Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Nguyên nhân và cách thức hỗ trợ cho trẻ mắc rối loạn học tập

1. Nguyên nhân rối loạn học tập

Rối loạn học tập được coi là một loại rối loạn phát triển thần kinh. Các rối loạn phát triển thần kinh là các tình trạng thần kinh xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, điển hình là trước khi đi học. Những rối loạn này ảnh hưởng đến sự phát triển của các hoạt động cá nhân, xã hội, học tập, và/hoặc nghề nghiệp và thường liên quan đến những khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, hoặc áp dụng các kỹ năng hoặc thông tin. Các rối loạn này bao gồm mất chứng năng trong sự chú ý, trí nhớ, nhận thức, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề hoặc tương tác xã hội. Các rối loạn phát triển thần kinh thường gặp khác bao gồm: tăng động giảm chú ý, tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ. 

Các rối loạn học tập cụ thể ảnh hưởng đến khả năng:

  • Hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ nói
  • Hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ viết
  • Hiểu và sử dụng số và lý do sử dụng các khái niệm toán học
  • Phối hợp các vận động
  • Tập trung chú ý vào một nhiệm vụ

Do đó, các rối loạn này bao gồm các vấn đề về đọc, tính toán, phát âm, ngữ pháp, hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ không. Hầu hết các rối loạn học tập là phức tạp hoặc hỗn hợp, với sự thiếu hụt trong nhiều hệ thống.

Trong số học sinh được nhận các dịch vụ giáo dục đặc biệt, trẻ nam bị rối loạn học tập nhiều hơn nữ với tỉ lệ nam nữ là 5:1.

Rối loạn học tập có thể là bẩm sinh hoặc do mắc phải.. Không có nguyên nhân đơn lẻ nào được xác định, nhưng thiếu sót thần kinh được cho là có liên quan đến việc có hay không các biểu hiện thần kinh khác. Thường kèm theo các ảnh hưởng về di truyền. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm:

  • Mẹ mắc bệnh hoặc sử dụng thuốc độc trong thời kì mang thai 
  • Các biến chứng trong thời kỳ mang thai hoặc khi sinh (ví dụ nhiễm khuẩn âm đạo, nhiễm khuẩn huyết, chuyển dạ kéo dài, đẻ quá nhanh)
  • Các vấn đề về sơ sinh (ví dụ sinh non, cân nặng thấp khi sinh, bệnh vàng da nặng, ngạt chu sinh,thai già tháng, suy hô hấp)

Các yếu tố tiềm ẩn sau sinh bao gồm việc tiếp xúc với các độc tố môi trường (ví dụ như chì), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, ung thư và điều trị của ung thư, chấn thương, suy dinh dưỡng, và chế độ ăn kiêng hoặc thiếu thốn trong xã hội.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Trẻ có rối loạn học tập thường có trí tuệ mức trung bình trở lên tuy nhiên những rối loạn này có tể xảy ra ở trẻ có nhận thức hơi thấp hơn bình thường một chút.

Các triệu chứng và dấu hiệu rối loạn nghiêm trọng có thể xuất hiện từ khi rất nhỏ, nhưng hầu hết các chứng rối loạn học tập từ mức độ nhẹ đến trung bình không được nhận ra cho đến khi đi học, khi gặp phải rắc rối trong học tập.

2.1 Giảm khả năng học tập

Những trẻ này thường có khó khăn khi học bảng chữ cái và có thể chậm tiếp thu các vấn đề liên quan đến học (ví dụ gọi tên màu, đánh dấu, đếm, đọc chữ cái). Có thể hạn chế nhận thức về lời nói, học ngôn ngữ chậm hơn, và giảm số lượng từ vựng. Những trẻ này không hiểu được những gì đã đọc, chữ viết lộn xộn hoặc cầm bút lúng túng, gặp vấn đề khi sắp xếp hoặc bắt đầu công việc, kể lại câu chuyện theo thứ tự hoặc nhầm lẫn các biểu tượng và con số toán học.

2.2 Nhận thức của các chức năng khiếm khuyết

Các rối loạn hoặc chậm phát triển trong diễn đạt ngôn ngữ hoặc nghe hiểu là những yếu tố dự đoán các vấn đề về học tập của trẻ trước tuổi đến trường. Khiếm khuyết trong trí nhớ, bao gồm trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, trí nhớ đã sử dụng (ví dụ tập luyện) và nhớ lại thông tin.

Các vấn đề có thể xảy ra trong việc khái niệm hoá, trừu tượng hóa, tổng hợp, lập luận, tổ chức và lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Những người có vấn đề về chức năng điều hành thường gặp khó khăn trong việc tổ chức và hoàn thành bài tập.

Có thể xảy ra các vấn đề về sự nhận biết hình ảnh và âm thanh, bao gồm: khó khăn trong định hướng không gian (ví dụ vị trí của một vật hoặc một địa điểm), sự chú ý hình ảnh và trí nhớ, phân biệt và phân tích các loại âm thanh).

2.3 Các vấn đề về hành vi

Một số trẻ thiểu năng trong học tập gặp khó khăn trong việc được mọi người chấp nhận (ví dụ nói chuyện luân phiên, đứng quá gần người nghe, không hiểu chuyện cười); những khó khăn này thường là những yếu tố nhẹ như tự kỉ.

Các dấu hiệu sớm là sự giảm chú ý, luôn vận động tay chân (ví dụ như vẽ và sao chép kém), và có sự thay đổi trong cách trình bày và hành vi nhiều lần.

Có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát kiểm soát sự bốc đồng, các hành vi không đúng mục tiêu và tăng động, các vấn đề về kỷ luật, hành vi hiếu chiến, rút lui và tránh xa, nhút nhát quá mức và sợ hãi quá mức. Giảm khả năng học tập và tăng động giảm chú ý (ADHD) thường xảy ra cùng nhau.

3. Chẩn đoán

Trẻ bị rối loạn học tập thường được xác định khi có sự khác biệt giữa tiềm năng học tập và thành tích học tập. Cần phải đánh giá về ngôn ngữ, lời nói, nhận thức, giáo dục, y tế và tâm lý để xác định những thiếu sót về các kỹ năng và các quá trình nhận thức. Đánh giá hành vi xã hội và cảm xúc cũng cần thiết cho việc lên kế hoạch điều trị và theo dõi sự tiến bộ của trẻ.

Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn trong Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần,Tái bản lần thứ năm (DSM-5), và có ít nhất một trong rối loạn sau đây tồn tại ≥ 6 tháng mặc dù đã điều trị theo mục tiêu:

  • Đọc từ không chính xác, chậm và/hoặc tốn thời gian
  • Không hiểu nghĩa của từ viết
  • Khó đánh vần
  • Viết khó (ví dụ, viết sai ngữ pháp và lỗi chấm câu, ý tưởng không rõ ràng)
  • Khó hiểu chủ quan về số lượng (ví dụ hiểu được mối tương quan giữa độ lớn và con số; trẻ lớn hơn khó làm các phép tính đơn giản)
  • Khó khăn trong lập luận toán học (ví dụ, sử dụng các khái niệm toán học để giải quyết vấn đề)

Các kỹ năng thấp hơn đáng kể so với độ tuổi của trẻ và làm giảm đáng kể khả năng thể hiện của trẻ ở trường học hoặc hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, những khó khăn không nên được giải thích chậm phát triển trí tuệ hoặc các rối loạn phát triển thần kinh khác.

4. Điều trị

  • Quản lý giáo dục và hỗ trợ can thiệp bằng giáo dục đặc biệt
  • Các phương pháp về y tế, hành vi và liệu pháp tâm lí
  • Có thể điều trị bằng thuốc

Điều trị tập trung vào quản lý giáo dục  và hỗ trợ can thiệp bằng giáo dục chuyên biệt nhưng cũng có thể bao gồm điều trị y tế, hành vi và tâm lý. Hiệu quả của các chương trình giảng dạy có thể dùng để điều trị, củng cố hoặc chiến lược (ví dụ dạy trẻ cách học). Nếu phương pháp dạy không phù hợp với rối loạn học tập của trẻ sẽ làm nặng thêm tình trạng khó khăn cho trẻ cả về tâm lý và khả năng học. 

Phỏng theo:

Stephen Brian Sulkes, MD, Golisano Children’s Hospital at Strong, University of Rochester School of Medicine and Dentistry


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT