Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Mách nhỏ phụ huynh kiến thức về sự phát triển của trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi

1.     Kiến thức về sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Trung tâm Sao Mai cung cấp cho các vị phụ huynh những  kiến thức về sự phát triển của trẻ ở từng giai đoạn tuổi của trẻ và đưa ra những cảnh báo giúp phụ huynh nhận diện được những thiếu hụt các kỹ năng của con trong từng thời kỳ phát triển, đồng thời  hướng dẫn phụ huynh những điều cần làm đối với trẻ để giúp trẻ học tập và phát triển tốt (theo Learn thesigng ActEarly). Đán Đánh giá

Về xã hội/cảm xúc: Trẻ có thể cười với mọi người, đưa tay lên miệng và mút tay, cố gắng nhìn ngắm mẹ.

Về ngôn ngữ/ giao tiếp: Trẻ có thể nói thì thầm, tạo ra tiếng rúc rích, ngoái đầu về hướng tiếng động.

Về nhận thức: Trẻ bắt đầu để ý nhận mặt người quen; bắt đầu theo dõ các vật và nhận biết người ở đằng xa; biết chán như khóc òa, om sòm, nếu hoạt động không thay đổi.

Về vận động/phát triển cơ thể: Trẻ có thể ngẩng đầu lên và bắt đầu đẩy lên khi nằm sấp; vận động tay và chân uyển chuyển hơn.

Những bất thường: trẻ không phản ứng lại với tiếng động to; không để ý xem đồ vật khi chúng di chuyển; không cười với mọi người; không đưa tay lên miệng; không ngẩng đầu lên khi đẩy lên trong lúc nằm sấp.

Những việc phụ huynh có thể làm giúp con phát triển toàn diện: Âu yếm, vui chơi và nói chuyện với bé trong khi cho ăn, mặc quần áo và tắm cho bé.Giúp bé học cách tự trấn an, bé có mút tay cũng không sa. Bắt đầu giúp bé hình thành dần thói quen như ngủ đêm nhiều hơn ngủ ngày và có lịch sinh hoạt đều đặn. Việc đồng cảm với những điều bé thích và không thích có thể giúp quý vị cảm thấy bình thản và tự tin hơn. Thể hiện sự hảo hứng và cười khi bé tạo ra âm thanh.Thỉnh thoảng không chỉ bắt chước âm thanh do bé tạo ra mà còn sử dụng cả ngôn ngữ rõ ràng. Chú ý những tiếng khóc khác nhau của bé để biết cách nhận biết ra bé muốn gì. Nói chuyện, đọc sách và hát cho bé nghe. Chơi ú òa cũng như giúp bé chơi ú òa.Đặt một chiếc gương an toàn với bé trong nôi để bé có thể thấy mình qua gương. Cùng bé xem tranh ảnh và nói chuyện về các tranh ảnh đó.Đặt bé nằm sấp khi bé tỉnh giấc và đặt đồ chơi cạnh bé.Khích lệ để bé nhấc đầu lên bằng cách dứ đồ chơi ngang tầm mắt trước mặt bé. Dứ đồ chơi và lúc lắc phía trên đầu bé và khích lệ bé với nó.Giữ bé thẳng đứng với chân chạm sàn. Hát và nói chuyện với bé khi dự bé ở tư thế đứng thẳng này.

 2. Kiến thức về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Về cảm xúc: Trẻ tự nhiên cười, nhất là với mọi người, thích chơi với mọi người và có thể khóc khi hết chơi; bắt chước và cử động vài nét mặt cũng như mỉm cười hoặc cau mày.

Về giao tiếp: bắt đầu bi bô; bi bô kèm diễn cảm và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được; khóc theo cách khác nhau để thể hiện chúng đói, đau hoặc mệt.

Về nhận thức: Bé biết thể hiện cảm xúc vui sướng hoặc buồn bã; phản ứng trước cử chỉ âu yếm; với lấy đồ vật bằng một tay;phối hợp được tay và mắt như nhìn thấy đồ chơi là với tay để lấy nó; mắt nhìn theo đồ vật di chuyển; nhìn sát vào mặt; nhận ra người quen và đồ vật ở đằng xa.

Về vận động: giữ chắc đầu không cần đỡ, đạp khi bàn chân tiếp xúc với bề mặt cứng; có thể lật từ nằm sấp sang nằm ngửa; có khả năng nắm đồ chơi, lắc và đu đưa đồ chơi lủng lẳng; đưa tay lên miệng; khi nằm sấp đẩy người lên bằng khuỷu tay.

Những bất thường: Nếu trẻ không nhìn đồ vật khi di chuyển; không cười với mọi người; không thể giữ chắc đầu; không nói thì thầm hoặc tạo ra tiếng động;không đưa đồ vật lên miệng; không đạp khi bàn chân tiếp xúc với mặt phẳng cứng;gặp khó khăn khi đưa một vật hoặc cả hai mắt nhìn về một hướng.

Những việc phụ huynh nên làm cho con: Bế và nói chuyện với bé, tươi cười và vui vẻ trong khi làm những việc này.Đặt lịch cố định cho việc ăn ngủ của bé.Hãy chú ý đến những điều bé thích và không thích. Phụ huynh nên biết cách làm thế nào là tốt nhất để đáp ứng nhu cầu cảu bé và cách đó có thể làm cho bé vui. Bắt chước âm thanh bé tạo ra.Thể hiện sự hào hứng và cười khi bé tạo ra âm thanh.Dành những khoảng thời gian vui chơi êm ả để đọc hoặc hát cho bé nghe. Đưa đồ chơi thích hợp lứa tuổi để bé chơi như lúc lắc hoặc tranh màu. Chơi các trò chơi ú òa. Chú ý đảm bảo an toàn cho bé khi với đồ chơi và khám phá xung quanh. Đưa đồ chơi lại gần để bé với lấy hoặc đá chân. Đặt đồ chơi hoặc lúc lắc vào tay bé giúp bé cầm nắm. Giữ bé thẳng đứng chân chạm sàn và hát hoặc kể chuyện với bé khi bé “đứng” với sự hỗ trợ của quý vị.

 3.Kiến thức về sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Về cảm xúc: Bé nhận biết người quen và bắt đầu biết lạ; thích chơi với người khác nhất là cha mẹ; phản ứng trước cảm xúc  người khác và thường có vẻ vui sướng; thích nhìn mình trong gương.

Về ngôn ngữ:  Bé phản ứng với tiếng động bằng cách tạo ra tiếng động. Hưởng ứng khi nghe tên mình. Nói dính liền các nguyên âm khi bập bẹ (a,e,o). Tạo tiếng động để thể hiện sự vui sướng hoặc tức giận. Bắt đầu nói âm thanh du dương (nói âm thanh lúng búng “m”, “b”)

Về nhận thức: Bé ngắm nhìn đồ vật xung quanh; đưa đồ vật lên miệng;tỏ ra tò mò về đồ vật và cố gắng lấy đồ vật quá xa không với tới được; bắt đầu chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.

Về vận động:Bé lăn mình theo cả hai hướng (phía trước ra phía sau và sau ra trước), bắt đầu ngồi không cần đỡ; khi đứng có thể chịu đựng được sức nặng trên chân và có thể nhún lên nhún xuống; đu đưa tới lui, đôi khi bò trườn về phía sau trước khi di chuyển về phía trước.

Những bất thường: Bé không cố gắng lấy đồ vật trong tầm với; tỏ ra không có tình cảm với người chăm sóc; không phản ứng lại với tiếng động xung quanh bé; Gặp khó khăn trong việc đưa đồ vật lên miệng; không phát âm các nguyên âm (a, e, o), không lăn tròn mình theo hướng nào cả; không cười hoặc tạo tiếng hú; có vẻ rất cứng với bắp thịt căng thẳng; có vẻ rất mềm như một con búp bê bằng vải.

Những việc phụ huynh nên làm với con: Phụ huynh dành thời gian vui đùa trên sàn nhà với bé mỗi ngày. Học cách đọc tâm trạng của bé. Nếu bé vui tiếp tục làm điều thú vị đang làm. Nếu bé không vui, nghỉ một lát và dỗ dành bé. Giúp bé tự vượt qua cảm giác khó chịu khi tức giận. Bé có thể mút tay như một cách tự xoa dịu.Chơi trò nhại lại, khi bé cười quý vị cũng cười, khi bé tạo ra âm thanh cũng bắt chước theo. Lặp lại âm thanh bé tạo ra và nói những từ đơn giản ứng với các âm thanh đó, ví dụ như bé nói “ba”, quý vị nói “bà” hoặc “ba”. Đọc sách cho bé nghe mỗi ngày, tan dương khi bé bi bô bắt chước.Khi bé nhìn vào vật gì hãy chỉ vào vật đó và điều gì đó về vật đó.Khi bé đánh rơi đồ chơi trên sàn hãy nhặt lên và đưa cho bé, trò chơi này giúp bé tìm hiểu mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Đọc chuyện tranh màu cho bé nghe. Chỉ cho bé các đồ vật mới và gọi tên chúng. Chỉ cho bé các bức tranh sáng màu trong tạp chí và gọi tên chúng. Giữ thẳng bé trong khi bé ngồi và giữ bé bằng gối. Để bé quan sát thế giới xung quanh và để đưa đồ chơi cho bé nhìn trong khi bé ngồi thăng bằng. Đặt bé nằm sấm hoặc nằm ngửa và đặt đồ chơi hơi ngoài tầm với một chút, khích lệ bé trườn để với đồ chơi.

 4. Kiến thức về sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Về cảm xúc:Bé có thể sợ người lạ,  gắn bó quá với người lớn thân quen, có đồ chơi ưa thích

 Về giao tiếp: Bé hiểu “không”., Tạo nhiều tiếng khác nhau cũng như “mamamama” và “bababababa”, bắt chước âm thanh và điệu bộ người khác, sử dụng  ngón  tay để chỉ đồ vật.

Về nhận thức : Bé nhìn quá trình vật rơi, tìm kiếm đồ mà trẻ thấy  quý vị giấu, chơi trò chơi ú oà, đưa đồ vật vào miệng, di chuyển đồ vật một cách uyển chuyển từ tay này đến tay kia, nhặt đồ vật như hạt ngũ cốc bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ.

Vận Động: Bé đứng, bám chặt, có thể ngồi xuống, ngồi không cần đỡ , vịn để đứng lên, bò trườn

Nói với bác sĩ nếu con bạn: Không đứng thẳng chân khi được đỡ, không ngồi khi được đỡ, không bập bẹ (“mama”, “baba”, “dada”) , không chơi trò chơi nào cần đi tới lui, không phản ứng khi nghe tên mình, không nhận ra người quen thuộc, không nhìn theo  chỗ quý vị chỉ, không chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia.

Những điều phụ huynh cần làm với con:

* Chú ý cách bé phản ứng trước các tình huống mới và người lạ; cố gắng duy trì những  việc khiến bé vui vẻ và thoải mái.

* Khi bé vận động nhiều hơn, hãy theo sát để bé biết quý vị vẫn ở bên.

* Duy trì các thói quen  sinh hoạt;  chúng  đặc biệt quan  trọng  đối với giai đoạn  này.

* Dạy bé nhận  biết mối quan  hệ nguyên  nhân-kết quả bằng cách lăn bóng đi lại, đẩy xe con hoặc xe tải đồ chơi và đặt các miếng xếp hình vào rồi lấy ra khỏi hộp đựng.

* Chơi ú òa và trốn tìm.

* Đọc và nói chuyện  với bé.

* Để nhiều khoảng không cho bé di chuyển và khám phá ở khu vực an toàn.

* Đặt bé ở gần những vật mà bé có thể vịn đứng lên một cách an toàn.

* Chơi trò “lượt mẹ, lượt con.”

* Nói ra quý vị nghĩ bé đang  cảm thấy ra sao. Ví dụ, hãy nói “Lại không  vui rồi, mẹ con mình  chơi trò này xem nào”.

* Mô tả vật bé đang nhìn; ví dụ, “quả bóng tròn màu đỏ”.

* Đoán xem bé muốn gì khi bé chỉ vào vật nào đó.

* Bắt chước âm thanh  và từ ngữ của bé.

* Yêu cầu bé thực hiện theo ý quý vị. Ví dụ, thay vì nói “đừng đứng”, hãy nói “ngồi xuống nào”.

 5.Kiến thức về sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Về cảm xúc: Trẻ nhút nhát và lo lắng trước người lạ, khóc khi mẹ hoặc cha bỏ đi, có người  và đồ vật ưa thích, tỏ ra sợ hãi trong  một  số tình huống, đưa quý vị một  cuốn sách khi trẻ muốn nghe một câu chuyện, lặp lại tiếng động hoặc hành động để gây sự chú ý, đưa tay hoặc chân ra để giúp người khác mặc quần áo, chơi các trò chơi như “ú oà” và “bé nặn  bánh”.

 Về giao tiếp: Bé đáp ứng trước yêu cầu bằng lời đơn giản, sử dụng  các điệu bộ đơn giản, cũng như lắc đầu “không”  hoặc vẫy tay “chào tạm biệt”, làm tiếng  động và thay đổi âm giọng (âm thanh  giống lời nói hơn trước), nói “mama”  và “dada”  và các lời cảm thán  như “ừ, ô”, cố gắng  nói các từ mà quý vị nói.

Về nhận thức: Bé khám phá đồ vật theo các cách khác, như rung lắc, đập mạnh, quăng liệng; Tìm đồ vật bị giấu dễ dàng; Nhìn đúng vào hình hoặc đồ vật khi được gọi tên; Bắt chước điệu bộ; Bắt đầu sử dụng đồ vật đúng cách; thí dụ, uống bằng ca, chải tóc; Đập mạnh hai đồ vật vào nhau; Để đồ vật vào hộp, lấy đồ vật ra khỏi hộp; Đẩy đồ vật đi không cần giúp đỡ; Gõ ngón tay trỏ; Làm theo hướng dẫn đơn giản như “nhặt đồ chơi ra nào”.

Về vận Động: Ngồi xuống không cần giúp đỡ; Vịn vào để đứng,  bám  vào đồ đạc để đi (“đi lần mò”); Có thể đi vài bước không cần bám; Có thể tự đứng.

Nói với bác sĩ: Nếu bé không bò trườn; Không thể đứng khi được đỡ; Không tìm đồ vật khi trẻ thấy  quý vị giấu; Không nói các lời đơn giản như “mama” hoặc “dada”

Những việc cần làm với con:

* Cho trẻ thời gian làm quen  với người chăm  sóc mới.. Lấy một  món  đồ chơi, thú  bông  hoặc  chiếc chăn  mà trẻ thích để dỗ trẻ.

* Trước những  hành  vi không  vừa ý, quý vị hãy nói “không”một cách dứt khoát. Đừng quát, tét đít hoặc giải thích dài dòng.  Áp dụng  một  hình thức kỷ luật và ngó lơ trẻ trong 30 giây đến 1 phút có thể giúp trẻ định hướng lại.

* Ôm, hôn và tán dương trẻ thật nhiều nếu trẻ có hành  vi tốt.

* Dành nhiều  thời gian khích lệ các hành  vi tốt thay vì phạt các hành  vi không tốt (dành gấp 4 lần thời gian khích lệ hành  vi tốt để định hướng lại trẻ tránh các hành  vi không  tốt).

* Nói với trẻ về việc quý vị đang  làm. Ví dụ, “Mẹ đang rửa tay cho con bằng khăn rửa tay”.

* Đọc sách cùng trẻ mỗi ngày. Nhờ trẻ lật trang. Cùng trẻ chơi trò thay nhau gọi tên tranh.

* Mở rộng những gì trẻ nói hoặc định nói, hoặc vật trẻ chỉ.. Nếu trẻ chỉ một chiếc xe tải và nói “t” hoặc “tải”, quý vị hãy nói “Đúng rồi, chiếc xe tải to màu xanh”.

* Đưa cho trẻ sáp màu và giấy, rồi để trẻ vẽ tùy ý. Hướng dẫn trẻ cách vẽ các đường lên xuống và chéo. Tán dương khi trẻ cố gắng vẽ lại các đường đó.

* Chơi xếp hình, phân loại hình và chơi các đồ chơi khuyến khích trẻ sử dụng tay khác.

* Giấu các đồ chơi nhỏ và đồ vật khác rồi bảo trẻ đi tìm.

*Yêu cầu trẻ gọi tên các bộ phận cơ thể hoặc đồ vật quý vị trông  thấy khi lái xe.

* Hát các bài có minh họa, như bài “The Itsy Bitsy Spider” và “Wheels on the Bus.” Giúp trẻ thực hiện các động tác theo quý vị.

* Đưa cho trẻ xoong và chảo hoặc một dụng cụ âm nhạc nhỏ như một cái trống hoặc cái chũm chọe. Khích lệ trẻ tạo ra âm thanh.

* Có nhiều không gian an toàn cho trẻ chập chững biết đi khám  phá.  (Biến căn nhà  của quý vị trở nên an toàn đối với trẻ chập chững biết đi. Cất kỹ các sản phẩm dành cho lau rửa, giặt giũ, chăm sóc vườn tược và ô tô. Sử dụng cửa an toàn và khóa cửa thông ra ngoài và cửa xuống tầng hầm.)

* Đưa cho trẻ các đồ chơi đẩy như xe đẩy tay hoặc xe đẩy chân. 

Cách con quý vị chơi, học, nói, và vận động cho biết những manh mối quan trọng về sự phát tri của bé. Những mốc phát triển quan trọng là những gì hầu hết mọi đứa trẻ đều có thể làm được. Hãy đánh dấu những mốc quan trọng mà con quý vị đã trải qua đến hết 1 tuổi. Và lưu ý  nếu thấy trẻ chậm phát triển hơn so với độ tuổi và những bất thường ở trẻ để nói với bác sĩ của con quý vị mỗi khi đi khám để có những biện pháp can thiệp kịp thời.                                                                                                                                                                     (Còn tiếp)


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT