Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Phụ huynh cần biết khi lựa chọn phương pháp điều trị cho con mắc hội chứng tự kỷ

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên nếu cha mẹ lựa chọn và kết hợp đúng đắn các phương pháp để can thiệp cho con thì sẽ mang lại cho con những tiến bộ đáng ngờ, giúp con có thể hòa nhập cộng đồng, thậm chí nhiều trẻ còn có thể học hòa nhập ở các lớp mầm non, tiểu học với học sinh bình thường. 

Có rất nhiều phương pháp can thiệp, trị liệu cho trẻ tự kỷ 4 phương pháp điều trị trẻ tự kỷ, nhưng cần chú ý nhất là những phương pháp sau:

Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp: Trẻ chậm nói là dấu hiệu điển hình của trẻ tự kỷ. Với các trẻ thông thường thì trung bình 18 tháng là trẻ tập nói được những từ đơn giản, nhưng với trẻ tự kỷ thì 2 tuổi trẻ chỉ “ê, a” và có thể chưa nói được. Trẻ ít vốn từ, do đó gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh, khó duy trì được các cuộc nói chuyện vì không biết nói gì và không biết nói thế nào. Khi vốn từ đã được cải thiện, trẻ có thể nói nhiều hơn, từ đó khả năng giao tiếp của trẻ sẽ tiến bộ. Do đó phương pháp trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp rất quan trọng trong điều trị trẻ tự kỷ.

Phương pháp can thiệp là dạy trẻ từ những cái đơn giản nhất, để trẻ tiếp thu dần; Cần có kế hoạch rõ ràng, dạy từ đâu, dạy như thế nào là tốt nhất cho trẻ. Khi dạy cần kết hợp các hình ảnh và hành động minh họa để trẻ dễ nhớ, dễ hình dung. Trong quá trình dạy cần có quá trình nhắc lại và làm mới nội dung để trẻ vừa ghi nhớ lại cái đã học và học các kỹ năng mới; Để trẻ tham gia vào các tình huống đơn giản trong cuộc sống gia đình để tăng khả năng phản xạ của trẻ và kích thích trẻ giao tiếp. Dạy cho trẻ từng kỹ năng một, theo các mức độ: Kỹ năng chú ý, kỹ năng bắt chước, kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ, kỹ năng thể hiện ngôn ngữ.

Hoạt động trị liệu: Dạy trẻ ngôn ngữ bằng lời nói không thôi là chưa đủ, để trẻ hiểu cần rèn luyện cho trẻ cả ngôn ngữ không lời, dùng cơ thể để thể hiện. Cần phối hợp thêm các hoạt động chức năng của bàn tay. Hướng dẫn các kỹ năng sinh hoạt cần thiết hàng ngày cho trẻ để trẻ có thể tự chăm sóc mình như: Kỹ năng ăn uống, rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo, đi vệ sinh.... Để trẻ tập luyện được các kỹ năng này cần có một khoảng thời gian khá dài, đòi hỏi sự kiên trì chỉ bảo cho trẻ của các bậc cha mẹ.

Vật lý trị liệu: Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, trẻ tự kỷ thường ít vận động, chúng hay có những hành vi lặp đi lặp lại, chúng không thích những thay đổi trong cuộc sống của mình. Vì vậy phương pháp này sẽ giúp trẻ hoạt động thường xuyên hơn nhằm hoạt hóa các cơ quan vận động của cơ thể như các khớp tay, khớp chân. Phương pháp này còn giúp trẻ bỏ các hành vi đặc trưng của trẻ tự kỷ, hình thành cho trẻ những hành vi tích cực, phù hợp với bản thân, phù hợp với môi trường xã hội mà trẻ đang sống sẽ giúp trẻ hòa đồng nhanh vào cuộc sống của cộng đồng.

Phương pháp chơi trị liệu: Chơi như học, học như chơi. Phương pháp này tạo tinh thần thoải mái cho trẻ, giúp trẻ luôn cảm thấy vui vẻ thích thú. Đặc biệt lưu tâm đến trò chơi đóng vai. Trẻ sẽ hình dung mình là một nhân vật trong câu chuyện, thể hiện vui buồn, giận dữ của vai diễn. Qua đây giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, tăng tương tác với bạn bè giúp trẻ hòa nhập với bạn bè một cách tự nhiên nhất; Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, để trẻ không bị thụ động; Hạn chế trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại – rào cản khiến trẻ trở nên thờ ơ với những người xung quanh. Trong các trò chơi khi trẻ có những hành vi tích cực cần có lời khen ngợi hay những cái vỗ tay, nụ cười nhẹ nhàng để động viên trẻ.

Mỗi trẻ tự kỷ đều có mức độ khác nhau và không ai giống ai. Các bậc phụ huynh cần có quan sát tinh tế và tìm hiểu hành vi của trẻ, biểu hiện triệu chứng như thế nào... và cần cho trẻ đi can thiệp sớm để trẻ có cơ hội hòa nhập tốt hơn, có một tương lai tươi sáng hơn.

Khi trẻ có các biểu hiện như Giảm giao tiếp, giảm tương tác xã hội, hành vi bất thường...các bậc phụ huynh cần cho trẻ đi khám để có những chẩn đoán chính xác cho tình trạng của trẻ.Và các bậc phụ huynh nên xác định, tự kỷ là hội chứng suốt đời, cải thiện tình trạng này cho con không thể nhất thời mà có kết quả ngay được, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất nhiều từ phía gia đình, nhất là bố mẹ và các giáo viên trị liệu. 
Trung tâm Sao Mai là địa chỉ tin cậy để các phụ huynh có thể đưa con em mình đến khám, phát hiện sớm và can thiệp sớm hội chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ. 

Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT