Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Rối nhiễu tăng động/ giảm tập trung

I. Một số trường hợp về rối nhiễu tăng động/ giảm tập trung:

 

Trường hợp 1:
Tuấn, một học sinh lớp 4, luôn gặp khó khăn khi bắt đầu các công việc thường ngày vào mỗi buổi sáng.Cậu ta đánh mất bút chì, không tìm thấy vở, thường là bởi ở bàn cậu mọi thứ đều lộn xộn. Tất nhiên là cậu ta phải chạy khắp lớp để mượn các thứ, và trong khi đang làm cậu luôn quên điều gì cậu định làm. Cậu rất ít khi hoàn thành các bài tập viết tay. Mẹ cậu gần đây hay phàn nàn rằng càng ngày công việc gọi cậu ra khỏi giường và bắt cậu đi học càng trở nên khó khăn hơn. Cậu hay phàn nàn rằng “không có đứa nào thích con cả”.
 
Các triệu chứng mất tập trung:
Thường: 
- Thất bại khi phải tập trung cẩn thận vào những chi tiết hoặc hay mắc lỗi do bất cẩn trong những bài tập được giao ở trường hoặc trong các hoạt động khác, ví dụ như các công việc luôn lộn xộn hay dường như được thực hiện rất không cẩn thận và không tập trung suy nghĩ. 
- Có khó khăn về duy trì chú ý trong công việc hoặc trong các hoạt động khi chơi. 
- Không chú ý nghe người khác nói trực tiếp với mình. 
- Không theo kịp các hướng dẫn và luôn làm sai các bài tập, các công việc linh tinh hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. (Điều này gây ra do sự thiếu chú ý chứ không phải hiểu sai chỉ dẫn). 
- Có khó khăn trong việc tổ chức công việc và hoạt động.  
- Lảng tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các công việc đòi hỏi phải động não liên tục, ví dụ như làm bài tập về nhà hay làm bài tập trên giấy.
- Đánh mất vật cần thiết cho công việc hoặc cho hoạt động, ví dụ như đồ chơi, bài tập đã giao, bút chì, sách vở, hoặc dụng cụ.  
- Dễ bị phân tán bởi các yếu tố kích thích bên ngoài mà những người khác dễ bỏ qua, ví dụ như tiếng còi xe, tiếng nói chuyện xung quanh. 
- Hay quên các hoạt động hàng ngày, ví dụ như lỡ hẹn, quên mang theo bữa trưa. 
 
Trường hợp 2:
Nga ngồi nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ. Cô Hằng đang yêu cầu cả lớp mở sách toán ra. Nga với tờ báo dành cho tuổi mới lớn trong ngăn bàn ra, lật nhẹ tới trang có chụp ảnh một ngôi sao điện ảnh mới nổi dành cho tuổi mới lớn. Sau đó cô bé ngạc nhiên tại sao những người khác lại biết cách giải bài toán. Cô bé nhìn nhanh sang Thu xem cách giải của bạn và tự hỏi không biết làm cách nào để mình cũng biết giải bài tập.
 
Các biểu hiện tăng động:
Thường:
- Chân và tay hay ở trong trạng thái bồn chồn, hoặc hay ngồi không yên. 
- Dời chỗ ngồi khi đang học hoặc trong một số tình huống khác khi bắt buộc phải ngồi yên. 
- Chạy lung tung hoặc leo trèo thái quá ở những chỗ không được phép. (Với người lớn điều này có thể gây ra hạn chế cảm giác chủ quan về sự hiếu động).
- Có khó khăn khi chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí yên tĩnh 
- Luôn “bận rộn” hoặc hoạt động như thể “bị điều khiển bởi một cái máy”  
- Nói quá nhiều.
 
Trường hợp 3:
Huy, một học sinh lớp 5 là linh hồn của lớp học. Cậu luôn có những câu chuyện cười để kể, rất ít khi những câu chuyện đó liên quan đến nội dung đang học. Cậu chơi rất thân thiện với bạn bè ở tất cả các vị trí trong lớp học, cậu ta dành nhiều thời gian để nói chuyện hơn là làm các bài tập được giao. Các giáo viên, sau nhiều phương cách cuối cùng đành yêu cầu cậu ngồi ở hành lang để các học sinh khác có thể làm được bài tập. Huy rất say mê xe máy, cậu ta cũng có thể dành hàng giờ không nghỉ để xem ti vi, chơi với cái xe gắn máy nhỏ của cậu hoặc đọc các tạp chí có tranh ảnh và xe máy. Cậu thường nghỉ học vào những hôm có bài kiểm tra, đặc biệt là những hôm kiểm tra viết. Cậu có những kết quả rất tồi với các nôn Ngữ pháp, Nghệ thuật và xã hội, mặc dù kết quả đánh giá tâm lý hồi lớp 3 đã chỉ ra rằng cậu có năng lực rất cao. 
 
Biểu hiện của tính hấp tấp:
Thường
- Hay buột miệng ra câu trả lời trước khi kết thúc câu hỏi 
- Khó khăn khi đợi đến lượt.  
- Can thiệp hoặc xâm nhập vào việc của người khác, ví dụ như ngắt lời người khác khi đang nói chuyện hoặc cản trở khi đang chơi.
 
Tham khảo:
http://www.bced.gov.bc.ca/specialed/
 
II. Khó khăn về chú ý/ Rối nhiễu (tăng động) giảm tập trung AD(H)D
 
1. Định nghĩa và nguyên nhân:
Mọi trẻ đều có thể có biểu hiện thiếu chú ý, bị phân tán, hấp tấp, hoặc hiếu động nhiều lúc, nhưng trẻ ADHD luôn có những biểu hiện này và hành vi như vậy diễn ra thường xuyên hơn, nặng hơn các trẻ khác cùng tuổi hoặc cùng mức độ phát triển.  
 
Định nghĩa: Rối nhiễu giảm chú ý là một trạng thái sinh học gây ra các kiểu khó khăn vĩnh viễn biểu hiện ở một hoặc nhiều hành vi dưới đây: 
• thiếu chú ý 
• hiếu động 
• hấp tấp 
Thiếu chú ý: Khó khăn trong việc tham gia hoặc tập trung vào một công việc cụ thể. Người có rối nhiễu thiếu chú ý có thể ngay lập tức trở thành một đối tượng gây nhiễu cho người khác. Hành vi thiếu chú ý cũng có thể gây ra những khó khăn như duy trì tổ chức (ví dụ đánh mất đồ vật), duy trì thời gian, hoàn thành công việc, và mắc những lỗi do bất cẩn. 
Hiếu động : Khó kiềm chế hành vi. Loại người này luôn vận động không ngừng. Họ có thể có quá nhiều hành vi như liên tục bồn chồn, đung đưa chân và vặn vẹo người liên tục trên ghế. 
Hấp tấp: Khó kiểm soát phản ứng. Loại người này không ngừng lại và suy nghĩ trước khi hành động. Họ nói và làm bất cứ điều gì vừa thoát ra khỏi ý nghĩ mà không bao giờ để ý đến hậu quả. Họ có thể nói những điều không hợp lý và hối tiếc sau đó, buột ra câu trả lời cho một câu hỏi mà thậm chí người hỏi còn chưa kịp hỏi hết câu, hoặc gặp nhiều khó khăn khi phải đợi đến lượt.
ADHD chiếm khoảng 3-5% trẻ em lứa tuổi học đường. ADHD phải bắt đầu xuất hiện trước tuổi lên 7 và có thể tiếp tục trong cuộc sống trưởng thành.
ADHD xuất hiện trong các gia đình với khoảng 25% cha mẹ có các vấn đề sinh học đồng thời có các vấn đề về y tế. 
 
Đặc điểm
Rối nhiễu giảm tập trung hay rối nhiễu tăng động giảm tập trung (ADD hay ADHD) - Điểm khác biệt là gì? 
Về mặt lâm sàng thuật ngữ ADHD mô tả cho Rối nhiễu tăng động giảm tập trung. Một người có thể được chẩn đoán là ADHD hoặc ADD dựa vào việc người đó có tăng động hay không. Có nhiều khả năng một người mắc Rối nhiễu giảm tập trung ADD mà không hề tăng động. Để điều chỉnh khả năng này, ADHD luôn được viết với dấu ngoặc ở chữ “H” (ví dụ AD(H)D). Bạn cũng có thể thấy thuật ngữ này được viết là AD/HD. Dưới đây là ba dạng AD(H)D:
- Loại kết hợp (tăng động, hấp tấp, thiếu chú ý) 
- Loại thiếu chú ý 
- Loại tăng động, hấp tấp 
Một trẻ ADHD thường bộc lộ những điểm sau: 
- Có vấn đề khi tập trung chú ý 
- Thiếu chú ý đến chi tiết và hay mắc lỗi 
- Dễ bị phân tán
- Mất đồ dùng học tập, quên làm bài tập 
- Có vấn đề khi kết thúc các công việc và bài tập về nhà  
- Có vấn đề khi nghe 
- Có vấn đề khi làm theo các yêu cầu đa dạng của người lớn 
- Buột mồm nói ra câu trả lời 
- Thiếu kiên nhẫn 
- Bồn chồn hoặc vặn vẹo người  
- Rời khỏi chỗ ngồi và chạy xung quanh hoặc trèo một cách thái quá 
- Dường như là “luôn bận rộn” 
- Nói quá nhiều và gặp khó khăn nếu phải chơi yên lặng 
- Ngắt lời hoặc xen vào giữa người.
Chú ý quan trọng: 
Khó khăn về chú ý chỉ giống như là một biểu hiện. Một trẻ có biểu hiện khó khăn về chú ý không tự động coi là mắc AD(H)D. Lấy ví dụ, trẻ có thể chú ý khó khăn vì ngủ không đủ, vì đói, vì buồn hay bị ức chế … Đồng thời, khó khăn về chú ý có thể biểu hiện trên các trẻ đang mắc một số vấn đề chẳng hạn như chậm phát triển trí tuệ, động kinh, khó khăn học tập… 
 
Phản ứng can thiệp:
Một trẻ bị nghi ngờ là mắc ADHD phải được đánh giá tổng thể bởi nhóm chuyên gia trong đó bao gồm chuyên gia về nhi khoa, chuyên gia về tâm lý trẻ và thanh thiếu niên, chuyên gia tâm lý học đường cũng như cha mẹ và giáo viên. 
Nếu không chữa trị hợp lý, trẻ có thể bị tụt hậu trong việc thực hiện các hoạt động học tập, và các mối quan hệ bạn bè cũng bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ đối mặt với nhiều thất bại hơn là thành công và thường bi chỉ trích bởi giáo viên cũng như gia đình - những người không nhận ra vấn đề về sức khoẻ của trẻ. Cha mẹ có thể học thêm các kỹ năng quản lý ví dụ như đưa ra các chỉ dẫn từng bước một trong một thời điểm hơn là đòi hỏi trẻ thực hiện nhiều vấn đề trong một lúc. Giáo viên có thể dễ dàng điều chỉnh trong cách giảng dạy để giúp đỡ bất kỳ học sinh nào mắc các khó khăn về chú ý. Một trẻ mắc các khó khăn về chú ý nhưng được hỗ trợ và điều trị hợp lý có thể có được một cuộc sống thành công và nhiều hiệu quả. 
 
Tham khảo
http://www.aacap.org/publications/factsfam/noattent.htm
http://www.ldpride.net/addexplained.
 
III. Dạy học cho học sinh có rối loạn quá hiếu động/ tăng động giảm tập trung
Điều chỉnh về phương pháp truyền đạt bài giảng:
- Đưa ra tổng thể cấu trúc nội dung của bài mới trước khi học.
- Sử dụng đồ dùng trực quan kích thích thị giác, sử dụng các phương pháp thuyết trình, bắt chước và thao tác bằng tay để đảm bảo là trẻ hiểu khái niệm vừa được học.
- Sử dụng máy chiếu và giữ lại nội dung chính để yêu cầu trẻ ôn tập 
- Đánh dấu mầu đậm bằng phấn hoặc bút để nhấn mạnh nội dung 
- Cung cấp cho trẻ bài giảng của giáo viên hoặc bản phô tô bài viết của học sinh khác đẻ cho trẻ tập trung được vào bài nghe. 
- Cung cấp nhiều hoạt động mang tính “luân phiên” hoặc nghỉ ngắn giữa các hoạt động để khuyến khích khả năng tập trung của trẻ vào lời hướng dẫn.
- Cung cấp cho trẻ nội dung tóm tắt viết tay hoặc phần khung để học sinh có thể điền thêm vào. 
- Cho phép học sinh sử dụng đài thu băng để học bằng cách trình bày miệng.
- Sử dụng máy vi tính có sự hướng dẫn 
- Thiết lập thói quen cho phép trẻ kiểm tra việc hiểu bài với bạn khác 
- Đưa ra nhiều hoạt động cho trẻ trong mỗi tiết 
- Phối hợp kế hoạch với giáo viên dạy kèm để dạy trước cho trẻ một số từ khoá của bài hoặc một số khái niệm khó.
 
Điều chỉnh về nhiệm vụ, kế hoạch và bài kiểm tra:
- Nêu hướng dẫn cả bằng lời và thị giác.
- Hoạt động theo nhóm để kiểm tra bài 
- Chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành những công việc nhỏ hơn và thường xuyên cung cấp cho trẻ những nhận xét, củng cố khi trẻ hoàn thành những công việc đó.
- Cung cấp thêm thời gian để hoàn thành công việc hoặc bài kiểm tra. 
- Khuyến khích sử dụng các thao tác bằng tay để hiểu các khái niệm toán học.
- Cung cấp bảng hỏi, đề cương, các tài liệu được tổ chức tốt ... để hỗ trợ việc thực hiện hoạt động của trẻ.
- Cung cấp tài liệu đọc thêm phù hợp ở từng múc độ đọc cá nhân.
- Đòi hỏi phải hoàn thành nhiều hoạt động hơn trong tập luyện và thực hành hoạt động trong khi vẫn giữ nguyên mức độ khó về nhận thức của nhiệm vụ.
- Cung cấp băng nói để hỗ trợ học sinh tập trung vào phần nội dung đọc và tối đa hoá nhận thức.
- Sử dụng máy tính giúp đỡ việc luyện tập và thực hành hoặc các hoạt động bắt chước.
- Cho phép học sinh mô tả mức độ hiểu bài bằng các cách khác nhau có thể gồm trình bày bằng miệng, các bài tập ghi băng hoặc thu tiếng, mô tả trên bảng hoặc đóng kịch, thuyết minh.
- Cho phép học sinh làm những bài tập đánh máy hơn là viết tay 
- Sử dụng các câu đố ngắn thường xuyên dạng bảng hỏi hơn là các bài kiểm tra viết dài đòi hỏi phải nhớ nhiều, 
- Kiểm tra miệng hoặc ghi băng.
- Cho phép học sinh ghi lại những câu trả lời trên băng nói. 
- Sử dụng các bảng tính hoặc máy tính để giúp những trẻ có khó khăn về nhớ có thể giải được những bài tập ở mức độ khó trong các môn tự nhiên và toán.
 
Những hỗ trợ về tổ chức:
- Hỗ trợ học sinh đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và cung cấp cho trẻ cơ hội tự đánh giá quá trình thực hiện của mình. 
- Dạy trẻ cách sử dụng chương trình, bảng theo dõi, và các giấy tờ hỗ trợ có cấu trúc khác để giúp đỡ trẻ tự quản lý.
- Dạy học sinh phạm vi của đồ vật bằng cách sử dụng các chiến thuật, ví dụ như vẽ lên lề bàn hoặc buộc vào cây bút trẻ cầm một sợi dây có gắn chuông…. 
- Tạo ra những chỗ cho học sinh để đồ dùng và luôn củng cố trẻ việc lấy ra đúng đồ dùng khi cần thiết.
- Sử dụng màu sắc để đánh dấu, màu của sách vở cũng giống với màu của bảng ghi nhớ cá nhân của trẻ 
- Khuyến khích trẻ sử dụng khoá để tránh mất mát các thứ.
- Thiết lập hệ thống giao tiếp thông thường để cung cấp hệ thống và hỗ trợ cho trẻ, đây là điểm nhất quán trong quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên.
 
Các kỹ năng bù trừ:
- Dạy cách sử dụng máy đánh chữ có tiếng nói. 
- Dạy cách sử dụng máy tính.
- Cung cấp chỉ dẫn và thực hành các kỹ năng học tập và chiến lược nghiên cứu. 
- Cung cấp chỉ dẫn và hỗ trợ các biện pháp tự quản lý.
- Cung cấp hướng dẫn về kỹ năng xã hội và cơ hội để trẻ tham gia cũng như thực hiện những hành vi kỹ năng xã hội thích hợp.
- Dạy cách sử dụng đồng hồ đo thời gian để tăng thời gian hoàn thành công việc và nhiệm vụ. 
 
Tham khảo: 
http://www.bced.gov.bc.ca/specialed.htm
 
Gợi ý một số phương pháp can thiệp trong môi trường lớp học cho trẻ có rối nhiễu giảm chú ý và rối nhiễu học tập:
Trẻ có rối nhiễu giảm chú ý và rối nhiễu học tập có thể trở thành trở ngại cho bất kỳ một giáo viên nào. Tài liệu này cung cấp một số gợi ý có thể sử dụng được trong môi trường giáo dục hoà nhập cũng như trong môi trường chuyên biệt. Nghiên cứu kỹ các tư vấn can thiệp dưới đây giáo viên có thể chọn lựa một hoặc nhiều biện pháp phù hợp với trẻ cụ thể trong môi trường cụ thể.     
Gợi ý cho trẻ giảm chú ý:
Các trẻ mắc rối nhiễu giảm chú ý thường không theo kịp các bạn trong lớp.
Các giáo viên có thể thực hiện theo những gợi ý sau:
1. Ngừng lời và tạo cho trẻ tâm trạng hồi hộp chờ đợi bằng cách nhìn xung quanh trước khi đưa ra câu hỏi.
2. Lựa chọn/ gọi học sinh một cách ngẫu nhiên để học sinh không thể định lượng được thời gian chú ý.
3. Báo hiệu trước bạn nào sắp phải trả lời câu hỏi về vấn đề gì.
4. Sử dụng tên của trẻ khi đưa ra câu hỏi hoặc khi sử dụng dụng cụ trực quan
5. Hỏi những câu hỏi đơn giản (thậm chí những câu không liên quan đến nội dung bài) cho những trẻ có vấn đề về chú ý và chuẩn bị lơ đãng.
6. Kể những câu chuyện thú vị giữa bạn và trẻ nhằm lôi kéo trẻ tham gia lại với mình.
7. Đứng gần trẻ thiếu chú ý và vỗ vai trẻ khi giảng bài.
8. Đi xung quanh lớp học khi đang làm bài tập và kiểm soát phần trong sách của trẻ mà cả lớp đang làm hoặc thảo luận.
9. Giảm bớt nội dung bài học hoặc bài tập
10. Xen kẽ các hoạt động thể dục và trí óc
11. Giảm bớt kiến thức sách vở bằng cách sử dụng phim, băng, đèn chiếu hoặc chia nhóm nhỏ để thực hiện hoạt động.
12. Lôi kéo hứng thú của trẻ vào bài học
13. Cung cấp hướng dẫn đơn giản, chính xác, nói chỉ một lần.
14. Hướng dẫn trẻ kỹ năng tự quản lý hành vi. 
15. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp cơ học đơn giản để biểu thị chú ý và không chú ý.
16. Sử dụng giọng nói nhẹ nhàng khi đưa ra chỉ dẫn
17. Sử dụng bạn bè hoặc học sinh lớn tuổi hơn hay cha mẹ tình nguyện làm người dạy kèm cho trẻ.
 
Một số phương pháp thúc đẩy nhận thức ở trẻ.
Một số trẻ gặp khó khăn khi thực hiện các công việc bằng tay. Lời nói của trẻ dường như không liên quan và biểu hiện của chúng bộc lộ rằng chúng không nghĩ gì đến việc chúng đang làm. Một số gợi ý dưới đây chúng ta nên thử áp dụng trong môi trường thực tế gặp phải:
1. Cung cấp cho trẻ càng nhiều chú ý và nhận thức tích cực. 
2. Nêu rõ ràng các nguyên tắc xã hội và các yêu cầu khác sử dụng trong lớp học. 
3. Thiết lập các tín hiệu riêng giữa giáo viên và học sinh. 
4. Dành riêng những lần trao đổi cá nhân với trẻ tập trung vào sự tương
đồng giữa cô và trò.
5. Tạo một thói quen dừng khoảng 10 đến 16 giây trước khi trả lời câu hỏi
6. Tìm ra những phản ứng không thích hợp tới mối liên hệ có thể có đối với câu hỏi
7. Yêu cầu trẻ nhắc lại câu hỏi trước khi trả lời.
8. Chọn ra học sinh có thể là người “giữ câu hỏi”.
9. Sử dụng câu chuyện nổi tiếng, yêu cầu kể lại câu chuyện có trình tự
10. Khi giới thiệu một chủ đề mới trong bất kỳ lĩnh vực nào, đưa cho trẻ các câu hỏi khái quát về nội dung trước khi cung cấp cho trẻ nhiều thông tin thêm.
11. Phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng bằng cách kể những câu chuyện có đan xen giữa sự thực và hư cấu rồi hỏi trẻ để trẻ nhấn diện.
12.Yêu cầu bài tập với nội dung viết bao gồm những yếu tố đại loại như “sự thực”, “có thể nhưng đã không xảy ra”, “giả dụ, nó không thể xảy ra”.
13. Không đối mặt với sự nói dối bằng cách làm cho trẻ thừa nhận rằng trẻ đã không trung thực.
14. Chơi những trò chơi chú ý và lắng nghe.   
15. Loại bỏ những kích thích không cần thiết ra khỏi môi trường lớp học.
16. Nêu những yêu cầu ngắn gọn.
17. Truyền đạt giá trị chính xác một cách mau chóng.
18. Đánh giá độ nhanh của bạn nh− một giáo.
19. Sử dụng đồng hồ treo tường, nói với trẻ có bao nhiêu thời gian để thực hiện công việc.
20.Yêu cầu trẻ giữ lại các bài tập đã hoàn thành.
21. Dạy trẻ cách tự đàm thoại.
22. Khuyến khích việc lập kế hoạch bằng cách sử dụng thường xuyên lịch, bảng biểu, tranh ảnh và các sản phẩm đã hoàn thiện ở trong lớp học.
 
Vignola, A. & Đặng, T.T.D. (2005). Giáo dục hoà nhập tại Tỉnh Thái Nguyên: tập huấn về tật chậm phát triển trí tuệ và rối nhiễu học tập trên trẻ cho giáo viên các huyện thành. Sở Giáo dục Đào tạo Thái Nguyên, Trung tâm Giáo dục Trẻ em Thiệt thòi Thái Nguyên.
 
Bạn có vấn đề về chú ý hay không?
Hãy tự đánh giá bản thân về mỗi biểu hiện thông qua bảng liệt kê dưới đây. 
0
1
2
3
4
KB
Không bao giờ
 
Hiếm khi
Đôi khi
Thường xuyên
Rất thường xuyên
Không biết
 
1. Thất bại khi phải tập trung cẩn thận vào những chi tiết hoặc hay mắc lỗi do bất cẩn trong những bài tập được giao ở trường hoặc trong các hoạt động khác, ví dụ như các công việc luôn lộn xộn hay dường như được thực hiện rất không cẩn thận và không tập trung suy nghĩ.
2. Chân và tay hay ở trong trạng thái bồn chồn, hoặc hay ngồi không yên
3. Đánh mất vật cần thiết cho công việc hoặc cho hoạt động, ví dụ như đồ chơi, bài tập đã giao, bút chì, sách vở, hoặc dụng cụ.
4. Có khó khăn về duy trì chú ý trong công việc hoặc trong các hoạt động khi chơi 
5. Lảng tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các công việc đòi hỏi phải động não liên tục, ví dụ như làm bài tập về nhà hay làm bài tập trên giấy.
6. Dễ bị phân tán bởi các yếu tố kích thích bên ngoài mà những người khác dễ bỏ qua, ví dụ như tiếng còi xe, tiếng nói chuyện xung.
7. Hay buột miệng ra câu trả lời trước khi kết thúc câu hỏi 
8. Nói quá nhiều  
9. Không chú ý nghe người khác nói trực tiếp với mình
10. Dời chỗ ngồi khi đang họp hoặc trong một số tình huống khác khi bắt buộc phải ngồi yên.  
11. Có khó khăn trong việc tổ chức công việc và hoạt động. 
12. Có khó khăn khi chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí yên tĩnh. 
13. Can thiệp hoặc xâm nhập vào việc của người khác, ví dụ như ngắt lời người khác khi đang nói chuyện hoặc cản trở khi đang chơi.
14. Không theo kịp các hướng dẫn và luôn làm sai các bài tập, các công việc linh tinh hoặc không hoàn thành nhiệm vụ. 
15. Trải qua nhiều cảm giác sự hiếu động (thích đi lại, chạy hoặc leo trèo trong những tình huống không phù hợp).
16. Luôn “bận rộn” hoặc hoạt động như thể “bị điều khiển bởi một cái máy”  
17. Hay quên các hoạt động hàng ngày, ví dụ như lỡ hẹn, quên mang theo bữa trưa 
18. Khó khăn khi đợi đến lượt.
 
Tham khảo:   http://www.bced.gov.bc.ca/specialed/

Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT