. Và để các bậc phụ huynh có được các kiến thức, kỹ năng để giúp đỡ trẻ tại nhà, Trung tâm Sao Mai đã tổ chức tập huấn cho phụ huynh về cách giúp trẻ phát triển giao tiếp ngôn ngữ bằng lời nói.

Chuyên viên Nguyễn Thị Thu Ngân và Nguyễn Thị Thu Hương đã có buổi chia sẻ thành công với các phụ huynh nội dung về nhu cầu giao tiếp của trẻ tự kỷ, tạo động lực giao tiếp cho trẻ tự kỷ, các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ và phát triển kỹ năng giao tiếp trên nền tảng ngôn ngữ của trẻ. Về nhu cầu giao tiếp của trẻ dựa vào trẻ có động lực xã hội ít hay nhiều hoặc không có. Tạo động lực giao tiếp cho trẻ cũng cần dựa vào trẻ có động lực, trẻ ít động lực và trẻ không có động lực. Với trẻ không có động lực: Hoạt động vận động giác quan xã hội không đồ vật thông qua trò chơi quen thuộc như đuổi bắt, cù ký, ú òa, tung hứng, phi ngựa… Trẻ ít có động lực: Hoạt động giác quan xã hội có đồ vật thông qua trò chơi quen thuộc như thổi bóng, vật tạo âm thanh, nước, cát, bột, bạt lò xo, túi vải …

Hoạt động với đồ vật có giao tiếp chủ đích: Hoạt động với đồ vật có giao tiếp chủ đích thông qua trò chơi trẻ thích như: Ô tô, Xếp hình, tranh ảnh - búp bê, gấu bông- quả bóng…Ngoài ra, giảng viên còn lưu ý ngắn gọn và dễ nhớ với các phụ huynh khi chơi cùng con ở nhà, phụ huynh nên chuẩn bị sẵn 10 trò chơi, làm nhanh thử 3 lần;

Trò nào trẻ đáp ứng, chơi để thành thói quen. Dừng lại và chờ đợi, đợi trẻ đòi hỏi thêm. Rồi đưa vào các đồ vật (không thay đổi thường xuyên). Tiếp đến loại bỏ vậtxao lãng (Tìm vị trí trung tâm). Kiểm soát đồ vật tốt (Làm trẻ không quên mình) và Luôn trong tầm giao tiếp khi nói, cười hay lúc chơi…

Về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ, giảng viên cũng đã hệ thống về các giai đoạn cụ thể từ trước khi trẻ có ý thức, khi trẻ có ý thức tiền ngôn ngữ và những từ đầu tiên; giai đoạn nói cụm từ và câu; giai đoạn phức tạp về cú pháp đến giai đoạn ngữ nghĩa ở trẻ cao hơn để phụ huynh dễ nắm bắt kiến thức, từ đó phụ huynh có thể đánh giá được khả năng ngôn ngữ của trẻ để có biện pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả với từng trẻ.

 Về phát triển kỹ năng giao tiếp trên nền tảng ngôn ngữ của trẻ, các phụ huynh khi can thiệp phải nương theo hoạt động của trẻ. Tạo tình huống để trẻ giao tiếp như: Nhại lại trẻ (bắt chước); Cường điệu hóa để cách chơi sinh động; Mô tả và bình luận về trò chơi; Phá hoặc làm gián đoạn trò chơi bằng các vật cản thú vị; Sắp đặt đồ trong tầm mắt nhưng trẻ không thể lấy được; Chơi có kiểm soát việc tiếp cận đồ; Trò chơi buộc trẻ phải nhờ trợ giúp; Các phần không đủ, thiếu cân bằng trong phân chia; Đặt ở chỗ bất ngờ/giấu một phần; Cho trẻ thứ trẻ không muốn; Tạo ra những tình huống ngớ ngẩn; Chơi cân bằng theo lượt để trẻ tham gia giành lượt. Chờ đợi trẻ tham gia hoặc giao tiếp và đáp lại hành vi của trẻ khi nó ý nghĩa, làm theo hành vi và làm mẫu một hành vi bạn muốn con áp dụng.

Thêm trợ giúp nếu thấy cần, đó là chờ đợi trẻ phản ứng; nếu trẻ không làm được theo mẫu, bạn hãy dùng gợi ý phù hợp với đặc điểm của trẻ (ít- nhiều), mức phát triển của trẻ (hành động- cử chỉ điệu bộ- lời nói) và hoàn cảnh/tình huống (trước- song song- sau); Chờ đợi trẻ sau gợi ý; Mục đích cuối cùng là trẻ làm theo mẫu. Tiếp theo là củng cố; Thưởng cho trẻ những đồ vật, hoạt động yêu thích hay cách đối xử mà trẻ mong muốn; Dán nhãn hành vi khen thường; Chuyển dần khen thưởng vật chất thường xuyên sang quy đổi; Tăng cường khen thưởng xã hội. Cuối cùng là mở rộng kỹ năng của trẻ (làm mẫu mới) đó là thêm dần yếu tố vào kỹ năng đang có của trẻ hoặc dạy trẻ một kỹ năng mới.

Qua các các buổi tập huấn, cập nhật kiến thức như vậy, các phụ huynh có thêm kiến thức, tự tin để can thiệp cho trẻ tự kỷ tại gia đình một cách hiệu quả.

 

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT