Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Việc học ngôn ngữ và tương tác (phần 1)

Những điều kiện lý tưởng cho việc học ngôn ngữ và tương tác. Trở thành người bạn cùng học hơn là một giáo viên. Trẻ có thể học về giao tiếp và ngôn ngữ từ những người lớn nhiệt tình. Nếu trẻ thích ở cùng với một người lớn nào đó, chúng sẽ muốn tương tác với người lớn   cũng như học hỏi quá trình chia sẻ thông tin. Điều này có nghĩa là bạn và trẻ chính là những người bạn học ngôn ngữ của nhau và bạn phải tập trung tạo dựng mối quan hệ tốt với trẻ.

Những chiến lược để trở thành người bạn cùng học ngôn ngữ với trẻ

Giao tiếp bằng mắt với trẻ, nhưng đừng khích lệ trẻ làm tương tự. Cười và thể hiện sự thích thú thật sự khi trẻ cố gắng kéo bạn chơi cùng. Thay vì “chất vấn” trẻ, hãy học cách “trò chuyện” với chúng. Phản hồi lại những gì trẻ nói thay vì chỉ khen ngợi suông. Cho trẻ thời gian để có cơ hội phản ứng. Đánh giá những hành động giao tiếp phi ngôn ngữ của trẻ. Tránh những cuộc nói chuyện vội vàng

Tạo cơ hội cho trẻ làm việc (theo hình thức 1-1) hoặc theo nhóm nhỏ

Trẻ có khó khăn về giao tiếp sẽ muốn được làm việc theo cả hai hình thức: với một người khác hoặc theo nhóm nhỏ. Việc chơi cạnh hay cho trẻ tham gia vào những nhóm nhỏ là một phần rất cần thiết trong việc phát triển ngôn ngữ cho chúng.

Tạo môi trường giàu ngôn ngữ

Môi trường giàu ngôn ngữ là môi trường mà ở đó trẻ được khuyến khích tự do nói và người lớn biết tận dụng mọi cơ hội để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Môi trường đó sẽ có những bài hát, giai điệu và cả những trò chơi hoạt động nhằm giúp trẻ khám phá âm thanh, câu từ và âm điệu.

Kết hợp ngôn ngữ trong những trò chơi của trẻ

Các trò chơi thường đem lại cảm giác rất thú vị. Trẻ càng được thư giãn thì càng dễ tiếp nhận và biết cách sử dụng ngôn ngữ. Cho trẻ chơi những trò chơi tưởng tượng có thể mang lại nhiều hiệu quả. Người lớn có thể chơi bên cạnh trẻ để giới thiệu những từ mới cho chúng song lại phải lùi xa trẻ nếu chúng đang giao tiếp với bạn cùng lứa.

Tạo nghĩa cho từ: Trẻ sẽ học ngôn ngữ hiệu quả hơn nếu chúng biết nghĩa của những từ ngữ đó. Chọn ngôn ngữ phù hợp với trẻ. Trong giờ đọc truyện, ngôn ngữ được sử dụng nhất thiết phải phù hợp với trình độ hiểu biết của trẻ. Việc chia trẻ thành những nhóm dựa trên khả năng phát triển ngôn ngữ sẽ có hiệu quả hơn là nếu chỉ đưa ra những câu chuyện có nội dung phù hợp nhu cầu của trẻ. Khi nói chuyện với trẻ, cũng cần theo dõi các phản ứng của chúng và kiểm tra xem trẻ có hiểu hết mọi lời nói và cử chỉ của chúng ta hay không. (Tassoni, 2003).

Các chiến lược phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Có thể sử dụng một số chiến lược để thiết lập và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hãy lưu ý giai đoạn phát triển và nhận thức ngôn ngữ của trẻ khi lựa chọn các chiến lược cụ thể. Sử dụng “phong cách của cha mẹ” “Phong cách của cha mẹ” hoặc “Phong cách Người mẹ” là cách nói được hầu hết những người lớn sử dụng một cách tự nhiên khi tiếp xúc với trẻ. Cách nói này khuyến khích trẻ chú tâm vào những từ quan trọng trong một câu khi những từ đó được người lớn nhấn mạnh hoặc nhắc đi nhắc lại. Những câu nói này thường ngắn, đơn giản và có nội dung về những gì đang xảy ra tại thời điểm đó.

Sắp xếp và mở rộng vốn ngôn ngữ cho trẻ

Sắp xếp và mở rộng là kỹ thuật giúp trẻ nghe đúng ngữ pháp cũng như có cái nhìn đầy đủ hơn về những gì chúng đang cố diễn đạt. Có thể áp dụng kỹ thuật này với mọi trẻ. Nó cũng khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn vì nhờ nó, trẻ biết rằng người lớn đang lắng nghe và hiểu những gì chúng đang cố nói.

Ngôn ngữ mẫu

Trẻ cần làm quen với từ trước khi có thể sử dụng chúng. Nói mẫu để giới thiệu những từ và cấu trúc câu mới. Tốt nhất nên nói mẫu cho trẻ trong những tình huống thoải mái để trẻ có thể học từ trong văn cảnh.

Sử dụng các phương tiện thị giác để hỗ trợ việc giao tiếp

Rất nhiều trẻ em học tập hiệu quả hơn nếu chúng ta giới thiệu thông tin và ngôn ngữ cho chúng thông qua những mật mã thị giác đồng thời với ngôn ngữ lời nói. Việc này giúp hỗ trợ nhận thức cho trẻ cũng như khiến chúng nhớ những ngôn ngữ mới, ví dụ như thông qua việc sử dụng: Con rối, đồ dùng sân khấu, chỉ vào đồ vật, tranh minh họa, ký hiệu

Những cách làm việc nhằm phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ

Làm việc nhóm và cá nhân

Làm việc nhóm: một số thuận lợi của làm việc theo nhóm là:

Cung cấp khung cảnh giao tiếp tự nhiên hơn, cung cấp nhiều cơ hội học hỏi các kỹ năng và quy ước xã hội hơn, giảm áp lực lên từng trẻ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, cho phép mở rộng các loại hình trò chơi và hoạt động, giúp trẻ thực hành và khái quát hóa những kỹ năng mà trẻ đã học được

Làm việc cá nhân: một số ưu điểm của làm việc cá nhân:

Cho trẻ thêm thời gian và giúp trẻ tập trung hơn vào một nhiệm vụ cụ thể, giúp trẻ không bị phân tán sự tập trung, giảm những yếu tố gây xao lãng từ môi trường xung quanh và cho phép trẻ chú tâm hơn vào nhiệm vụ được giao, thích hợp hơn trong việc giảng dạy khả năng tập trung và hiểu những những nhiệm vụ khó, lý tưởng nhất là kết hợp giữa việc học theo nhóm và cá nhân để củng cố từng loại, những hướng dẫn để làm việc với trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ

Việc dạy học phải dựa trên sự đánh giá cẩn thận

Lưu ý tất cả những ảnh hưởng đến khả năng của trẻ, ví dụ như khả năng tập trung, ghi nhớ và sự khéo léo, những hoạt động đưa ra phải phù hợp với trình độ của trẻ, sử dụng những đồ dùng gây hứng thú cho trẻ, các đồ dùng và hoạt động phải được thích nghi để phục vụ nhiều mục đích khác nhau, ngôn ngữ của người lớn phải được thay đổi cho phù hợp với tầm hiểu biết của trẻ, trẻ cần cảm thấy an toàn và thoải mái để có thể tiến bộ và trẻ nên chơi tự do với những thiết bị mới trước khi được yêu cầu thực hiện một số hoạt động cụ thể với nó

Trẻ cần tiếp tục theo nhịp điệu của chính nó – một vài trẻ có thể cần những mức độ giảng dạy được phân cấp kỹ lưỡng, trong khi những trẻ khác lại không, lặp lại và thực hành là việc làm cần thiết để củng cố học tập, các hoạt động tổng hợp hoá và áp dụng những điều học ở trường về nhà phải được xây dựng vào chương trình can thiệp trẻ, cha mẹ và những người khác phải tham gia vào chương trình can thiệp ở bất cứ đâu có thể

Những kỹ thuật giảng dạy trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ

Những kỹ thuật phổ biến, gồm: 

Bắt chước: người lớn làm mẫu hành vi yêu cầu, v.d. việc sử dụng thì quá khứ, và trẻ phải bắt chước ngay lập tức hoặc sau một thời gian được tính toán nào đó.

Làm mẫu: người lớn làm mẫu cho trẻ nhiều hành vi theo yêu cầu, với mục

đích để trẻ tiếp thu và sau đó sẽ thực hiện lại một cách tự phát.

Hoán đổi vai trò: người lớn và trẻ em trao đổi vai trò, vd. người lớn làm mẫu nói một từ bằng cách gọi tên một bức tranh cho trẻ tìm kiếm và sau đó trẻ gọi tên một bức tranh cho người lớn tìm kiếm.

Kết thúc câu: người lớn làm mẫu một từ hoặc cấu trúc câu và sau đó khơi gợi nó, bằng cách yêu cầu trẻ hoàn thành câu, vd. “Tôi đang uống sữa, Lan đang uống sữa. Bạn đang uống …”.

Tiếp chuỗi: trẻ bắt đầu chán một hoạt động và người lớn sẽ hoàn thành nốt công việc đó. Dần dần trẻ sẽ mong được làm nhiều hơn.

Quay lại chuỗi: người lớn chỉ cho trẻ một hoạt động và để trẻ tự thực hiện bước cuối cùng, vd. trẻ xây dựng một chuỗi những hạt ngọc trai xanh và vàng và người lớn giúp bé đặt hạt cuối cùng để hoàn thành chuỗi. Trẻ lặp lại hoạt động, dần dần chúng ta để trẻ tự làm ngày càng nhiều hơn. Điều này có lợi thế là cho trẻ sự thoả mãn về việc đã hoàn thành một nhiệm vụ.

Củng cố: người lớn củng cố trẻ bằng cách thưởng cho những hành vi phù hợp và tảng lờ những hành vi chưa đúng của trẻ. Điều này có thể được thực hịên một cách hệ thống, với một kế hoạch khen thưởng và trách phạt được xây dựng cẩn thận và một thái độ thân mật.

Chấp nhận lỗi: Tốt nhất là hãy quyết định sẵn một chiến lược để chấp nhận những lỗi sai của trẻ, từ đó trẻ có thể được mọi người đối xử một cách mau lẹ, tương thích và tham gia vào chương trình giảng dạy.

Đây là một số gợi ý đáp ứng lại khi trẻ mắc lỗi:

Không thể tập trung: thu hút sự tập trung hoàn toàn của trẻ và lặp lại câu hỏi hoặc yêu cầu

Không phản ứng: lặp lại hành động và nếu trẻ vẫn không phản ứng thì giúp trẻ với mức độ cần thiết để tiến hành hoạt động và sau đó khen ngợi những nỗ lực của trẻ

Phản ứng không rõ ràng: yêu cầu trẻ lặp lại phản ứng với một số điều chỉnh, v.d. nói chậm rãi hơn. Sau đó làm mẫu hành vi cho trẻ xem

Phản ứng chưa đúng: làm mẫu phản ứng đúng, đảm bảo là trẻ nhận thức được bạn đang làm gì và sau đó lặp lại hoạt động ,cho đến khi trẻ đã hoàn toàn nắm chắc một kỹ năng mới, các lỗi vẫn xảy ra, thì trong những giai đoạn đầu học tập, mọi sự cố gắng thích hợp đều phải được khen thưởng cho đến khi bạn dần dần uốn nắn được những phản ứng đúng. Giảm từ từ việc khen ngợi và củng cố khi trẻ thành thục hơn. (Cooke & William, & Latham, 1991).


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ