Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Sách nhận diện trẻ tự kỷ (phần 1)

Sách tuy viết về trẻ tự kỷ, nhưng trọng tâm của sách là cha mẹ, bởi bạn sẽ là người đọc sách chứ không phải là con tự kỷ. Đồng thời cha mẹ cũng sẽlà người thực hiện những lựa chọn tối ưu nhất cho con mình, sau khi xem xét cho phùhợp với hoàn cảnh riêng và tình trạng của trẻ.

Cha mẹ trẻ tự kỷ đừng quá lo lắng bởi vì bạn không đơn độc, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn và tiếp sức cho bạn trên bước đường chông gai, giúp bạn vững tin hơn vào kết quả ngày mai của con bạn.

 

 MỤC LỤC 

PHẦN 1: DẤU HIỆU SỚM

-      KHI CON BẠN 12 THÁNG

-      KHI CON BẠN 18 THÁNG

PHẦN 2: CHA MẸ CẦN LÀM

PHẦN 3: GIỚI THIỆU TRẮC NGHIỆM THEO CHUẨN

PHẦN 4: NHẬN DIỆN 3 KHUYẾT KHIẾM

-      GIAO TIẾP

-      NGÔN NGỮ

-      HÀNH VI

PHẦN 5: RỐI LOẠN GIÁC QUAN

PHẦN 6: CÁC TẬT CÓ THỂ ĐI KÈM

PHẦN 7: LỰA CHỌN ĐỂ GIÚP ĐỠ TRẺ

PHẦN 8: MÔ HÌNH CAN THIỆP SỚM TT SAO MAI

 

PHẦN 1: DẤU HIỆU SỚM

1.1 KHI CON BẠN 12 THÁNG

  • Không biết bi bô những chữ căn bản như "đa đa" hay "ma ma"
  • Không biết dùng cử chỉ như là vẫy tay bye-bye hay lắc đầu
  • Không chỉ tay bằng ngón trỏ vào hình ảnh hay đồ vật

 

1.2 KHI CON BẠN 18 THÁNG

  • Không biết bắt chước hành động hay lời nói
  • Không biết làm theo các mệnh lệnh đơn giản
  • Không nhìn theo khi bạn chỉ bằng ngón trỏ một vật
  • Dùng trí tưởng tượng để chơi giả bộ

 

PHẦN 2: CHA MẸ CẦN LÀM

2.1 ĐƯA CON BẠN ĐI KHÁM TẠI CÁC CƠ SỞ CHUYÊN VỀ TRẺ TỰ KỶ

  • Để làm trắc nghiệm về sự phát triển theo chuẩn
  • Để làm các trắc nghiệm chuyên biệt theo chuẩn

2.2 TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ CHỨNG TỰ KỶ

  • Qua chuyên  gia
  • Qua phương tiện truyền thông
  • Qua tài liệu in (sách, báo…)

2.3 PHÁT HIỆN SỚM & CẦN QUYẾT ĐỊNH CAN THIỆP CÀNG SỚM CÀNG TỐT.

* Cần ổn định tâm lý & sớm chấp nhận sự thật đừng để mất cơ hội can thiệp sớm cho con trước 36 tháng tuổi.

* Nên tham khảo các phụ huynh khác, lên mạng tìm hiểu các thông tin về các cơ sở can thiệp cho trẻ tự kỷ.

* Hãy lựa chọn cơ sở có uy tín & chất lương can thiệp tốt( đừng nghĩ học phí cao thì chất lượng cao)

 

PHẦN 3: GIỚI THIỆU TRẮC NGHIỆM THEO CHUẨN

1.   Đánh giá sự phát triển các kỹ năng bằng quan sát, phỏng vấn cha mẹ & các TEST tâm lý ( sự phát triển về vận động thô, tinh. Phát triển về ngôn ngữ-giao tiếp, phát triển kỹ năng tự lập, khả năng nhận biết….)để xem xét phát triển về trí tuệ bình thường hay  chậm.

2.   Nếu có dấu hiệu tự kỷ sẽ làm M-CHAT để loại trừ, nếu nghi ngờ sẽ làm tiếp các Test chẩn đoán tự kỷ.

3.   Khám Bác sỹ chuyên khoa Nhi-Tâm thần:

-      Quan sát để đánh giá các triệu chứng

-      Tham khảo thông tin từ cha mẹ và người thân

-      Chơi với trẻ để đánh giá các kỹ năng phát triển phù hợp với tuổi đời chưa.

-      Đánh giá theo thang chẩn đoán DSM4 ( Hội Tâm thần Mỹ) & ICD10 (tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO tổ chức y tế thế giới)

-      Khám toàn thân kiểm tra xem có mắc bệnh nội khoa, TMH…kết hợp không.

-      Đo điện não đồ để loại trừ Động kinh và theo dõi động kinh & điều trị nếu có.

-      Kết hợp với tâm lý để thống nhất chẩn đoán.

-      Tư vấn cha mẹ.

 

PHẦN 4: NHẬN DIỆN 3 KHUYẾT KHIẾM

4.1. GIAO TIẾP

  • Không phản ứng khi nghe  gọi tên
  • Không nhìn vào mắt
  • Thích chơi một mình, không quan tâm đến    người khác
  • Không chỉ tay, chia sẻ điều chú ý với người khác
  • Khó có khả năng kết bạn
  • Chỉ tương tác để đạt được chuyện muốn làm mà không phải chỉ để trò chuyện xã giao
  • Có nét mặt phẳng lì hoặc không thích hợp với tình trạng
  • Tránh hoặc chống lại việc ôm ấp, vuốt ve
  • Không muốn được an ủi, vỗ về lúc buồn, khóc
  • Không hiểu cảm xúc người khác

4.2. NGÔN NGỮ

       ·         Chậm biết nói và chậm có kỹ năng về ngôn ngữ

       ·         Có tật nhái lại, lập lại chữ hay câu hoài không dứt

       ·         Dùng danh từ, đại từ sai

       ·         Trả lời không liên quan gì đến câu hỏi

       ·         Không biết chỉ tay hay đáp ứng với việc chỉ tay

       ·         Nói với giọng phẳng lì như robot, hoặc nói như hát

       ·         Dùng ít cử chỉ hay không biết dùng cử chỉ, như không biết vẫy tay bye bye.

       ·         Không biết chơi giả bộ, như không biết giả bộ gọi điện thoại; hoặc không biết chơi đúng cách, như thay vì đẩy cho xe chạy lại chỉ biết ngắm kỹ bánh xe

       ·         Không hiểu lời nói đùa, mỉa mai, chọc ghẹo, bóng gió

4.3.   HÀNH VI

  • Xếp hàng đồ chơi hay đồ vật thành hàng dài, không cho thay đổi
  • Chơi cùng một cách với đồ chơi lần nào cũng như lần nào
  • Chỉ thích một phần của đồ chơi thay vì nhìn toàn bộ. Như chỉ ngắm bánh xe hoài
  • Sắp xếp đồ đạc trong môi  trường theo một thứ tự, bàn ghế ở đâu là ở đó, không cho ai thay đổi thứ tự ấy
  • Hóa bực dọc khi có thay đổi nhỏ
  • Đòi phải theo thông lệ
  • Si mê, ưa thích quá độ một điều gì
  • Vẫy tay, lắc lư thân hình, quay mòng mòng...
  • Có các hành vi tự hại thân như đập đầu, cắn, cấu xé, cào, …

                      xem phần 2                



Admin (Theo Trung tâm Sao Mai


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ