Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Hội chứng Asperger

Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện được khả năng tự nhiên này. Với những người mắc hội chứng Asperger, họ thấy khó khăn để có thể ‘đọc’ được những tín hiệu phi ngôn ngữ, mà những người bình thường có thể hiểu được một cách tự nhiên. Người mắc hội chứng Asperger gặp khó khăn trong giao tiếp, trong các mối quan hệ tương tác với người khác. Tờ rơi này có mục đích giải thích những dấu hiệu đặc trưng của hội chứng Asperger, và những việc có thể làm để giúp đỡ những người mắc Hội chứng Asperger.
 
Hội chứng Asperger là một hình thức của chứng Tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, quan hệ với người khác. Những đặc điểm, đặc trưng của hội chứng Asperger cũng tương tự như những đặc điểm của hội chứng Tự kỷ:
 
- Khó khăn trong giao tiếp
- Khó khăn thiết lập, duy trì các mối quan hệ xã hội.
- Thiếu khả năng suy nghĩ-tưởng tượng và những hoạt động chơi sáng tạo
 
Tuy nhiên, những người mắc chứng Asperger thường có ít khó khăn hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ, so với những người mắc hội chứng Tự kỷ. Họ có thể nói một cách trôi chảy; tuy nhiên cách sử dụng ngôn ngữ của họ mang tính hình thức, khoa trương, cũng gặp khó khăn đối với việc học, một đặc điểm thường đi đôi với trẻ Tự kỷ. Trên thực tế họ có trí thông minh ở mức trung bình, hoặc trên mức trung bình.
 
Chính vì thế, nhiều trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn tham gia học tại các trường chính thống. Với sự động viên, khuyến khích và sự trợ giúp phù hợp họ cũng có thể đạt được những tiến bộ khả quan, và có thể tiếp tục học lên những cấp học cao hơn, cũng như có những cơ hội việc làm thích hợp.
 
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỘI CHỨNG ASPERGER
 
Hội chứng Asperger có nhiều đặc điểm giống với chứng Tự kỷ; tuy nhiên vẫn có một số các đặc trưng, ví dụ như sự vụng về là điển hình chỉ có ở hội chứng này.
 
* Khó khăn trong các mối quan hệ xã hội:
Với trẻ mắc chứng tự kỷ “điển hình” họ thu mình lại, tách mình ra và không tìm thấy sự thích thú ở thế giới xung quanh còn trẻ mắc hội chứng Asperger vẫn rất cố gắng hoà mình vào thế giới xung quanh. Trẻ thích những mối quan hệ tương tác với những cá nhân khác. Tuy nhiên, trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những tín hiệu phi ngôn ngữ (cử chỉ), bao gồm cả những biểu hiện nét mặt.
 
* Khó khăn trong giao tiếp:
Những trẻ mắc hội chứng Asperger có thể nói trôi chảy, nhưng lại không thể nắm bắt được phản ứng của người nghe. Họ có thể nói liên tục, mà không quan tâm xem người nghe có thích thú hay không. Thậm chí, họ không cảm nhận được cảm xúc của người đối diện.
 
Và mặc dù có kỹ năng ngôn ngữ tốt nhưng ngôn ngữ họ dùng vẫn mang dáng vẻ câu nệ, quá câu chữ, và thật nghĩa. Họ cũng hiểu ngôn ngữ người khác một cách cứng nhắc, theo từng ý nghĩa câu chữ. Những câu nói đùa, phóng đại, cường điệu, mang ý nghĩa ẩn dụ sẽ gây khó khăn cho họ.
 
* Thiếu khả năng tưởng tượng:
Những trẻ mắc chứng Asperger thường giỏi trong việc học những con số, sự kiện, nhưng họ lại gặp khó khăn trong suy diễn, tư duy trừu tượng. Điều này có thể gây khó khăn trong việc học ở trường của trẻ, nơi chúng học những môn như văn học hay triết học…
 
* Những yêu thích đặc biệt:
Trẻ mắc hội chứng Asperger thường phát triển một sự thích thú, đam mê ám ảnh đối với một sở thích hay thú sưu tập nào đó. Đam mê của trẻ liên quan nhiều đến việc sắp xếp hay ghi nhớ các sự kiện, sự việc, chi tiết về một đối tượng đặc biệt nào đó, như giờ tàu chạy, hay những kích thước đo của một cái ô tô.....
 
Tuy nhiên, với sự khuyến khích, động viên có thể hướng những thích thú, đam mê đó của trẻ để có thể phát triển vào việc học tập hay làm việc theo những môn học trẻ yêu thích.
 
* Gắn chặt với những thói quen / lối mòn:
Với trẻ mắc hội chứng Asperger, những sự thay đổi không được mong đợi trước có thể rất khó chịu với chúng và làm trẻ bối rối. Trẻ có thể áp đặt thói quen, thông lệ của mình, như khăng khăng đi cùng một con đường để tới trường. Ở trường học, trẻ có thể bực tức, khó chịu bởi những thay đổi đột ngột, như sự thay đổi thời khoá biểu. Trẻ mắc hội chứng Asperger thường thích sắp xếp một ngày của chúng theo một thứ tự định sẵn, theo một thời gian định trước. Do vậy, một sự chậm chễ không mong đợi, như tắc đường, có thể làm trẻ lo lắng, bực tức.
 
* Sự vụng về:
Sự vụng về có thể nói là một đặc trưng điển hình của hội chứng Asperger. Trẻ có thể có những khó khăn khi thực hiện những kỹ năng đòi hỏi có sự phối hợp nhiều động tác cơ thể, ví dụ như đạp xe đạp. Giống như những trẻ mắc chứng tự kỷ, trẻ có thể có những tư thế có vẻ kỳ quặc, những thao tác lặp lại có vẻ kỳ cục như xoay, hay lúc lắc đung đưa người khi đi xe.
 
Trên đây là những đặc điểm chủ yếu của hội chứng Asperger. Tuy nhiên, mỗi người là một cá nhân riêng biệt, những đặc trưng chung này có thể được thể hiện khác nhau ở mỗi trẻ, và với mỗi trẻ sự thể hiện ra bên ngoài những đặc điểm này ở các mức độ khác nhau.
 
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỘI CHỨNG ASPERGER
 
Những nguyên nhân của hội chứng Asperger và của chứng Tự kỷ vẫn đang được các nhà chuyên môn nghiên cứu. Nhiều chuyên gia cho rằng mô hình hành vi của hội chứng Asperger được nghiên cứu có thể không xuất phát từ một nguyên nhân. Có bằng chứng chắc chắn cho thấy hội chứng bắt nguồn từ một số những yếu tố thể chất, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của não – không phải do yếu tố tâm lý- cảm xúc, hay môi trường hoặc cách giáo dục và nuôi dưỡng trẻ.
 
VẬY LIỆU CÓ PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ KHÔNG?
 
Vào thời điểm hiện tại, không có phương thuốc chữa trị. Trẻ mắc hội chứng Asperger tiếp tục phát triển thành người trưởng thành mang hội chứng Asperger. Tuy nhiên, sự giáo dục và giúp đỡ thích hợp có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ.
 
Cùng với thời gian và sự kiên nhẫn của gia đình,giáo viên,các nhà trị liệu... những trẻ mắc hội chứng Asperger có thể được giáo dục để phát triển những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, như học cách xử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp,học cách ứng xử một cách thích hợp với mọi người để giúp trẻ có thể hoà nhập với cộng đồng ở một mức độ có thể khi trưởng thành.
 
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHẨN ĐOÁN SỚM
                  
Với những trẻ mắc hội chứng Asperger, dấu hiệu chậm phát triển của trẻ không dễ nhận thấy như những trẻ mắc chứng Tự kỷ, bởi trẻ cũng có trí thông minh trung bình hoặc trên mức trung bình. Do vậy, trẻ thường không được chẩn đoán sớm,trẻ vẫn có thể được gửi vào các.
 
trường Mẫu giáo..và chính giáo viên sẽ phát hiện ra một số biểu hiện khác thường. Điều này có nghĩa là những nhu cầu đặc biệt của trẻ không được nhận biết và cha mẹ có thể có tâm lý cho rằng việc trẻ mắc hội chứng Asperger là do lỗi của mình, hoặc tệ hơn họ đổ lỗi cho giáo viên mẫu giáo hoặc do trẻ, trách mắng trẻ vì những hành vi không bình thường của chúng.
 
TƯƠNG LAI CÓ THỂ ĐEM LẠI ĐIỀU GÌ?
 
Hiện tại ở Viêt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có ít những điều kiện, những dịch vụ tiện ích dành cho trẻ mắc hội chứng Asperger. Những trẻ này học tại các trường Mẫu giáo họăc trường phổ thông cơ sở. Sự tiến bộ của các em phụ thuộc vào sự giúp đỡ và động viên khuyến khích của cha mẹ, giáo viên nếu như họ hiểu được hội chứng Asperger của trẻ. Một số trẻ học tại các Trung tâm đặc biệt dành riêng cho trẻ Tự kỷ hay chậm phát triển tâm thần thì có nhiều cơ hội hơn vì sau can thiệp cá nhân từ 1 đến 2 năm trẻ sẽ được chuyển ra trường mẫu giáo hoặc trường phổ thông cơ sở để hoà nhập.
 
Vì sự chậm phát triển của trẻ mắc hội chứng Asperger không rõ ràng như ở trẻ Tự kỷ. Trẻ mắc hội chứng Asperger theo một ý nghĩa nào đó, dễ bị tổn thương hơn.Trẻ có thể trở thành mục tiêu cho những trò trêu ghẹo, bắt nạt ở trường.
 
Khi trẻ trưởng thành, họ có thể nhận ra rằng họ khác với những người khác và cảm thấy bị cô lập và trầm cảm phiền muộn. Những người mắc hội chứng Asperger luôn mong muốn được hoà nhập, là một thành viên trong tập thể, và do vậy, họ cảm thấy đau khổ khi việc kết bạn lại khó khăn đối với họ.
 
Nhưng tương lai cho những người mắc hội chứng Asperger không phải mang màu sắc của sự thất vọng. Người trưởng thành mắc hội chứng Asperger vẫn có thể sống một cuộc sống trọn vẹn, có thể học cao hơn, có những cơ hội trong công việc và phát triển những mối quan hệ bạn bè.
 
Tại những nơi làm việc, những người mắc hội chứng Asperger có thể cống hiến được rất nhiều: sự đúng giờ, sự tin cậy và hết lòng vì công việc, nếu như những người lãnh đạo và đồng nghiệp chia sẻ với họ, cảm thông và có những hiểu biết thông tin về hội chứng này.
TTSM
 

Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ