Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại cộng đồng

 I. Khái niệm:

Chậm phát triển trí tuệ có 4 mức độ: rất nặng, nặng, trung bình, nhẹ. Dù ở mức độ nào thì trẻ Chậm phát triển trí tuệ vẫn có thể học được. Phục hồi chức năng cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ chính là phát triển tiềm năng học hỏi cho trẻ, phát triển kĩ năng còn lại của trẻ, giúp đứa trẻ càng gần với bình thường càng tốt, có thể phục vụ bản thân và hoà nhập vào cộng đồng.

Muốn vậy, chúng ta phải dạy trẻ các kĩ năng sống, các kĩ năng tự phục vụ bản thân và gia đình. Phục hồi chức năng chính là dạy trẻ, giáo dục trẻ theo phương pháp đặc biệt để giúp trẻ đạt được các mục tiêu đó.

II. Giáo dục đặc biệt

1. Giáo dục đặc biệt cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ

Thực chất của giáo dục đặc biệt cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ là sự hướng dẫn được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng riêng biệt của nhóm trẻ này dù trong môi trường nào.

Giáo dục đặc biệt dựa trên khả năng riêng, môi trường sống và triển vọng tương lai của trẻ.

2. Các phản ứng tâm lí của cha mẹ trẻ khi biết tin con bị Chậm phát triển trí tuệ

Các phản ứng tâm lí của cha mẹ trẻ khi đón nhận thông tin này thường trải qua một số giai đoạn mà người ta thường thấy trong trường hợp mất đi một người thân. Những giai đoạn đó là:

* Sốc - không tin - phủ nhận.

* Giận dữ, đổ lỗi cho một ai đó.

* Mặc cả (“ Nếu tôi làm tất cả những gì mà anh nói thì con tôi sẽ lập tức trở nên bình thường”).

* Trầm cảm.

* Chấp nhận.

a. Sốc - không tin - phủ nhận

Ai cũng muốn sinh ra những đứa con xinh đẹp, thông minh và tài giỏi. Đó là sự chắt lọc tinh tuý nhất của cha mẹ, của dòng họ (đối với cháu đích tôn), của tạo hoá. 9 tháng 10 ngày rồi cũng đến, hồi hộp, phập phồng, lo lắng, vui mừng được bế đứa bé trên tay nhỏ nhoi, yếu ớt mà yêu quá.

Bỗng dưng một ngày, bác sĩ nói rằng con họ bị Chậm phát triển trí tuệ. Suy sụp, đổ vỡ, mọi thứ quay cuồng. Không, không thể nào! Sao lại thế được? Bố mẹ thông minh thế cơ mà. Cả họ có ai bị sao đâu?...

Hàng ngàn câu hỏi xuất hiện tuôn trào trong đầu phủ nhận các kết luận của bác sĩ. Chắc bác sĩ nhầm rồi. Không tin.

Nỗi khiếp sợ, lo hãi, sự đau khổ tột độ của người cha người mẹ đó giống như khi nhận được một tin: có một người thân bị mất. Sốc - Bàng hoàng - Có lẽ sẽ phải mất vài tháng họ mới bình tĩnh trở lại và quay ra tìm nguyên nhân vì đâu. Do anh, do tôi, do ai hay do ông bà ăn ở ra sao.

HỌ BƯỚC SANG GIAI ĐOẠN 2

 b. Giận dữ - đổ lỗi

Họ đổ lỗi cho nhau, cho người khác

Ở giai đoạn này đã có nhiều gia đình li tán. Vợ bỏ chồng, chồng bỏ vợ vì chán, vì cho rằng người kia có lỗi. Đổ lỗi cho ai đó.

Họ lại vác con đi khắp nơi để kiểm tra lại vị bác sĩ kia nói có đúng không.

c. Mặc cả

Đi đến đâu họ cũng mặc cả với nơi đó rằng nếu rối theo bác sĩ, theo cơ sở này thì con tôi sẽ khỏi chứ. Họ cứ dắt con đi khắp nơi để chạy chữa bằng khỏi thì thôi. Có nhiều gia đình đã phải bán nhà lấy tiền chạy chữa. Lòng vòng đến 5 – 10 năm. Sức khoẻ suy kiệt, tiền bạc hết nhẵn, con họ không khỏi, không trở về bình thường mà chỉ có tiến bộ chút ít, họ chán nản.

 d. Trầm cảm

Lại thất vọng. Có trường hợp trẻ nặng thêm. Họ bị căng thẳng, rơi vào trạng thái trầm cảm - Nản.

Sau đó, họ mới hiểu được: À! con mình sẽ không bao giờ là bình thường được. Thôi chỉ cần nó tự giúp nó những việc đơn giản được là tốt rồi

e. Chấp nhận

Lúc này họ mới chấp nhận sự thực mà nghe theo các nhà chuyên môn. Đây mới là sự chấp nhận thực sự.

Có nhiều gia đình khi nghe con bị Chậm phát triển trí tuệ vội đưa con đi can thiệp ngay, chúng ta tưởng họ đã chấp nhận. Sự thực không phải vậy. Đó là sự chấp nhận về mặt hình thức thôi. Họ vẫn luẩn quẩn ở 3 giai đoạn đầu mà chưa đi đến giai đoạn.

Những phản ứng tâm lí đó cũng rất dễ hiểu. Đặc biệt trong môi trường hiện nay, sự chấp nhận đó càng trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt là ở thành thị trong những gia đình trí thức.

 NGUYÊN NHÂN:

+ Đời sống ngày càng cao.

+ Kĩ thuật khoa học ngày càng cao.

+ Sỹ diện cao.

+ Số con ít, đi vào chất lượng nhiều.

+ Môi trường thuận lợi hơn cho việc phát triển của trẻ nên không dễ chấp nhận.

 

3. Mục tiêu chung của giáo dục trẻ Chậm phát triển trí tuệ

Mục tiêu chung của giáo dục đặc biệt là dạy kiến thức văn hoá và kĩ năng tương ứng để giúp học sinh có cơ hội tối đa nhằm:

- Giúp trẻ trở thành một cá nhân độc lập.

- Trẻ có thể học theo khả năng của mình.

- Trẻ biết yêu thương, chia sẻ với gia đình, bạn bè.

- Trẻ có khả năng gắn bó, hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.

Cốt lõi của việc giáo dục đặc biệt là hướng vào việc trẻ tự chăm sóc mình, quan hệ của trẻ với người khác và quan hệ của trẻ với môi trường. Muốn làm được điều này, chúng ta phải biết trẻ Chậm phát triển trí tuệ đang ở giai đoạn phát triển nào vì không phải trẻ Chậm phát triển nào cũng giống nhau ngay trong cùng một mức độ.

4. Để làm việc với trẻ Chậm phát triển trí tuệ cần:

- Nắm vững sơ đồ phát triển.

- Sử dụng phiếu đánh giá.

- Vui chơi, giải trí.

- Vai trò của giáo dục đặc biệt.

+ Nguyên tắc cơ bản

+ Vai trò của giáo dục đặc biệt.

5. Kĩ năng cơ bản trong giáo dục đặc biệt:

- Cư xử thân mật.

Động viên, khen thưởng

- Nhắc.

- Uốn nắn.

- Củng cố.

- Chia chuỗi.

- Phân tích công việc

- Khái quát hoá

- Lập kế hoạch.

Cụ thể: Chia nhỏ.

            Làm mẫu.

            Làm cùng trẻ.

            Khen thưởng.

 6. Phương pháp dạy:

- Gợi ý.

- Bằng lời.

- Bằng hình vẽ, hình ảnh, ngôn ngữ viết.

- Cử chỉ / kí hiệu.

- Thông qua làm mẫu.

- Giúp một phần và giảm dần.

- Giúp toàn phần và giảm dần.

- Dùng tranh biểu tượng thiết lập cấu trúc cho trẻ.

+ Không gian.

+ Thời gian.

+ Con người.

+ Hoạt động.

- Âm nhạc trị liệu.

- Trị liệu ngôn ngữ.

- Phát triển các kĩ năng.

- Sửa lỗi trẻ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Cho trẻ thêm cơ hội để phản ứng.

+ Phù hợp với tuổi khôn của trẻ.

+ Sửa ngay khi trẻ mắc lỗi và phải thống nhất giữa bố – mẹ – giáo viên.

+ Không bộc lộ cảm xúc quá tiêu cực, giúp vừa phải, tránh ỉ lại.

 + Khích lệ, củng cố tinh thần độc lập của trẻ.

ttsm


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT