Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Một số đồ chơi dành cho trẻ tự kỷ

Trong quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ thì đồ chơi đóng một vai trò quan trọng. Những đồ vật này có thể giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp và phát triển những kỹ năng khác. Vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo một số loại đồ chơi dành cho trẻ tự kỷ sau đây để giúp trẻ phát triển những kỹ năng còn thiếu sót.

1. Đồ chơi hấp dẫn về thị giác

Điểm mạnh của trẻ tự kỷ là học bằng thị giác, vì vậy những đồ chơi, đồ vật hấp dẫn về thị giác có kết hợp với chuyển động và âm thanh kết hợp vận động của tay đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển chú ý chung của trẻ tự kỷ. Một số ví dụ về đồ chơi:

– Thổi bóng xà phòng

– Ô tô dây cót có âm thanh và ánh sáng, đóng mở cửa

– Chóng chóng

– Lô gô, đồ chơi chồng lắp.

– Thả hình vào cột hoặc hộp

– Đàn gõ

– Vòng lò xo ngũ sắc

– Bóng gai phát sáng.

– Các đèn phát sáng màu khác nhau

– Ghép hình.

– Tranh ảnh (ánh chụp, lô tô, sách tranh, truyện, tranh chủ đề…)

2. Đồ chơi giả vờ

Để phát triển chơi tương tác với người khác và khả năng tưởng tượng. Ví dụ một số đồ chơi:

– Búp bê, thú bông

– Bộ cốc chén, nấu ăn…

– Bộ cắt hoa quả

– Bàn chải, lược, bát thìa, giấy ăn…

– Nhà, ô tô, ….

– Trò chơi giả vờ: đóng vai

3. Đồ chơi vận động tinh

Để phát triển kỹ năng vận động phối hợp tay mắt, bắt chước, sự kiên trì, điều hòa rối loạn cảm giác.

– Bảng từ, giấy, bút sáp và chì mầu…

– Đất nặn

– Kéo cắt, giấy màu

– Xâu con giống, hạt..

– Lô gô, lắp ghép

– Nhặt vật nhỏ, gấp, xé, bóc, kẹp…

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT