Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Giao tiếp

Giao tiếp là gì?

Giao tiếp giữa ngư­ời với ngư­ời là gửi (biểu đạt) và nhận (hiểu) các thông điệp. Giao tiếp giữa hai hoặc từ hai ng­ời trở lên. Giao tiếp không thể tồn tại trong tình trạng cách ly. Chúng ta giao tiếp sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ liên quan tới việc gửi và nhận các thông điệp có ý nghĩa.Các thông điệp này có thể bằng lời, ví dụ: nói, viết, đọc hoặc phi lời nói nh­ ký hiệu, cử chỉ điệu bộ, tranh ảnh.“Ngôn ngữ cơ thể” là một phần rất quan trọng của giao tiếp lời nói và phi lời nói. Chúng ta có thể ngụ ý những thông điệp khác mà chúng ta gửi đI thông qua giọng nói, biểu lộ nét mặt, dáng điệu cơ thể, v.v (ngôn ngữ cơ thể). Giao tiếp có hiệu quả sử dụng khi có sự kết hợp giữa ngôn ngữ lời nói, phi lời nói và ngôn ngữ cơ thể.

Chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.

Ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ lời nói và/hoặc phi lời nói. Ngôn ngữ cơ thể là một phần thiết yếu của giao tiếp. Những từ nói ra mà không hiểu thì không có ích gì cho việc giao tiếp.Để giao tiếp thành công cần có nhiều bước khác nhau. Việc giao tiếp sẽ bị đứt đoạn nếu một trong hai người tham gia vào quá trình này gặp khó khăn trong bất kỳ một bước nào của quá trình giao tiếp.

Để việc giao tiếp có thể diễn ra, chúng ta cần có đối tượng để giao tiếp và chủ đề để giao tiếp.

Ngôn ngữ lời nói và phi lời nói

Để sử dụng ngôn ngữ lời nói và phi lời nói, chúng ta cần các công cụ nhất định:

Ngôn ngữ nói sử dụng cơ quan phát âm nói (môi, lưỡi, hàm ếch, v.v), thanh quản (cơ quan phát âm bên trong) và phổi

Ngôn ngữ đọc/viết sử dụng sự điều khiển của thị giác và tay.

Ngôn ngữ ký hiệu/cử chỉ điệu bộ sử dụng sự điều khiển của cánh tay và tay cũng như toàn bộ cơ thể

Ngôn ngữ tranh ảnh sử dụng sự điều khiển của tay và thị giác.

Những công cụ này nếu đứng một mình thì chưa đủ, chưa được coi là ngôn ngữ, công cụ quan trọng nhất mà chúng ta cần là sự hiểu biết và khả năng học tập.

Lời nói là sự phát ra các âm và ghép các âm đó vào một chuỗi tạo nên một từ

Ngôn ngữ nói là ghép các từ vào với nhau trong một chuỗi tạo nên một câu có nghĩa. Lời nói là phương tiện của ngôn ngữ nói.

Dạy một người nhắc lại các từ mà không hiểu nghĩa của nó thì đó không phải là là ngôn ngữ và điều đó cũng không có ích gì đối với giao tiếp. Một người cần phải ghép các từ mà họ nghe được và đưa ra được các đồ vật thể hiện các từ đó thì đó mới là ngôn ngữ có ý nghĩa.

Ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể liên quan tới việc sử dụng giọng nói, dáng điệu, biểu lộ nét mặt, kiểu quần áo, v.v. Nói cách khác, đó là các thông điệp phi lời nói mà chúng ta mang đến khi chúng ta giao tiếp. Tất cả chúng ta đều sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

Ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng của vòng tròn giao tiếp. Có kỹ năng ngôn ngữ cơ thể tốt là bạn phải thể hiện tốt những điều sau:

Nghe và thể hiện sự hứng thú

Tiếp xúc mắt, lần lượt sử dụng sự biểu lộ nét mặt và giọng nói vị trí cơ thể phù hợp, nói lượng vừa phải

Tại sao chúng ta cần giao tiếp?

Thông qua giao tiếp chúng ta biểu lộ nhu cầu, tình cảm và các ý nghĩ của chúng ta. Chúng ta nhận thông tin và gửi các thông tin đI. Bằng cách này chúng ta đã tự làm cho bản thân chúng ta trở thành một cá thể với những bản sắc riêng biệt. Việc có thể giao tiếp giúp cho chúng ta có một ph­ương tiện để điều khiển những gì xảy ra với chúng ta. Giao tiếp một cách có hiệu quả là một bư­ớc quan trọng trong việc xây dựng những mối quan hệ và sự tham gia vào cộng đồng.

Khi nào thì giao tiếp bắt đầu?

Giao tiếp bắt đầu ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời và ngư­ời mẹ đáp ứng lại điều đó. Giao tiếp tiếp tục đ­ược tiếp diễn kéo dàI kể cả thời gian trư­ớc khi trẻ có thể nói những từ đầu tiên.

Những điểm quan trọng cần nhớ về giao tiếp

Giao tiếp bắt đầu ngay từ khi mới sinh. Giao tiếp giữa hai ngư­ời là giao tiếp hai chiều; nó luôn liên quan tới hai hay nhiều ngư­ời. Giao tiếp là việc gửi đi các thông điệp có ý nghĩa và hiểu các thông điệp nhận đ­ược. Chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Ngôn ngữ có thể là ngôn ngữ lời nói và/hoặc phi lời nói. Ngôn ngữ cơ thể là một phần thiết yếu của giao tiếp. Những từ nói ra mà không hiểu thì không có ích gì cho việc giao tiếp. Để giao tiếp thành công cần có nhiều b­ước khác nhau. Việc giao tiếp sẽ bị đứt đoạn nếu một trong hai ngư­ời tham gia vào quá trình này gặp khó khăn trong bất kỳ một bư­ớc nào của quá trình giao tiếp. Để việc giao tiếp có thể diễn ra, chúng ta cần có đối t­ượng để giao tiếp và chủ đề để giao tiếp.

Sự phát triển đặc trư­ng của giao tiếp

Khi nào trẻ học các kỹ năng cần thiết để giao tiếp

“Tôi đang học giao tiếp…”. “… bằng cách nhận một sự đáp ứng…”. “… bằng cách trải nghiệm ngôn ngữ trong những tình huống có ý nghĩa…”. “… bằng cách nghe các từ nói và nhìn những thứ mà các từ đó đề cập tới…”. “… bằng cách nhắc lại các từ trong các tình huống có ý nghĩa…”. “… bằng cách cảm thấy thích thú với việc giao tiếp…”. “… bằng cách giao tiếp với ng­ời nào đó …” Một đứa trẻ cần học nhiều kỹ năng khác nhau để có thể giao tiếp. Những kỹ năng này bắt đầu phát triển từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời đầu tiên. Chúng ta có thể so sánh các kỹ năng giao tiếp này giống như những viên gạch của một ngôi nhà. Giống như các viên gạch được xếp lại với nhau để tạo nên một ngôi nhà, các kỹ năng giao tiếp cũng cần đồng thời phát triển để giúp cho trẻ giao tiếp sử dụng ngôn ngữ nói.

Các kỹ năng cần thiết cho việc giao tiếp là:

Chú ý, Nghe, Bắt chước, Lần lượt, Chơi, Hiểu, Cử chỉ điệu bộ và Lời nói

Ngôi nhà giao tiếp

 

Các kỹ năng này không phát triển biệt lập mà phụ thuộc chặt chẽ với nhau. Mỗi kỹ năng sẽ đi theo một giai đoạn phát triển riêng của nó.

Chú ý bắt đầu phát triển khi trẻ lần đầu tiên nhìn thấy mặt mẹ nó và phát triển thành khả năng dành thời gian tập trung vào một hoạt động đơn lẻ.

Nghe bắt đầu phát triển khi trẻ nhận thức được mọi âm thanh và bắt đầu phản ứng với chúng, và phát triển thành khả năng nghe chọn lọc.

Lần lượt và bắt chước bắt đầu phát triển khi người mẹ bắt chước hành động và âm thanh trẻ phát ra và đến lượt nó, trẻ bắt chước lại người mẹ. Điều đó phát triển thành khả năng lần lượt nói trong khi hội thoại.

Chơi bắt đầu phát triển khi trẻ thích phát ra các âm, lắng nghe các âm đó, nhìn và sờ vào mặt, và phát triển thành khả năng chơi các trò chơi có nguyên tắc phức tạp hơn.

Hiểu bắt đầu phát triển khi trẻ bắt đầu nhận thấy các vật mà nó nhìn và nghe thấy có ý nghĩa và phát triển thành khả năng hiểu ngôn ngữ của người lớn và các tình huống phức tạp.

Cử chỉ điệu bộ bắt đầu phát triển khi trẻ khóc và vặn người và người mẹ đáp ứng lại, và phát triển thành khả năng sử dụng các cử chỉ điệu bộ nổi bật hơn.

Lời nói bắt đầu phát triển khi trẻ bập bẹ các âm và nói các chuỗi âm thanh phát triển thành khả năng nói từ và câu rõ ràng.

Những điểm quan trọng cần nhớ về sự phát triển đặc trư­ng của giao tiếp

Trẻ bắt đầu học giao tiếp ngay từ khi mới sinh ra và quá trình này tiếp diễn ngay cả trư­ớc khi bé bắt đầu nói những từ đầu tiên. Có nhiều kỹ năng cần thiết cho sự phát triển giao tiếp. Trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua sự t­ương tác hàng ngày với những ng­ười xung quanh. Trẻ bắt đầu hiểu các tình huống và các từ trư­ớc khi chúng có thể tự thể hiện bản thân. Rất dễ nhận ra sự phát triển của các kỹ năng vận động thô, trong khi sự phát triển các kỹ năng giao tiếp sớm lại không rõ ràng lắm. Chúng cần phải chịu khó quan sát.

Để phát triển hoàn toàn các kỹ năng giao tiếp, trẻ phải mất 5 năm, (đặc biệt trong thời gian từ khi sinh tới khi trẻ được 5 tuổi (ít nhất). Tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ đều liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu một trẻ gặp khó khăn trong lĩnh vực này thì nó sẽ tác động tới những lĩnh vực khác. Có những trẻ có thể chỉ gặp khó khăn trong lĩnh vực giao tiếp, nhưng có những trẻ có thể bị chậm ở mọi lĩnh vực phát triển và một số lĩnh vực phát triển chậm hơn so với các lĩnh vực khác. Mỗi lĩnh vực phát triển của trẻ đều quan trọng như nhau. Nếu một trẻ gặp khó khăn trong một số lĩnh vực phát triển thì chúng cần được hỗ trợ tất cả các lĩnh vực chứ không được bỏ lĩnh vực nào.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT