Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là rất cần thiết

Theo thống kê thì có khoảng 80-85% trẻ tự kỷ không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng, 15-20% trẻ tự kỷ có tác nhân liên quan. Và cho đến nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, một số phương pháp can thiệp cho trẻ tự kỷ hiện nay có thể giúp trẻ cải thiện hành vi, ngôn ngữ và các kỹ năng khác để hòa nhập xã hội, nhiều trẻ có thể phát triển bình thường  như bao trẻ khác nếu trẻ được can thiệp đúng nơi, đúng đúc, đúng phương pháp và hiệu quả…

Theo một số chuyên gia, bác sĩ thì hội chứng tự kỷ ở mỗi trẻ không giống nhau nên cần hiểu biết chính xác đặc điểm của từng trẻ để có thể xây dựng phác đồ hiệu quả, dựa trên những đặc điểm: sự khác biệt di truyền, tác động môi trường và lối sống, dữ liệu cận lâm sàng… Nếu phát hiện càng muộn thì việc can thiệp cho trẻ càng gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn làm mất đi cơ hội hòa nhập của trẻacdữ liệu cận lâm sàng. . Vì vậy, việc phát hiện và can thiệp sớm vô cùng quan trọng, giúp trẻ có thể hòa nhập cộng đồng, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trung tâm Sao Mai là địa chỉ tin cậy để các gia đình không may có con em mắc chứng tự kỷ đưa con em mình đến thăm khám để được tư vấn, phát hiện sớm, can thiệp sớm...

Ba vấn đề quan trọng nhất trong việc giáo dục trẻ tự kỷ là: Can thiệp ngôn ngữ, dạy các kỹ năng giao tiếp xã hội và đối phó với hành vi.

Can thiệp ngôn ngữ:

Ngôn ngữ được xem là chìa khóa phát triển cho trẻ trong tương lai. Nhưng hầu hết trẻ bị tự kỷ đều hạn chế về ngôn ngữ, thậm chí không có ngôn ngữ. Vì vậy, việc phát triển  ngôn ngữ cho trẻ tự  kỷ là rất quan trọng.

Tốt nhất cần xác định tuổi ngôn ngữ bằng việc đo chỉ số thông minh IQ của trẻ. Việc đó sẽ giúp bạn phát hiện ra một đứa trẻ tự kỷ 3 tuổi nhưng có khả năng ngôn ngữ của trẻ 1.5 tuổi, hay 2 tuổi. Từ đây, bạn sẽ có phương pháp dạy con phù hợp hơn với khả năng của trẻ.

Ngôn ngữ bao gồm: ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt. Đối với trẻ tự kỷ, việc dạy trẻ tiếp nhận ngôn ngữ và diễn đạt ý muốn là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cần có những phương pháp phù hợp khi dạy ngôn ngữ cho trẻ.

Dạy trẻ ngôn ngữ tiếp nhận

Một trong số những nguyên tắc dạy trẻ tự kỷ nói là: Trẻ sẽ chịu giao tiếp khi chúng muốn một điều mà bản thân không thể tự thoả mãn và phải nhờ người khác giúp đỡ. Do đó, bố mẹ cần nắm bắt được trẻ thích điều gì, lúc nào trẻ muốn. Vì thời điểm đó cũng chính là lúc mà ta có thể giúp trẻ tiếp nhận lời nói và học nói hiệu quả nhất.

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Khi nói chuyện với trẻ, bạn cần nói chậm lại, nhìn vào mặt trẻ, cho trẻ có nhiều thì giờ và cơ hội để nghe đi nghe lại và nắm được từ, câu, ý nghĩa, khi hiểu được, đừng quên dạy trẻ tỏ ra dấu hiệu như mỉm cười, gật đầu…

Không được nói qua loa, nói như nói với người lớn hay nói như nói với một đứa trẻ cùng lứa tuổi với sự nhận thức và phát triển bình thường. Làm như vậy càng khiến cho cơ hội học nói của trẻ giảm thêm. Nên nhớ trẻ tự kỷ có sự phát triển chậm về nhận thức, đòi hỏi sự kiên trì từ bố mẹ.

Kỹ năng dạy ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ không hiểu cử chỉ, nét mặt của người khác. Tuy nhiên, do trẻ chậm nói nên việc giao tiếp luôn phải có hành vi, cử chỉ kèm theo để khiến trẻ chú ý đến giá trị của lời nói. Ban đầu tốt nhất là bạn nên chạm vào vật mà mình muốn nói tới, thay vì đưa tay chỉ về hướng của vật, cho tới khi trẻ hiểu và biết nhận ra cử chỉ. Ngược lại bạn cũng có thể dạy trẻ chỉ tay và nắm tay bạn dẫn tới vật mong muốn.

-Sử dụng hình ảnh.Dụng cụ này là căn bản nhất để dạy về kỹ năng liên lạc, nó chỉ là những hình ảnh của những vật dụng thường ngày mà trẻ gặp, hay sử dụng, muốn có. Mục đích của bảng giao tiếp bằng hình là cho trẻ chỉ tay vào món mà chúng muốn bằng cách chạm vào hình đồ vật, như thế trẻ bắt đầu có ý niệm rằng hình là biểu tượng cho đồ vật. Với trẻ nhỏ, người ta dùng các vật mẫu như trái cây bằng nhựa, hộp cốm, hộp trái cây rỗng, và khi mới bắt đầu thì chỉ nên có một hay hai hình cho tới khi trẻ quen với cách học.

Sử dụng cử chỉ:  Nhiều chương trình dạy liên lạc có kèm việc học dấu hiệu để phát triển khả năng liên lạc. Đối với một số trẻ khuyết tật thì ra dấu là cách liên lạc cụ thể hơn là học nói và có thể học sớm từ lúc được 9 tháng. Ra dấu là ra những cử chỉ. Muốn cử chỉ được nhận biết thì người ta phải thấy cử chỉ ấy, tức người ra dấu ít nhất phải đối mặt hay nhìn vào mặt người khác để xem phản ứng của họ là có đồng ý hay không.

Trong khi ấy ta biết trẻ tự kỷ rất tránh việc nhìn vào mắt người khác, dù là cha mẹ, nhiều trẻ không chỉ tay hay nhìn theo tay chỉ của người khác, thế nên việc nói bằng dấu hiệu cũng rất khó thực thi. Do đó, nếu trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết nặng về mặt giao tiếp, không dùng lời, không biết chỉ tay, thì tập cho trẻ sử dụng bảng hình, còn trẻ đã biết chỉ tay hay biết nhìn theo hướng tay chỉ thì ra dấu có lẽ thích hợp hơn.

2. đối phó với hành vi (tiếp kỳ sau)

Đ.T


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT