Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Hội chứng Tự kỷ lần đầu tiên

 
Ngày nay người ta biết rằng, hội chứng tự kỷ và những trạng thái gần giống như vậy có nguyên nhân thuộc về sinh học. Cho đến bây giờ người ta vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn khiếm khuyết này. Tuy nhiên những người mắc hội chứng này nếu được trị liệu trong một môi trường thuận lợi thì hoàn toàn có khả năng cải thiện những vấn đề trong cách cư xử.Xác định rối loạn Tự kỷ cùng các hội chứng khác tương tự
Chẩn đoán là gì và tại sao chẩn đoán lại rất quan trọng?
“Chẩn đoán” có nghĩa là “phát hiện” và “xác định”. Trong y học chẩn đoán là tên và những mô tả về một bệnh nào đó.
Chỉ khi chẩn đoán chính xác, tức là phát hiện được ra bệnh thì ta mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả.
Trị liệu mà không có chẩn đoán tình trạng bệnh thì chỉ là một việc làm vô nghĩa, thậm chí còn gây nguy hại!!

Diễn tả một cách đơn giản, trị liệu mà không có chẩn đoán trước thì không khác gì trong việc sửa chữa xe hơi, chưa có sự kiểm tra phù hợp nào mà đã thay cả hệ thống xi lanh-pittông, trong khi thực tế chỉ cần tháo bỏ dây xích (dây cu-roa).

Chẩn đoán
Chẩn đoán giúp ta đưa ra những hướng điều trị, đặt ra những giai đoạn điều trị và có thể đưa ra thêm những thông tin thêm về bệnh.
Ví dụ như là dự đoán về tiến triển của bệnh.
Thêm nữa, thông qua chẩn đoán chúng ta sẽ theo dõi và kiểm tra được cách thức điều trị của các chuyên gia.
Chẩn đoán bao giờ cũng gán cho bệnh nhân một thứ bệnh nào đó, để rồi khi họ khỏi rồi thì họ vẫn rất khó khăn để có thể vượt qua được mặc cảm về bệnh.
Hơn nữa, chẩn đoán còn chứa đựng nguy cơ, nếu chẩn đoán không chính xác thì bệnh nhân có thể sẽ gặp bất lợi (ví dụ như ở Rối loạn Tự kỷ).
 Những nguy cơ này ở những bệnh liên quan đến rối loạn về tâm thần thường lớn hơn so với những bệnh ở cơ thể.
Phân loại
- Tự kỷ điển hình: thể hiện trong năm đầu thông qua các dấu hiệu: tách mình quá mức ra khỏi môi trường; rối loạn trong phát triển ngôn ngữ; thường là kém thông minh; có những hoạt động rập khuôn.
Tự kỷ chức năng cao: trẻ có trí thông minh tương đối cao hơn, giống như hội chứng Asperger.
- Hội chứng Asperger: các rối loạn tự kỷ được miêu tả qua 3 dấu hiệu của tự kỷ điển hình: trẻ học nói sớm và tốt, đôi khi có cấu âm đặc biệt; trí thông minh trung bình là cao hơn; rối loạn trong kết hợp vận động.
- Tự kỷ không điển hình: không phải tất cả các mặt đều gặp vấn đề tương ứng với định nghĩa của rối loạn tự kỷ.
- Chẩn đoán chuyên môn các rối loạn
1. Triệu chứng

Hỏi bố mẹ về các triệu chứng và theo dõi hành vi của trẻ. Phỏng vấn và theo dõi theo mẫu đã được chuẩn hóa để đảm bảo hơn cho chẩn đoán.

Dùng các công cụ kiểm tra khác nhau: "bảng câu hỏi về hành vi và giao tiếp xã hội".

Bảng kiểm tra hành vi tự kỷ (ABC)
2. Lịch sử phát triển các rối loạn đặc trưng
Các triệu chứng đặc trưng của tự kỷ có thể được nhận biết sớm
Chẩn đoán chắc chắn được từ trước tháng thứ 18
3. Những rối loạn tâm thần kèm theo:

Kém tập trung, chú ý, theo nghĩa bị rối loạn tăng động (ADHD)

Các triệu chứng kèm theo như tự làm tổn thương mình, có vấn đề trong phát triển tính vệ sinh, ăn, ngủ

Khả năng ngôn ngữ kém. 

50% đến 75% là bị khuyết tật về trí tuệ

Có vấn đề trong cảm nhận xã hội

Có cách suy nghĩ riêng và lạ

Đến 30% trường hợp là bị động kinh

Phát triển vận động kém, thường là bị giảm trương lực cơ

Thường có đòi hỏi quá mức, ép buộc của người thân tới trẻ

Triệu chứng trầm cảm

Nhu cầu về người chăm sóc cao

Chẩn đoán xét nghiệm và các bài kiểm tra

Kiểm tra chỉ số thông minh và các bài kiểm tra tâm thần (vd: thang bậc hành vi thích hợp Vineland)

Bài kiểm tra thính lực

Kiểm tra thị lực

Khám thần kinh (để đánh giá khuyết tật vận động và để có được những chẩn đoán phân biệt rõ ràng)

Xét nghiệm điện não đồ (do trẻ luôn sẵn sàng nổi cáu)

Chụp quang tuyến cắt lớp CT, hay chụp hình cộng hưởng từ MRI

Kiểm tra nhiễm sắc thể để bù đắp được những sai lệch về nhiễm sắc thể đó và khám phân tích gen để phân định được những bệnh có thể đi kèm như hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng manh .

Chẩn đoán mở rộng và chẩn đoán phân biệt

Khuyết tật nặng về tâm thần

Rối loạn phát triển trong ngôn ngữ và vận động

Rối loạn quá mức do kém thông minh và các định hình vận động

Rối loạn về khả năng kết hợp

Hội chứng Rett

Những rối loạn rời rạc khác nữa của những năm đầu đời cũng như hội chứng Hellersche Demenz.

Hội chứng nhiễm sắc thể X mỏng manh

Xơ não củ

Tâm thần phân liệt ở trẻ nhỏ

Rối loạn nhân cách phân liệt

Hội chứng trầm cảm và lo âu

Tác hại chu sinh và loạn thần kinh

Việc can thiệp sớm mang lại cơ hội cho trẻ tự kỷ cùng bố mẹ trẻ có được sự khuyến khích và giúp đỡ kịp thời.

Với việc can thiệp sớm và các chẩn đoán mang tính phỏng đoán có liên quan về "Tự kỷ điển hình" thì quá trình đưa ra chẩn đoán chưa được kết thúc mà nó phải tiếp tục được tiến hành trong mối quan hệ trao đổi chặt chẽ với các hỗ trợ, khuyến khích về mặt giáo dục và trị liệu.
Một số phương pháp bổ sung:
Tập thể dục để điều trị những thiếu hụt trong vận động
Điều trị hòa nhập giác quan (thính giác, thị giác) và vận động để cải thiện khả năng cảm nhận chỉ có ý nghĩa trong từng trường hợp riêng lẻ (tuy nhiên nó có mối quan hệ chặt chẽ với việc hình thành các phản xạ).
Trong các trường hợp tự làm đau bản thân hay người khác một cách quá mức thì trị liệu cố định theo dạng có người điều khiển sẽ mang lại ý nghĩa trong việc phá vỡ hành vi cư xử ngang bướng, hung hăng này.
Âm nhạc trị liệu, cưỡi ngựa trị liệu, cá heo trị liệu có thể được áp dụng vào việc giúp trẻ tiếp nhận các mối liên hệ, nhưng những phương pháp trị liệu này không cải thiện được những triệu chứng cơ bản.
                                                                                                                                        TTSM

Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT