Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ

TRẺ TỰ KỶ CÓ THỂ ĐẾN TRƯỜNG TIỂU HỌC

Mùa tuyển sinh 2021 – 2022 đã chính thức bắt đầu. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 là điều bình thường với đa số trẻ, nhưng vẫn còn số ít trẻ 6 tuổi đời có nên vào học lớp 1 học hay không lại là nỗi lo mất ăn, mất ngủ của những người làm cha, làm mẹ trẻ tự kỉ, nó là vấn đề của cả gia đình, cả cộng đồng

 

Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục. Việc tạo môi trường giáo dục thân thiện có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàn diện cho mỗi người, đặc biệt là đối với người khuyết tật. Khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách cho mỗi người đồng thời giúp trẻ phát triển các tố chất, các năng lực tinh thần và thể chất. Mục tiêu của giáo dục hòa nhập là người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng. Từ đó đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật.

 

Tuy nhiên, Theo PGS.TS Nguyễn Đức Minh – Phó Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Hiện nay, giáo dục hòa nhập (GDHN) trong trường công lập ở Hà Nội còn nhiều hạn chế về các mặt: thực hiện văn bản chính sách của nhà nước, thiếu nguồn lực tài chính, thiếu phương tiện, thiết bị và học liệu dạy học.

 

Trong khi đó, 70% trẻ tự kỉ kèm chậm phát triển trí tuệ, vì vậy khi trẻ 6 tuổi đời, nhưng các kĩ năng phát triển lại chưa đạt 6 tuổi, thậm chí có trẻ chỉ bằng bé 2-3 tuổi, thì việc có nên cho con đi học đúng tuổi hay chậm một năm cho vững vàng? Có ngôi trường nào chấp nhận cho con vào học hay không??? Có cần cô giáo đi kèm con không? Đó là những câu hỏi không dễ tìm lời giải đáp.

 

“Trường tiểu học là một môi trường mới lạ đối với trẻ tự kỷ vốn quen ở môi trường nhỏ hẹp luôn có sự quan tâm, kèm cặp đặc biệt vì trẻ có những thói quen sinh hoạt riêng. Đến trường tiểu học, trẻ thường gặp khó khăn do lớp học đông, giáo viên phải quán xuyến cả lớp, không thể tập trung giúp đỡ mình trẻ được. Bị thay đổi môi trường, thay đổi nề nếp và những thói quen đã định hình, trẻ không tự hòa nhập được, bị bạn bè trêu chọc hoặc xa lánh, trẻ bị cô lập dẫn đến không tự tin, có thể càng khép kín hơn”.

 

Theo TS Lê Văn Tạc, nguyên giám đốc trung tâm Nghiên cứu Giáo dục đặc biệt (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) khẳng định “đối với trẻ tự kỷ, giáo dục tách biệt không tốt như giáo dục hòa nhập. Tuy không thể quá kỳ vọng vào sự tiến bộ của trẻ khi đi học hòa nhập”.

 

Thực tế cho thấy khi trẻ có chỉ số phát triển nhất định và môi trường giáo dục hòa nhập tốt sẽ giúp trẻ hòa nhập thành công, ngược lại khi con có chỉ số phát triển thấp quá lệch so với bạn bè cùng trang lứa và môi trường hòa nhập bạn bè thầy cô không hiểu, không chia sẻ thì rất có thể làm trẻ thêm lo lắng, sợ hãi và thu mình vậy là lời bất cập hại.

 

Cha mẹ hãy thông thái, để con tim và lí chí cùng đưa ra giải pháp tốt nhất cho con trong mọi giai đoạn phát triển. Không phải vì xấu hổ mà nhất thiết con 6 tuổi phải vào ngồi lớp 1, con vui hay buồn, học theo được bạn bè hay mỗi lần đến lớp là chân tay run rẩy, toát cả mồi hôi thì thật là tội nghiệp.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ