Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

TTSM tập huấn cho giáo viên về công cụ đánh giá Ann Locke- một công cụ khoa học trong giảng dạy cho trẻ

TTSM tập huấn cho giáo viên về công cụ đánh giá Ann Locke - một công cụ khoa học trong giảng dạy cho trẻ

Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, TT Sao Mai không chỉ quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho giáo viên mà còn rất chú trọng đến công tác tập huấn định kỳ hàng tháng. Nội dung chương trình tập huấn là những kiến thức mới được cập nhật liên tục, thường xuyên và khoa học từ các chuyên gia, từ các giáo trình tiên tiến, phổ biến ở các nước phát triển.

Chương trình tập huấn thường được TT triển khai mỗi tháng một lần vào ngày nghỉ cuối tuần. Hiện nay, TTSM đang tổ chức tập huấn cho giáo viên về công cụ đánh giá học sinh Ann locke. Nối tiếp nội dung từ 2 lần tập huấn trước, ngày 22/4/2017 TTSM tiếp tục tổ chức buổi tập huấn về chương trình Ann locke lần 3. Các buổi tập huấn là những khoá đào tạo chuyên sâu dành cho giáo viên để giáo viên nắm vững kiến thức, kỹ năng cần thiết, giúp cho công việc đánh giá trẻ được chính xác, toàn diện và khoa học.

Annlocke mà TTSM đang áp dụng là công cụ được các chuyên gia Anh chuyển giao từ năm 2011, đã hoàn thiện bản tiếng việt. Đối tượng đánh giá: trẻ mẫu giáo & trẻ tiểu học. Người sử dụng Ann locke là người dạy hoặc chăm sóc, chuyên gia đã được đào tạo có chuyên môn về trẻ em. Người đã đọc qua sách hướng dẫn, làm quen với công cụ (thực hành ít nhất 5 lần) một cách thành thạo và có một số kinh nghiệm trong việc đánh giá trẻ đều có thể tiến hành đánh giá.

Sau 5 năm TT Sao Mai sử dụng và rút kinh nghiệm bản đánh giá sơ bộ Annlocke, để chương trình này được cập nhật và hoàn thiện hơn, TTSM tổ chức các buổi tập huấn để cập nhật tiếp thông tin cho các giáo viên đồng thời đưa ra những đánh giá về hiệu quả, thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện. Những trải nghiệm của GV, chuyên gia trị liệu sau thời gian thực hiện đánh giá trẻ bằng Ann Locke kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trẻ.

Đánh giá sơ bộ sơ bộ Ann locke có 2 bộ. Bộ cho trẻ mẫu giáo, gồm 3 bộ (0 -1 tuổi, 1-2 tuổi, 2 - 5 tuổi). Đây là hồ sơ những năm đầu đời mô tả về sự phát triển của trẻ trên 6 lĩnh vực chính của trẻ: Kĩ năng thể chất, Tự phục vụ và độc lập, Sự phối hợp tay mắt, Chơi và phát triển xã hội, Nghe hiểu, Kĩ năng thể hiện

Bộ cho trẻ tiểu học, gồm 2 bản (4 - 5/6 tuổi, 5/6 - 7 tuổi). Hồ sơ dành cho trẻ tiểu học phát triển trên tiêu chuẩn phát triển đưa ra trong 7 lĩnh vực quan trọng, phạm vi bao gồm trong chương trình tiểu học: Kĩ năng thể chất, Kĩ năng cá nhân & xã hội, Kĩ năng Nói & Nghe, Kĩ năng Đọc, Kĩ năng viết, Toán học, Khám phá/ nghiên cứu khoa học.

Dựa trên những đánh giá sơ bộ và các dữ liệu khác để giáo viên hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, đưa ra được những điểm mạnh trong các lĩnh vực phát triển hoặc chương trình học của trẻ. Những kĩ năng trong mỗi lĩnh vực đó đã được thiết lập/ hình thành ở trẻ và những kĩ năng theo yêu cầu/ cần thiết hình thành và phát triển hơn nữa.

Ann locke cung cấp 1 quy trình sàng lọc, lập hồ sơ và ghi lại những khía cạnh chính về sự phát triển của đứa trẻ. Đánh giá cung cấp hướng dẫn với 1 loạt các hoạt động và can thiệp giúp bạn trong hỗ trợ trẻ ở mức độ thích hợp nhất với nhu cầu cá nhân của trẻ. Là căn cứ có cơ sở khoa học để giáo viên có định hướng đánh giá trẻ - xây dựng chương trình giáo dục cho trẻ ở TT Sao Mai. Ngoài ra, bản đánh giá này còn là cơ sở để giáo viên tư vấn, trao đổi cụ thể cũng như cập nhật thường xuyên về tình hình của trẻ với phụ huynh.

Bộ hồ sơ đánh giá Ann locke còn là cơ sở để so sánh sự phát triển tại thời điểm mới vào so với thời điểm định kì sau 3 tháng để biết trẻ có tiến bộ hay không tiến bộ, phần nào đánh giá phương pháp giảng dạy, để từ đó đưa ra những thay đổi hoặc bổ sung thêm, để trẻ có được phương pháp can thiệp, giáo dục phù hợp giúp trẻ có những tiến bộ sau thời gian theo học tại TT.

Thời gian định kỳ đánh giá trẻ là ngay trong tháng đầu tiên trẻ đi học. Sau đó với lớp can thiệp sớm: 3 tháng / 1 lần. Lớp chức năng: 6 tháng/1 lần. Thực hiện trước khi lên giáo án mỗi kì.

 Khi tiếpnhận trẻ vào TT, giáo viên, chuyên viên quan sát, ghi chép đánh giá trẻ, sau đó chọn bản sơ bộ phù hợp với tuổi khôn của trẻ để quan sát đánh giá. Chọn khoảng tuổi để quan sát đánh giá. Đánh giá mọi lúc mọi nơi, ở mọi thời điểm (đánh giá trẻ ở tất cả môi trường, thời gian và đối tác giao tiếp trong giai đoạn phát triển của trẻ). Ghi chép vào sổ tay cá nhân.

Giáo viên lớp và các giáo viên trị liệu cá nhân khác cùng trao đổi thông tin đã quan sát kết hợp với phỏng vấn phụ huynh sau đó tiến hành ghi kết quả vào Ann locke. Sau đó ghi kết quả đánh giá bằng lời. Như xác định điểm mạnh của trẻ. Xác định các kĩ năng chưa hình thành. Xác định các kĩ năng đã hình thành cần hỗ trợ phát triển hơn nữa. Thiết lập mục tiêu chung giữa giáo viên lớp và giáo viên trị liệu.

Từ kết quả đánh giá để xây dựng mục tiêu đánh giá sau giảng dạy. Dựa vào kết quả đánh giá xác định được điểm mạnh, các kĩ năng đã hình thành nhưng còn yếu, các kĩ năng chưa hình thành.

Cụ thể, đưa ra nhóm các mục tiêu giảng dạy cho kế hoạch giáo dục cá nhân. Sắp xếp và lựa chọn được thứ tự ưu tiên xây dựng các mục tiêu phát triển các kĩ năng cho trẻ trong giáo án. Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho trẻ. Nhìn vào mức độ đạt được của các kĩ năng để đánh giá tỷ lệ học tập của đứa trẻ. Chia các kĩ năng thành những bước nhỏ hơn, đưa ra các bước trung gian nếu cần, sử dụng kĩ thuật phân tích công việc.

Nội dung Ann locke đã được chuyên gia, giảng viên TTSM chỉnh lý để tạo ra sự hoàn thiện và phù hợp với văn hóa của VN. Và đã được triển khai giúp toàn bộ giáo viên đọc rà soát lại tổng thể về các item trong bản Ann Locke và hiểu sâu – hiểu đúng về các item. Tạo sự thống nhất toàn bộ giáo viên và giải đáp mọi thắc mắc về các item.

Bên cạnh đó, giáo viên của TT Sao Mai còn được tập huấn kiến thức về Phát triển hành vi của trẻ từ  0-3 tháng tuổi,  từ 3-6 tháng tuổi và từ 6-9 tháng tuổi. Trong đó, chú trọng đến các kỹ năng như Kỹ năng thể chất. Tự phục vụ - Độc lập. Phối hợp mắt – tay. Chơi - Phát triển xã hội.Nghe hiểu. Kỹ năng thể hiện.

Những khoá tập huấn sẽ giúp giáo viên tích luỹ thêm những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy, góp phần làm nên một đội ngũ giáo viên của TT Sao Mai có trình độ cao, chuyên nghiệp, hành nghề khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, can thiệp cho học sinh để “bé vững bước tương lai”- một mục tiêu mà TT Sao Mai luôn hướng tới.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT