Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Biểu đồ phát triển tâm thần bình thường của trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi

Mỗi trẻ đều có tốc độ phát triển riêng. Vì vậy khó có thể nói chính xác khi nào thì con bạn sẽ học được một kỹ năng cụ thể nào đó. Những giai đoạn phát triển BÌNH THƯỜNG, giúp bạn có được một khái niệm chung về những thay đổi mà bạn có thể nhận thấy trong quá trình lớn lên của con mình:
 
 Khi trẻ 3 đến 4 tháng:
- Thích thú ngắm nhìn các khuôn mặt và đưa mắt nhìn theo các vật chuyển động
- Nhận ra các đồ vật quen thuộc và người quen; cười khi nghe thấy tiếng nói của người thân (hóng chuyện)
- Bắt đầu có một nụ cười xã giao
- Quay đầu về phía phát ra âm thanh
 

 

 Khi trẻ 7 tháng:
- Có phản ứng tới bộ mặt có cảm xúc (cáu giận, vui..) của những người khác
- Thích có người chơi cùng; có thể tìm thấy các đồ vật nửa giấu nửa hở
- Dùng tay và miệng khám phá đồ vật (cho vào mồm ngậm); cố gắng lấy các đồ vật ngoài tầm tay
- Thể hiện sự thích thú và không hài lòng qua ngữ điệu của âm thanh; bập bẹ các chuỗi âm thanh
 Khi trẻ 12 tháng (1 tuổi):
- Thích bắt chước người khác; cố gắng bắt chước những âm thanh, một số từ đơn giản (nhìn cá bơi trong bể,trẻ cũng bắt chước nói: cá , người lớn gọi chó: gâu..gâu trẻ bắt chiếc theo có thể còn ngọng)
- Thích các trò chơi đơn giản với người khác theo lượt nhưng ở mức độ đơn giản ban đầu, ví dụ: “sắp bắt tới con rồi đấy!”
- Khám phá các đồ vật, tìm các đồ vật bị giấu đi
- Phản ứng khi ai đó nói “Không được”; sử dụng các cử chỉ đơn giản, ví dụ: chỉ vào một đồ vật
- Bập bẹ với các ngữ điệu khác nhau; có thể sử dụng các từ đơn (“ba ba”, “má má”, “uh –oh!”, “bà”, “cá”…)
- Quay về phía người đang nói tên trẻ
 Khi trẻ 2 tuổi:
- Bắt chước hành vi của người khác (cất dép, cất cốc đúng vị trí); thích thú khi có sự hiện diện của những trẻ khác
- Hiểu được nhiều từ
- Tìm được những đồ vật được giấu kỹ; chỉ vào bức tranh hoặc đồ vật theo tên gọi
- Bắt đầu phân loại theo hình dạng và màu sắc giống nhau; bắt đầu chơi trò chơi giả vờ đơn giản (cho búp bê ăn….)
- Nhận ra tên của những người quen và các đồ vật quen thuộc; thực hiện được các lời chỉ dẫn đơn giản
- Kết hợp 2 từ để nói chuyện với người khác, ví dụ: “ cho con?” “ con xin”...
 Khi trẻ 3 tuổi:
- Biết thể hiện rõ sự yêu mến và có một loạt các cảm xúc trái ngược nhau (yêu, giận dỗi)
- Chơi được các đồ chơi chạy bằng máy; biết chơi trò chơi giả vờ (đóng vai bác sỹ, công an….)
- Phân loại đồ vật theo hình dạng và màu sắc; chọn một đồ vật tương ứng với bức tranh
- Thực hiện được các mệnh lệnh có 2 hoặc 3 yêu cầu cùng lúc (cất đồ chơi đi sau đó lấy cho mẹ cái chổi….); sử dụng các cụm từ đơn giản để giao tiếp với người khác như “con đi đây, mình chơi bóng đi”.
- Sử dụng các đại từ nhân xưng (cháu, anh/ chị/ cô/ chú/ bác, con) và danh từ số nhiều (những chiếc xe, những con chó)
 Khi trẻ 4 tuổi:
- Cùng chơi với trẻ khác, ngày càng sáng tạo hơn trong các trò chơi đòi hỏi khả năng tưởng tượng
- Gọi tên một vài màu sắc; biết đếm số
- Nói được các câu có từ 5 đến 6 từ
- Biết kể chuyện (một cách chưa đầy đủ nội dung câu chuyện nhưng người khác vẫn hiểu được ý câu chuyện, cốt chuyện), nói rõ, rành mạch chủ đề mà người khác hiểu được.
- Thực hiện tốt các câu mệnh lệnh có 3 yêu cầu cùng lúc, hiểu được thế nào là “giống nhau” và “khác nhau”.
 

 

 
 Khi trẻ 5 tuổi:
- Muốn giống các bạn của cháu; thích ca hát, nhảy múa và đóng kịch (thấy bạn làm, trẻ cũng muốn thể hiện, cố gắng làm được như bạn)
- Có thể phân biệt được giữa sự tưởng tượng với sự thật
- Thể hiện khả năng ngày càng tự lập, thích bắt chiếc làm theo người lớn (quét nhà, tắm gội lấy...)
- Có thể đếm tới ít nhất 10 đồ vật và gọi đúng tên ít nhất 4 màu cơ bản.
- Nói được thành câu có hơn 5 từ trở lên; kể được các câu chuyện dài hơn, đầy đủ chi tiết của câu chuyện hơn. Biết kể những chuyện đã xảy ra (hôm qua con đi chơi công viên, con bị vấp ngã)…
 
Biểu đồ phát triển tâm thần bình thường của trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi được lập ra nhằm giúp bạn dễ dàng theo dõi quá trình phát triển của con bạn.
Thêm vào đó, thông tin này còn cung cấp lời khuyên hữu ích về việc nên gặp ai nếu bạn có thắc mắc về quá trình phát triển của con mình và muốn tìm hiểu thêm.
Khi một đứa trẻ chậm phát triển thì việc can thiệp sớm sẽ tạo ra sự thay đổi lớn. Vì thế hãy sử dụng biểu đồ này làm cẩm nang cho bạn... và nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy nói chuyện với bác sĩ của cháu, yêu cầu cho cháu được đánh giá mức độ phát triển để loại trừ khả năng bị mắc hội chứng tự kỷ. Đừng chần chừ nữa!
 
 Đánh giá mức độ phát triển là gì?

 Đánh giá mức độ phát triển là nhằm phát hiện những trẻ bị rối loạn hoặc chậm phát triển. Việc đánh giá này giúp phát hiện sớm những trường hợp bị chậm phát triển và từ đó có thể cải thiện sức khoẻ cũng như tinh thần cho trẻ.

Trung tâm Sao Mai sẽ cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi của bạn. Nếu nghi ngờ về rối loạn sự phát triển tâm vận động, hãy liên hệ tại http://www.morningstarcenter.net
 
Các quyền của con bạn:

Nếu bạn nghi ngờ rằng cháu chậm phát triển hoặc có thể thuộc vào hội chứng tự kỷ, hãy tìm hiểu về các quyền của cháu. Bạn có thể nhận được các dịch vụ miễn phí. Xin tham khảo đường dẫn quan trọng này: http://www.austismspeaks.org/howtocope/index.php

Nếu một đứa trẻ cho thấy dấu hiệu chậm phát triển thì sự can thiệp sớm thật sự quan trọng. Các chương trình can thiệp sớm nhằm mục đích giúp đứa trẻ phát triển các kỹ năng đang bị phát triển chậm so với trẻ cùng lứa tuổi. Nếu bạn còn lo ngại gì về sự phát triển của cháu thì hãy nói ra ngay!
Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ tâm thần về sự đánh giá mức độ phát triển để loại trừ khả năng cháu bị các hội chứng tự kỷ.
 
Website tham khảo
Thông tin:

Kiểm tra các thông tin quan trọng này về sự phát triển bình thường của trẻ em và “các biểu hiện nguy cơ” tiềm ẩn:

Chiến dịch “Học hỏi dấu hiệu – hành động sớm” của CDC:

Austism Speaks:

http://www.austismspeaks.org

Các dịch vụ:

Các dịch vụ gia đình của Austism Speaks:

Trung tâm cung cấp thông tin dành cho trẻ em

Khuyết tật: http://www.nichcy.org

                                                                                                                                            TTSM

 

Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT