Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Con bị tự kỷ, cha mẹ chớ hoang mang!

Những khó khăn mà cha mẹ gặp phải từ việc chăm sóc một đứa trẻ tự kỷ khiến cha mẹ dễ có nguy cơ trầm cảm hoặc các bệnh khác có liên quan đến stress.

Stress vì con mắc tự kỷ

Từ ngày bé Bin con trai chị Minh (Thanh Xuân, Hà Nội) được bác sỹ chẩn đón tự kỷ thì bao nhiêu tình thương, sự quan tâm của chị đổ dồn hết cho con. Mãi gần đây, khi phát hiện cậu con trai lớn đánh em, chị trách phạt thì cậu con trai lớn của chị mới khóc thét lên: "Ai bảo mẹ chỉ thương mỗi Bin, con ghét em", lúc này chị mới giật mình vì bản thân mình đã lơ là với con. "Thương Bin vừa chào đời đã phải chịu bất hạnh, mình mải mê chăm Bin mà có phần lơ là với con đầu vì nghĩ rằng con đã lớn có thể để con tự lập. Không ngờ đứa con đầu của mình cũng có vấn đề về tâm lý, mình stress quá", chị Minh não nề. 

Theo bác sỹ Phạm Ngọc Thanh - Nguyên Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1: "Không ít trường hợp cả nhà phải đi khám tâm lý khi có một đứa con tự kỷ. Tự kỷ không chỉ ảnh hưởng đến một đứa trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình". 

Cũng theo bác sỹ Phạm Ngọc Thanh, có rất nhiều nguyên nhân khiến cha mẹ có con tự kỷ bị stress: 

Cần nhiều thời gian hơn khi chăm sóc con: Việc chăm sóc một trẻ tự kỷ cũng lấy đi rất nhiều thời gian của cha mẹ, cha mẹ không có thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân mình.

Tốn kém về tài chính: Trẻ tự kỷ đòi hỏi cha mẹ phải dành thời gian yêu thương và tài chính nhiều hơn một đứa trẻ bình thường. Các chi phí điều trị cho trẻ có thể làm cạn kiệt nguồn tài chính của gia đình và nỗi ám ảnh về những chi phí trong tương lai cho con luôn hiện hữu trong tâm trí cha mẹ. 

Lo lắng về tương lai của con: Những cha mẹ có con tự kỷ luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi nghĩ đến tương lai của trẻ tự kỷ sau này. Cha mẹ sẽ luôn tự hỏi: "Ai sẽ lo cho con của mình khi mình mất đi? Liệu họ có chăm lo cho con như mình đang làm không? Liệu anh chị em của con có lo được cho con không..."

Giảm stress cho cha mẹ có con tự kỷ thế nào?

- Chấp nhận sự thật con mình có "bệnh": Khi thấy con có những biểu hiện không giống những trẻ cùng trang lứa, cha mẹ nên mang con đi khám càng sớm càng tốt. Nếu biết bé mang hội chứng tự kỷ cha mẹ cần chấp nhận sự thật về con. Cha mẹ không nên xấu hổ, mặc cảm mà cần đưa con đi điều trị sớm, bởi nếu can thiệp muộn là cha mẹ đã bỏ qua cơ hội phục hồi quý giá của con.

Cha mẹ không nên cố đè nén cảm xúc mà cần giải tỏa bởi cha mẹ có tâm lý ổn định thì mới cùng con chiến đấu với bệnh tật được. 

Tham gia vào cộng đồng tự kỷ. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của “cộng đồng”. Kết bạn với các phụ huynh khác có con bị tự kỷ. Qua buổi họp mặt với các phụ huynh, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ các gia đình có hoàn cảnh tương tự. Những người có kinh nghiệm sẽ chia sẻ cách chơi với con, dạy con, cùng con nhanh chóng phục hồi, hòa nhập với xã hội.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT