Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Rối loạn phổ tự kỷ: Những dấu hiệu mẹ cần biết

Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng hội chứng bệnh rối loạn phát triển. Mỗi trẻ trong phổ tự kỷ đều có vấn về các kỹ năng xã hội, sự đồng cảm, giao tiếp và hành vi.

Ở trẻ em, các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ bao gồm các vấn đề với các kỹ năng xã hội, lời nói và ngôn ngữ, và các hoạt động khác bị hạn chế.

Kỹ năng xã hội

Tương tác xã hội cơ bản được gọi là khó khăn cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Các triệu chứng có thể bao gồm: Ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và nét mặt không bình thường hoặc không phù hợp. Thiếu sự quan tâm hoặc khó tiếp cận với người khác, trẻ sống khép kín và tách ra, muốn được một mình. Trẻ khó hiểu cảm xúc, các phản ứng hoặc các dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác. Khó hòa nhập để chơi với các bạn cùng tuổi.

Ngôn ngữ

Vấn đề về lời nói và hiểu ngôn ngữ là một dấu hiệu của trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Các triệu chứng có thể bao gồm: Trẻ sau 2 tuổi có thể vẫn chưa nói được, khi giao tiếp thường bị nói lắp, khó khăn khi muốn nói ra điều gì đó, không hiểu những câu lệnh và những câu hỏi. Đặc biệt trẻ rối loạn phổ tự kỷ không hiểu sư châm biếm, mỉa mai và không biết trêu đùa.

Hành vi hạn chế khi chơi

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ thường bị hạn chế, cứng nhắc. Các triệu chứng có thể bao gồm: Chuyển động cơ thể bị lập đi lặp lại, như tay vỗ vào nhau, kéo sợi… di chuyển liên tục. Trẻ không muốn bị thay đổi thói quen hay môi trường xung quanh, cứng nhắc với một lịch trình nhất định. Thích quay hay kéo các bộ phận của đồ chơi như quay các bánh xe trong một chiếc xe đua.

Vấn đề cảm giác

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ phản ứng thái quá với các kích thích cảm giác. Đôi khi con có thể bỏ qua những người nói chuyện, có khi bị điếc, tuy nhiên lại có những lúc quá nhạy cảm với tiếng ồn, một tiếng chuông điện thoại cũng làm trẻ bị xáo trộn, con bịt tai lại và hét hoặc phát ra tiếng động để át đi những âm thanh đó. Có khi, chỉ một cái vỗ nhẹ vào lưng cũng khiến con co rúm lại.

Vấn đề cảm xúc

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc của mình hay thể hiện chúng một cách thích hợp. Ví dụ, con bạn có thể bắt đầu la hét, khóc, hoặc cười điên dại không có lý do rõ ràng. Có khi con biểu hiện hành vi gây rối hoặc thậm chí hung hăng (phá vỡ mọi thứ, đánh người khác, hay làm hại chính mình). 

Kỹ năng Savant trong rối loạn phổ tự kỷ

Khoảng 10% những người bị rối loạn phổ tự kỷ có kỹ năng đặc biệt "bác học", chẳng hạn như Dustin Hoffman. Các kỹ năng bác học phổ biến nhất liên quan đến các phép tính toán học, khả năng nghệ thuật và âm nhạc, và khả năng ghi nhớ. Ví dụ, một bác học mắc chứng tự kỷ có thể nhân số lượng lớn trong đầu của mình, chơi một concerto viết cho piano sau khi nghe nó một lần, hoặc nhanh chóng ghi nhớ bản đồ phức tạp.

                                                                                                                                   Ngoc Hoa H+ (Theo Helpguide)


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT