Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÚP TRẺ BẬT ÂM

     

I. Một số lưu ý khi dạy con bật âm.

-  Bố/ mẹ không là người siêu giúp đỡ trẻ - Bố/ mẹ đón trước nhu cầu của con và làm mọi việc cho con sẽ làm mất cơ hội tương tác và nhu cầu bật âm – sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp

 - Cho trẻ thời gian (Chờ trẻ):

  • Quan sát con: Trẻ thích gì, không thích gì, trẻ có theo được hay không theo được yêu cầu của người lớn.
  • Đánh giá được nhu cầu của trẻ (ăn, mặc, ngủ, đi chơi, …)

- Đồ dùng gia đình nên để cố định, giúp trẻ có cơ hội thể hiện nhu cầu, có tình huống để bật âm và hiểu ngôn ngữ hơn.

-         Đồ chơi của trẻ nên để trong tầm nhìn và tuổi này thường là những đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, có chuyển động, có phát tiếng kêu…

- Bố/ mẹ chuyển những điều vô nghĩa thành có nghĩa

  • VD: Khi trẻ phát âm vô nghĩa à, à, à… Bố/ mẹ chuyển thành âm có nghĩa bà, bà, bà…
  • Chuyển chỉ tay lung tung, khi tay về phía tivi, Bố/ mẹ nói Tivi

- Tổ chức các trò chơi gây hứng thú cho trẻ bật âm

  • VD: Chơi bóng bật âm “Ba”
  • Chơi chi chi chành chành bật âm “Ập”

-  Bố/ mẹ đón ý con, khi trẻ có dấu hiệu cần trợ giúp

-  Bố/ mẹ khen thưởng mọi cố gắng của trẻ, không nên lạm dụng thưởng đồ ăn.

II.  Một số hoạt động chơi theo sinh hoạt ở nhà giúp con bật âm

1.Hoạt động đón trẻ về nhà – chỉ vào trẻ và hỏi: tên trẻ + đâu?

A.Mục đích - yêu cầu.

-Trẻ tập chung chú ý trong vòng 3phút.

- Trẻ chỉ được vào mình khi được người lớn hỏi (Vd: Minh đâu?)

- Giúp trẻ nói theo được tên mình, bố/mẹ/bà/ông.

B.Chuẩn bị

- Phần thưởng mà trẻ thích.

C. Tiến hành

Bước 1: Bố/ mẹ gây hứng thú cho trẻ bằng trò chơi ú òa khi đón trẻ

Bước 2: Thực hiện

-Bố/ mẹ chỉ tay vào mình và nói đại từ nhân xưng  + tên riêng (bố…/mẹ …) 1 lần ( Vd: Bố Hùng)

- Bố/ mẹ chỉ tay vào trẻ đồng thời nói chậm, rõ tên riêng của trẻ, nói 3- 4 lần. Chú ý khi nói đảm bảo trẻ chú ý vào Bố/ mẹ.

-Thực hiện nhiều buổi để trẻ có thể bắt chước người lớn chỉ tay vào mình khi Bố/ mẹ nói tên

-Bố/ mẹ đặt câu hỏi: tên trẻ + đâu ( Minh đâu)? Có thể trợ giúp bắt tay trẻ chỉ vào trẻ ở những lần đầu, giảm dần trợ giúp để tăng tính chủ động cho trẻ. Chú ý chờ đợi, quan sát phản ứng của trẻ để tương tác phù hợp.

Bước 3: Mở rộng

-Thực hiện bước 2 ở nhiều môi trường khác nhau khi có cơ hội.

Chú ý: Nhắc lại các từ Bố/ mẹ muốn trẻ nói được (bố, mẹ, tên trẻ trong các ngữ cảnh cụ thể trên). Thưởng cho trẻ vật trẻ thích khi trẻ có cố gắng.

 2.Hoạt động tắm - Trò chơi Kiến bò:

A: Mục đích – yêu cầu: thúc đẩy nhu cầu giao tiếp “đòi chơi nữa” của trẻ, trẻ bật được âm.

B: Chuẩn bị: Đồ tắm, phần thưởng trẻ thích

C: Tiến hành: Bố/ mẹ di chuyển tay lên kỳ cho trẻ, kết hợp hát kiểu đồng dao - con kiến nó bò lên tay…/ các bài hát trong hoạt động tắm – Bé ơi tắm nào?. Có thể tạo tình huống dừng bất ngờ, quan sát phản ứng của trẻ nhắm thúc đấy nhu cầu giao tiếp trẻ muốn nữa sẽ bắt tay người lớn để đòi-> Bố/ mẹ sẽ nói “nữa” . Khi thực hiện chú ý nhấn mạnh/ nhăc lại 2-3 lần các từ muốn trẻ nói. (Bò/ tay/ vai/ tai/ đầu, bong bóng/ bay/ thơm/ sạch…)

3.Hoạt động ăn - Chơi thổi

A. Mục đích – yêu cầu

Trẻ tập trung trong hoạt động 2phút

Trẻ thổi được 5-7 lần trước mỗi bữa ăn

B.Chuẩn bị

- Cơm, thức ăn nóng

- Phần thưởng trẻ thích

 C.Tiến hành

Bước 1: Tới giờ ăn Bố/ mẹ lấy ít cơm nóng còn hơi và thổi cho trẻ nhìn thấy, (tạo không khí vui vẻ thích thú, làm chậm động tác chu môi để trẻ có thể nhìn thấy và bắt chước)

Bước 2: Thu hút và cho trẻ thử sức

Chú ý: Làm trong nhiều bữa ăn và với nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng đảm bảo trẻ còn thích thú đến khi đạt mục tiêu, và nâng dần mục tiêu về khả năng thổi của trẻ đến khi đạt yêu cầu.

 4.Hoạt động chơi, dã ngoại - Chơi phương tiện giao thông

 A.Mục đích – yêu cầu: Thúc đẩy tương tác của trẻ, tạo hứng thú, trẻ nói tên các phương tiện giao thông.

B.Chuẩn bị: ô tô, đồ chơi chuyển động, phần thưởng trẻ thích

C.Tiến hành:

Bước 1: Cho trẻ đẩy, Bố/ mẹ bắt chước cách chơi của trẻ, tiếng kêu của phương tiện, nói tên phương tiện.

Bước 2: Bố/ mẹ chơi và tạo âm thanh tiếng kêu và nói tên của phương tiện, tạo cơ hội cho trẻ bắt chước cách chơi và âm thanh tạo ra( bố đẩy ô tô và nói zìn..zìn..bim..bim..)

Bước 3: Bố/ mẹ tạo nhiều kiểu chơi để thu hút và tạo sự thích thú cho trẻ: trượt ván, chui hầm, đua xe, tham gia giao thông có đèn (dừng, đi)…

Chú ý: nên chơi nhiều lần với mỗi kiểu chơi giúp trẻ học được cách chơi mới từ đó hiểu, thích và có thể bật âm – nói tên Phương tiện giao thông.

 5.Hoạt động ngủ: Trẻ học vẫy tay chào

 A. Mục đích – yêu cầu:

-Tập cho trẻ nghe và hiểu từ chào

-Tập cho trẻ biết bắt trước động tác vẫy tay chào.

-Rèn luyện khả năng tập chung chú ý của trẻ.

B. Chuẩn bị :

-Búp bê, tranh đưa tay chào 

-Vị trí: Bố/ mẹ và trẻ ngồi đối diện nhau ở trên giường (chú ý để tầm mắt trẻ ngang với tầm mắt người lớn)

 C. Tiến hành

Bước 1:  Bố/Mẹ  giới thiệu nội dung hoạt động và gây hứng thú cho trẻ

Bước 2: Bố và búp bê

- Bố dắt em búp bê ra trước mặt mẹ (thu hút sự tập trung nghe và nhìn của trẻ) và nói: “Búp bê chào mẹ”, vừa nói Bố vừa giơ tay em búp bê lên chào.

- Mẹ nói và vẫy tay chào búp bê (thu hút sự tập trung nghe và nhìn của trẻ) “Mẹ chào búp bê”.

Bước 3: Trẻ và búp bê

- Mẹ dắt em búp bê ra trước mặt trẻ và nói: “Búp bê chào Lan”, vừa nói người lớn vừa giơ tay em búp bê lên chào.

-Bố/Mẹ nói với trẻ (thu hút sự tập trung nghe và nhìn của trẻ) “Lan chào búp bê”. Bố/Mẹ vừa nói vừa cầm tay trẻ lên vẫy chào

Bước 4:  và trẻBố/Mẹ

- Mẹ nói với trẻ: “Mẹ chào Lan”, vừa nói Mẹ vừa giơ tay lên chào.

- Mẹ nói với trẻ (thu hút sự tập trung nghe và nhìn của trẻ) “Con chào mẹ”. Mẹ vừa nói vừa cầm tay trẻ lên vẫy chào

 Chú ý:

- Bố/Mẹ chơi với trẻ nhiều buổi tối và sau đó thay đổi nhiều cách chơi giúp trẻ thích thú vui vẻ. Chơi chào với mặt con giống trẻ thích hoặc chơi chào dạng ú òa

- Chơi để dậy trẻ chào trực tiếp như trên hoặc áp dụng chơi chào “Ú òa”

- Những lần đầu Bố/Mẹ trợ giúp cầm tay trẻ vẫy chào, sau đó giảm dần bằng cách đưa tranh chào-> lời nói, cuối cùng trẻ chủ động vẫy tay chào khi nghe thấy Bố/Mẹ chào-> chủ động vẫy tay chào khi Bố /Mẹ xuất hiện.

- Nhắc lại 1 – 2 lần từ “chào” để đảm bảo trẻ đã nghe rõ và có chú ý đến Bố/Mẹ.

 - Bố/Mẹ khen trẻ và thưởng cho trẻ nếu trẻ cố gắng bắt chước học bố/mẹ (Thưởng cho trẻ vật trẻ thích khi đi ngủ hoặc cái ôm/cái hôn lên trán trẻ…) 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT