Chậm phát triển trí tuệ
- Giao tiếp (nói, giao tiếp bằng điệu bộ)
- Tự chăm sóc (mặc quần áo, tắm rửa, tự ăn uống…)
- Kỹ năng cuộc sống hàng ngày (lau dọn, nấu ăn,…)
- Kỹ năng xã hội (có bạn bè, biết giúp đỡ người khác)
- Kỹ năng di chuyển (cách đi lại bằng phương tiện có sẵn tại cộng đồng (đi xe buýt)
- Kỹ năng tập trung chú ý (theo dõi, lắng nghe tập trung)
- Kỹ năng học ở trường lớp (đọc, viết, làm toán)
- Làm việc (đảm nhiệm một việc làm)
- Giải trí (bơi, đi dạo, vui chơi)
- Giữ gìn sức khoẻ (đi khám bệnh)
- Bảo vệ an toàn (qua đường, qua sông, dùng lửa)
Một số trẻ bị khuyết tật trí tuệ cũng có thể có tính năng động cao và bốc đồng (hoạt động nhanh và thiếu suy nghĩ) hoặc chúng có thể thụ động (luôn ở một mình và im lặng).
I.THÁI ĐỘ THÍCH ỨNG:
Chúng ta thay đổi hành vi của mình để thích hợp với hoàn cảnh. Ví dụ khi ta vào chùa thì ta im lặng, ta lắng nghe và cầu nguyện. Nhưng khi dự tiệc thì chúng ta ca hát, pha trò và cười. Chúng ta không có cùng thái độ hành động ở chùa với thái độ khi dự tiệc. Như vậy là chúng ta đã làm thích ứng hoá thái độ của chúng ta. Chúng ta phải học cách thể hiện hành vi ứng xử ở chùa, ghi nhớ cách ứng xử đó mỗi lần ta đi chùa. Trẻ em bị khuyết tật trí tuệ hoặc có vấn đề về hành vi ứng xử sẽ đều gặp khó khăn trong việc thể hiện thái độ một cách phù hợp.
II. HỌC TẬP:
Trẻ em trước hết phải học cách ứng xử, rồi phải ghi nhớ được những gì phải làm khi có tình huống tương tự lặp lại. Bằng cách đó chúng có thể thích ứng và thay đổi thái độ của chúng cho phù hợp khi gặp hoàn cảnh bắt buộc.
Những đứa trẻ có vấn đề trở ngại trong việc học và thể hiện hành vi ứng xử phù hợp có thể là trẻ bị khuyết tật trí tuệ.
Trẻ em học được nhiều kỹ năng từ sau khi sinh ra đến khi rời ghế nhà trường. Những kỹ năng đó bao gồm:
- Cách ăn, cách mặc và tắm rửa (Tự chăm sóc bản thân)
- Tự lo cho bản thân khi ở nhà một mình (Kỹ năng sống tự lập)
- Biết làm nhiều việc không cần sự hướng dẫn, giám sát liên tục của người lớn.
- Đọc, viết và đếm (Kỹ năng nhà trường).
- Cách chăm sóc cho những nhu cầu sức khoẻ của riêng mình (biết lo cho sức khoẻ của bản thâncó sự hỗ trợ của cộng đồng).
*Giữ an toàn cơ bản trong khi đi đường, khi dùng lửa và nước.
Những đứa trẻ liên tiếp gặp khó khăn trong các lĩnh vực này là trẻ có nguy cơ bị khuyết tật trí tuệ.
III.TRÍ THÔNG MINH:
Trí thông minh là khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Trẻ khuyết tật trí tuệ có trí thông minh thấp hơn những trẻ em khác ở cùng độ tuổi.
Để đo được mức độ thông minh của trẻ, các nhà tâm lý và các bác sỹ tâm thần dùng các test tâm lý. Chỉ số của test IQ của mỗi trẻ cho thấy khả năng học tập của trẻ ở trường. Cách đánh giá này còn giúp cho việc lựa chọn các chương trình nội dung học tập phù hợp với từng trẻ.
Mục tiêu của giáo dục đặc biệt:
Nếu trẻ bình thường có cùng độ tuổi sẽ được học cùng một chương trình, nội dung, môn học…. (lớp 1,2,3…) nhưng trẻ khuyết tật trí tuệ dù có cùng tuổi đời nhưng lại khác biệt nhau về tuổi khôn và hành vi ứng xử. Vì vậy, tuỳ theo mức độ, khả năng mỗi trẻ mà có một chương trình, nội dung, môn học khác nhau.
Nhu cầu của trẻ:
- Nhu cầu sống: ăn uống, ngủ, vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe…
- Vui chơi giải trí
- Nhu cầu tình cảm: được yêu thương, giao tiếp, kết bạn…
- Nhu cầu học tập
- Nhu cầu được bảo vệ- an toàn
- Nhu cầu việc làm
Mục tiêu chính là:
* Làm sao cho trẻ độc lập nhất
* Học với khả năng của trẻ
* Phát hiện những khả năng tiềm ẩn của trẻ và giúp cho khả năng đó được phát triển (âm nhạc, hội hoạ…)
Nhiệm vụ của chúng ta là giúp trẻ nhận biết và học để tự đáp ứng nhu cầu của mình, tạo cơ hội cho người khuyết tật phát huy hết một cách độc lập nhất khả năng của họ trong cộng đồng.