Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Sách nhận diện trẻ tự kỷ (phần 2)

Sách tuy viết về trẻ tự kỷ, nhưng trọng tâm của sách là cha mẹ, bởi bạn sẽ là người đọc sách chứ không phải là con tự kỷ. Đồng thời cha mẹ cũng sẽlà người thực hiện những lựa chọn tối ưu nhất cho con mình, sau khi xem xét cho phùhợp với hoàn cảnh riêng và tình trạng của trẻ.

Cha mẹ trẻ tự kỷ đừng quá lo lắng bởi vì bạn không đơn độc, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn và tiếp sức cho bạn trên bước đường chông gai, giúp bạn vững tin hơn vào kết quả ngày mai của con bạn.

 

PHẦN 5: RỐI LOẠN GIÁC QUAN

 

5.1 THỊ GIÁC

 

  • Thích ở trong bóng tối.
  • Khó sắp xếp các mảng hình ghép với nhau
  • Do dự khi đi lên hoặc xuống lề đường hoặc bậc thang
  • Bực mình vì ánh đèn sáng sau khi những người khác đã thích nghi với ánh sáng
  • Nhìn chằm chằm một cách chăm chú các đồ vật hoặc người
  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Không nhận ra khi có người bước vào phòng
  • Trở nên kích động khi có nhiều thứ để nhìn

 

5.2 THÍNH GIÁC

  • Phản xạ tiêu cực đối với những âm thanh bất ngờ hoặc âm thanh to (máy hút bụi, máy sấy tóc, v.v…)
  • Lấy tay bịt hai tai
  • Không thể làm việc hoặc làm việc không hiệu quả khi có tạp âm (quạt, tủ lạnh, v.v…)
  • Không có phản xạ khi người khác gọi tên mình
  • Có vẻ không biết người khác nói trong môi trường hoạt động
  • Có những lúc có vẻ như bị điếc

 

5.3 VỊ GIÁC/KHỨU GIÁC

  • Tránh một số vị/mùi nhất định trong chế độ ăn uống đặc trưng của trẻ
  • Thông thường ngửi thấy những đồ vật không phải là thức ăn
  • Thể hiện sở thích mạnh đối với một số mùi nhất định  
  • Sẽ chỉ ăn một số vị hoặc kết cấu nhất định
  • Nhai và liếm những vật không phải là thức ăn
  • Tìm một số vị hoặc mùi nhất định
  • Tự giới hạn với loại thức ăn/nhiệt độ nhất định
  • Có vẻ không ngửi thấy những mùi thơm mạnh

 

5.4 XÚC GIÁC

  • Tránh bị “bẩn thỉu” (ví dụ: chơi hồ dán, cát, sơn màu bằng ngón tay, keo dán, băng dính, đi chân đất… )
  • Thể hiện sự khó chịu khi làm răng hoặc đánh răng
  • Nhạy cảm với một số loại vải nhất định (đặc biệt đối với quần áo hoặc khản trải giường)
  • Chạm vào người và đồ vật tới mức khiến họ khó chịu
  • Phản ứng một cách xúc động hoặc hung hãn với đụng chạm
  • Nghi thức cứng nhắc trong vệ sinh cá nhân
  • Chà xát hay gãi chỗ bị chạm vào
  • Dễ nôn với các kết cấu thức ăn, dụng cụ ăn ở trong miệng
  • Thể hiện nhu cầu khác thường phải chạm vào đồ chơi, bề mặt hay kết cấu nhất định
  • Thường xuyên cho đồ vật vào miệng (ví dụ: bút chì, tay…)
  • Giảm nhận thức về cơn đau và nhiệt độ.
  • Khó khăn trong việc đứng trong hàng hoặc gần người khác
  • Dường như không nhận ra khi có người chạm vào cánh tay hay lưng

 

5.5 VẬN ĐỘNG

  • Trở nên lo lắng khi chân không chạm đất
  • Sợ ngã hoặc độ cao
  • Không thích các hoạt động phải chúc đầu xuống (ví dụ như nhào lộn hay đùa nghịch).
  • Tránh leo trèo, nhảy, mặt đất gồ ghề hay không bằng phẳng
  • Mạo hiểm quá mức trong khi chơi làm hại đến an toàn bản thân (ví dụ: trèo cây cao, nhảy xuống từ đồ đạc cao)
  • Tìm kiếm tất cả các loại vận động, can thiệp thói quen hàng ngày
  • Tránh đồ chơi ngoài sân hay các đồ chơi chuyển động
  • Đu đưa một cách vô thức trong các hoạt động khác (ví dụ: xem ti vi).
  • Giữ thẳng đầu, kể cả khi  cúi xuống hoặc nghiêng người
  • Quay nhanh/xoay tròn thường xuyên trong ngày
  • Trở nên mất phương hướng sau khi cúi xuống bồn rửa hoặc bàn
  • Xoay cả người để nhìn bạn

 

5.6 VỊ TRÍ CƠ THỂ

  • Tìm các cơ hội ngã mà không quan tâm đến sự an toàn của cá nhân
  • Bám dựa vào những người khác, đồ gỗ, đồ vật thậm chí cả trong các tình huống quen thuộc
  • Có vẻ như có cơ yếu
  • Dễ mệt mỏi, đặc biệt khi đứng hoặc giữ vị trí cơ thể đặc biệt
  • Đi bằng ngón chân
  • Di chuyển một cách khó khăn.
  • Cầm nắm yếu
  • Không thể nhấc các đồ vật nặng
  • Chống đỡ để tự hỗ trợ.
  • Để các bộ phận cơ thể ở các tư thế lạ

 

PHẦN 6: CÁC TẬT CÓ THỂ ĐI KÈM

  • Chậm phát triển trí tuệ
  • Hội chứng Down
  • Bại não
  • ADD (thiếu chú ý)
  • ADHD (tăng động giảm chú ý)
  • Asperger ( hội chứng tự kỷ nhẹ-có ngôn ngữ)
  • NLD (chứng khó học những biểu hiện không lời)

 

PHẦN 7: ĐỂ GIÚP ĐỠ TRẺ

  • Lựa chọn môi trường can thiệp phù hợp với khuyết tật của trẻ
  • Để trẻ có cơ hội được học tập tại các cơ sở chuyên biệt
  • Can thiệp sớm chừng nào sẽ mang lại thêm nhiều cơ hội cho trẻ chừng đó
  • Lựa chọn cách tác động vào trẻ một cách tốt nhất tùy theo mức độ của con bạn, thông qua việc giúp đỡ của các chuyên gia

 

 

 PHẦN 8: MÔ HÌNH CAN THIỆP SỚM CỦA TRUNG TÂM SAO MAI   (giới thiệu)

1.   Trẻ được chẩn đoán và phân loại mức độ nặng/ nhẹ từ phòng khám.

2.   Gia đình hoàn thiện hồ sơ cá nhân của trẻ & những thông tin về gia đình.

3.   Phân lớp theo tuổi đời – tuổi khôn IQ, chẩn đoán loại khuyết tật / mức độ (loại nặng hay nhẹ)

4.   Mỗi giáo viên dậy 4-5 học sinh.Mỗi lớp 10 -12 học sinh.

5.   Trị liệu ngôn ngữ 1 giáo viên/ 1 học sinh

6.   Định kỳ 6 tháng đánh giá lại để chuyển lớp cho phù hợp khả năng, mức độ tiến bộ của mỗi trẻ.

7.   Mỗi quí giáo viên và phụ huynh cùng trao đổi để lên chương trình, kế hoạch cá nhân cho mỗi học sinh. Hàng tháng giáo án mỗi học sinh sẽ được cán bộ phòng đào tạo kiểm tra góp ý (nếu cần thiết),rồi chuyển cho giáo viên thực hiện.Phòng đào tạo sẽ dự giờ đột xuất & cho điểm thi đua để giám đốc thưởng hàng tháng.

8.   Khi trẻ đủ khả năng ra học hòa nhập TT sẽ khám lại & tư vấn cho gia đình nên làm gì tiếp theo sau khi ra học hòa nhập, vì thực tế trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ-giao tiếp, tự lập, nhận biết thế giới xung quanh tốt hơn trước có thể theo học các bạn nhưng khả năng hiểu ( kỹ năng xã hội)& giao tiếp vẫn hạn chế, vì vậy trẻ cần tiếp tục được hỗ trợ nếu không trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình hòa nhập.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM:

1.Cá nhân trong nhóm nhỏ ( 4-5 bạn)

2.Can thiệp nhóm lớn 10 -12 học sinh để tạo sự tương tác & giao tiếp thuận lợi.

3. Trị liệu cá nhân : trị liệu ngôn ngữ, trị liệu nước, mỹ thuật trị liệu, âm nhạc trị liệu,xoa nắn bấm huyệt- masage...

4.Chương trình hòa nhập: giao lưu với các bạn mầm non Hoa Sen,biểu diễn múa, hát cùng các anh chị sinh viên nhân ngày đặc biệt ( trung thu, 1/6, ngày thế giưới nhận biết & chăm sóc người tự kỷ, ngày chăm sóc người khuyết tật Vn...Noel,Tết..) Dã ngoại 1 lần / tháng.

** Phát hiện sớm dựa vào thang phát triển tâm vận động lứa tuổi của trẻ bình thường và những kỹ năng mà trẻ  đạt được để nhận biết mức độ chậm phát triển trí tuệ & hội chứng tự kỷ có kèm chậm phát triển trí tuệ.

** Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ theo mô hình giáo dục đặc biệt dựa trên nền tảng của chương trình mầm non bình thường để giúp trẻ khuyết tật trí tuệ phát triển toàn diện các kỹ năng trong khả năng có thể của trẻ.

** Can thiệp sớm trẻ tự kỷ xử dụng các phương pháp đặc biệt như ABA,TEACH; PECS....trị liệu ngôn ngữ cá nhân, hoạt động trị liệu OT...,để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ - giao tiếp( bao gồm hiểu và xử dụng ngôn ngữ để giao tiếp), nhận thức-kỹ năng xã hội, tự lập, vận động...Can thiệp hành vi,trị liệu giác quan.

CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP SỚM để phát triển:

Kỹ năng tự lập.

Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng xã hội.

Kỹ năng vận động thô - vận động tinh

Trị liệu nước.

Quản lí hành vi.

Điều phối và sử dụng 5 giác quan

Computer – Games.

Âm nhạc – Mỹ thuật.

Ch­ương trình dã ngoại

Tiền dạy nghề và dạy nghề

 

PHÂN CHIA LỚP CAN THIỆP SỚM theo các tiêu chí:

 

- Dựa vào loại khuyết tật

- Dựa vào tuổi khôn (IQ)

- Dựa vào tuổi đời



Admin (Theo Trung tâm Sao Mai)


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT