Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Cần Dỡ Bỏ Mọi Rào Cản Với Người Khuyết Tật

Trở ngại từ nhiều phía
       Trước hết, cần phải khẳng định rằng những người khuyết tật (NKT) có tất cả mọi quyền như bao người khác, trong đó có quyền được sống, được bảo vệ nhân phẩm và được tham gia vào các hoạt động của xã hội.
       Việt Nam hiện có hơn 6 triệu NKT, chiếm 6,3% dân số. Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ NKT. Đảng và nhà nước luôn quan tâm chăm lo, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt đối với NKT, bảo đảm cho người NKT thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và cơ hội phát triển. NKT ngày càng có nhiều cơ hội học văn hóa, học nghề, tìm kiếm việc làm theo khả năng của mình. Những NKT nặng được Nhà nước trợ cấp hàng tháng… Đặc biệt, luật NKT ra đời giữa năm 2010 và có hiệu lực từ tháng 01/2011 là một thành tựu và hành động thể hiện việc thực hiện cam kết này. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng Chương trình hành động Quốc gia 2011 - 2020 - mốc rất quan trọng trên lộ trình tiến tới hiện thực hóa quyền của những NKT.
       Mặc dù vậy, kết quả phân tích số liệu Tổng điều tra dân số 2009 cho thấy những người thiệt thòi của NKT, đặc biệt là NKT nặng, ở hầu như tất cả các khía cạnh của cuộc sống. NKT thường phải đối mặt với những rào cản khi tham gia vào mọi phương diện của xã hội. Rào cản có thể được tạo dựng với rất nhiều hình thức, bao gồm: những rào cản về môi trường vận động hoặc về thông tin và công nghệ truyền thông, những rào cản do pháp luật hoặc chính sách, hay từ thái độ hoặc sự phân biệt đối xử của xã hội. Chính vì vậy, NKT không được tiếp cận với xã hội hoặc các dịch vụ một cách bình đẳng, bao gồm giáo dục, việc làm, chăm sóc y tế, giao thông, tham gia chính trị hoặc công lý.
Kỳ thị thất nghiệp, thiếu việc làm và nghèo đói
       Sau bốn năm cố gắng xin việc trong vô vọng, chị Ngô Thị Kim Oanh (Thường Tín - Hà Nội) không còn tin vào may mắn. Chị quyết định không xin việc nữa và sống dựa vào bố mẹ già.
       Vài năm sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và bươn chải tìm việc, chị Oanh được tuyển vào làm việc ở một vài tổ chức phi chính phủ nước ngoài dưới dạng hợp đồng ngắn hạn, để giúp đỡ những NKT khác. Thế nhưng, khi các dự án này kết thúc từ năm 2008, chị lại rơi vào tình trạng thất nghiệp.
       Mặc dù có một nền tảng giáo dục vững chắc, người phụ nữa 38 tuổi này không thể chịu đựng được những cái nhìn phân biệt đối xử của các nhà tuyển dụng, chỉ vì chị gặp khó khăn trong việc đi lại do căn bệnh bại não mắc từ bé. "Mình luôn phải gọi điện hỏi trước xem họ có tuyển NKT không và họ nói là có. Thế nhưng, khi cầm hồ sơ đến nộp họ nhìn mình như người hành tinh khác, có nơi còn không cho mình vao" - Chị Oanh tâm sự.
       Chị Oanh, cũng như 15% dân số Việt Nam là NKT, việc làm dường như là một giấc mơ quá sức, mặc dù họ vẫn có khả năng làm việc.
       Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Trọng Đàm cho biết: Giện, Việt Nam có 69% số NKT đang trong độ tuổi lao động, nhưng chỉ có khoảng 3% được đào tạo bài bản và khoảng 30% tổng số NKT trên cả nước có việc làm tương đối ổn định. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng cho rằng, Việt Nam mất khoảng 3% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) mỗi năm do thị trường lao động hạn chế tiếp cận NKT.
       Theo bà Barbara Muray, chuyên gia đầu ngành về khuyết tật của ILO tại Geneva, NKT luôn cố gắng thể hiện khát vọng làm việc và năng lực làm việc để đóng góp một cách hiệu quả cho thị trường lao động. Thế nhưng, rất nhiều người gặp rào cản và không thể thực hiện được điều này, khiến họ rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.
       Tại Việt Nam, rất ít NKT có việc làm và thu nhập ổn định, rất nhiều người vẫn phải làm những công việc phi chính thức. So với các nhóm lao động khác, tỉ lệ thất nghiệp ở nhóm khuyết tật cao hơn nhiều, lên tới 30%. Việc NKT hạn chế tham gia thị trường lao động khiến cuộc sống của họ và gia đình rất khó khăn. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009, cứ mỗi bốn gia đình có NKT, một gia đình sống dưới mức nghèo khổ. Như vậy, khuyết tật có liên quan chặt chẽ đến tình trạng đói nghèo. Giá cả sinh hoạt tăng cao, mức tiếp cận và thụ hưởng giáo dục thấp, cùng với khả năng tiếp cận hạn chế tới việc làm có thu nhập tốt và các dịch vụ xã hội khác, càng làm trầm trọng thêm mối liên hệ này. Tỉ lệ nghèo của các hộ gia đình có con em khuyết tật cao hơn đáng kể so với các hộ gia đình khác.
 
Ảnh: Internet
 
Hãy nhìn vào khả năng, đừng nhìn vào sự khác biệt
       Anh Nguyễn Tuấn Linh, một người khiếm thính 37 tuổi, cho rằng: Nhà nước chủ trương giúp đỡ và tạo điều kiện để NKT có thể hòa nhập với cộng đồng và xã hội bằng luật NKT, nhưng địa phương và cấp dưới lại nghĩ và làm khác. Chị Oanh cũng đồng tình và cho rằng các cơ quan cấp xã, huyện chưa hiểu về NKT. Chị phản ánh: "Người ta chỉ nhìn NKT từ bên ngoài mà không tìm hiểu khả năng làm việc thực sự của họ". Theo chị, điều quan trọng nhất với những NKT chính là được xã hội tin tưởng và tạo cơ hội, "đã đến lúc thay đổi thái độ của xã hội đối với NKT"
       Công ước quốc tế về Quyền của NKT (CRPD) nhận thấy sự tồn tại các rào cản đã tạo nên một bộ phận cấu thành chủ yếu của sự khuyết tật. Các bằng chứng và trải nghiệm cho thấy, khi các rào cản đối với sự hòa nhập của NKT được loại bỏ thì họ mới có quyền tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội, vào toàn bộ mọi lợi ích cộng đồng. Vì thế, những rào cản mà NKT phải đối mặt là sự thiệt hại cho cả cộng đồng, và khả năng tiếp cận là cần thiết                                                   để đạt được sự tiến bộ và phát triển cho tất cả mọi người.
       Đồng tình với điều này, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hiệp quốc tại Việt Nam đề xuất: "Chính phủ, các tổ chức quần chúng, cộng đồng cần cùng hành động để đảm bảo NKT được tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và từ đó có một cuộc sống tốt hơn. Chúng ta cần đảm bảo rằng các dịch vụ hiện có - từ bảo vệ sức khỏe, giáo dục và việc làm đều nhắm đến đáp ứng các nhu cầu của trẻ em và người lớn khuyết tật. Nhiều khi không cần phải có những dịch vụ đặc biệt dành cho tất cả những NKT, chỉ cần quan tâm thích đáng tới họ và NKT sẽ sử dụng được những dịch vụ phổ thông nếu có sự điều chỉnh thích hợp.

       Điều quan trọng nhất là chúng ta cần chấm dứt sự kỳ thị và phân biệt đối xử, đối với những người đang sống chung với khuyết tật. Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử sẽ ngày càng đẩy NKT ra xa khỏi gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, trường học và xã hội. Phải tháo dỡ ngay những rào cản xã hội đang ngăn trở NKT tới việc tiếp cận bình đẳng, những cơ hội bình đẳng và có các quyền bình đẳng. Đôi khi, chúng ta sẽ phải nỗ lực đặc biệt để có thể làm được những việc này. "Chúng ta không được phép đòi hỏi những NKT phải thay đổi để thích nghi- chính những người không khuyết tật cần học hỏi để thay đổi". Bà Pratibha Mehta nói.

Theo Gia đình và trẻ em


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT