Các chiến lược giúp tăng cường giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
Trẻ Tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp thể hiện:
- Những vấn đề về Chú ý
- Khó chia sẻ sự chú ý với người khác
- Những vấn đề trong việc hiểu ngôn ngữ
- Những vấn đề trong việc xử lý ngôn ngữ
- Những vấn đề về ghi nhớ
- Không khái quát hoá được nghĩa của từ.
- Những vấn đề về ngôn ngữ biểu đạt
- Những vấn đề về chú ý
- Khó chia sẻ
- Gặp khó khăn trong việc thay đổi lượt
- Gặp khó khăn trong việc nói về một cái gì đó khác ngoài hiện tại.
- Gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc.
- Gặp khó khăn trong việc thể hiện cử chỉ điệu bộ, biểu lộ nét mặt.
- Không nhận thức được mục đích của ‘cuộc nói chuyện
- Những khó khăn trong giao tiếp bằng lời của trẻ Tự kỷ
- Nghe và tập trung vào môi trường nhóm
- Bắt đầu và duy trì các cuộc hội thoại.
- Nói lần lượt.
- Bám vào chủ đề của cuộc hội thoại.
- Diễn giải ngôn ngữ nói một cách quá tỉ mỉ. VD: “Ở đây ấm quá” có thể nghĩa là “bạn có thể mở cửa sổ không?”
- Hiểu các ý tưởng trừu tượng với khái niệm ở đây và bây giờ.
- Hiểu các câu đùa và lời nói như: “tôi đang ở trên cung trăng”.
- Điều chỉnh ngôn ngữ cho phù hợp với tình huống và con người. VD: không dùng các ngôn từ phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
- Đưa quá nhiều hoặc quá ít thông tin, không nhận ra là chúng có vẻ lấc cấc hoặc tẻ nhạt.
- Kết bạn và giữ gìn tình bạn.
- Nhận ra nhu cầu, tâm trạng và tình cảm của người khác. VD: như nhận ra ngôn ngữ cơ thể, thể hiện nét mặt.
- Hiểu rằng dáng vẻ bên ngoài và ngôn ngữ cơ thể có một ấn tượng nhất định tới người khác. VD: ngáp thật to ở trong lớp.
- Có cùng sở thích với các bạn như theo kịp xu hướng mốt thời trang và âm nhạc
Các chiến lược giúp tăng cường sự chú ý
- Thu hút sự chú ý thông qua thị giác.
- Tránh sự xao lãng, VD: tiếng ồn ở bên ngoài.
- Gọi tên trẻ.
- Mặt đối mặt.
- Đợi cho đến khi con bạn cho thấy bé đã nghe thấy trước khi tiếp tục.
- sử dụng các phương tiện thông qua thị giác để giúp trẻ biết sự tương tác sẽ kéo dài bao lâu, VD: thiết bị bấm giờ.
Các chiến lược giúp tăng cường việc hiểu
- Dùng tên con bạn để nhắc trẻ rằng chúng cần nghe.
- Tránh phát âm từng từ như “Mẹ” “Con”.
- Chỉ dùng các từ quan trọng nhất.
- Dùng các từ đơn giản.
- Chỉ đưa ra một chỉ dẫn vào một thời gian nhất định.
- Cho con bạn nhiều thời gian để xử lý thông tin.
- Sử dụng các phương tiện thông qua thị giác để giúp trẻ hiểu như tranh ảnh, đồ vật, biểu tượng.
- Hãy nói với con bạn các câu khẳng định để bảo trẻ làm điều gì đó chứ đừng sử dụng các câu phủ định để bảo trẻ không làm điều gì đó.
- Dùng ‘sau đó’ để giúp con bạn hiểu sự sắp xếp theo thứ tự và ‘kết thúc’ để hiểu sự kéo dài một khoảng thời gian.
- Nói các thứ theo một trật tự mà chúng sẽ diễn ra.
Các chiến lược tăng cường sự bộc lộ
- Dùng một đồ vật, bức tranh hay một biểu tượng và nói từ trong khi bạn chỉ vào đó.
- Khen thưởng những thành công để thúc đẩy sự tiến bộ (khen thưởng phù hợp với con bạn).
- Dạy trẻ các cử chỉ điệu bộ như chỉ tay và phải thống nhất cách bạn sử dụng chúng.
- Thực hành những gì bạn nói trong một tình huống cụ thể nào đó như chơi trò đóng vai chào mừng các bạn ở trường
- Đưa cho con bạn một đồ vật để cầm để cho trẻ biết khi nào đến lượt chúng.
- Hãy nói với chúng nếu chúng làm gì đó sai và hãy dạy chúng làm đúng như thế nào.
Tổng kết các chiến lược giúp tăng cường giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản
- Cho trẻ thời gian để trả lời
- Phương tiện sử dụng thị giác: dùng tranh anh, chữ viết, biểu tượng, ký hiệu
- Không đưa ra quá nhiều sự chỉ dẫn trong cùng một lúc
- Thống nhất – không được thay đổi các mẫu câu
- Không nên lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào mắt
- Hãy báo trước cho trẻ khi có một cái gì đó sẽ thay đổi
- Hãy nói chính xác những gì bạn muốn nói - thật cụ thể
- Tránh sự xao lãng
- Làm mẫu những gì bạn muốn trẻ làm
- Hãy nói trẻ làm gì chứ không nói trẻ không làm gì