Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Kiến thức về sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi

1. Kiến thức về sự phát triển của trẻ 4 tuổi

 Xã hội/Xúc cảm

* Thích làm những thứ mới.

* Chơi trò làm “Cha Mẹ”.

* Càng ngày càng sáng tạo với trò chơi làm ra vẻ.

* Thích chơi với các đứa trẻ khác hơn chơi một mình.

* Hợp tác với các đứa trẻ khác.

* Thường không thể nói cái gì thật và cái gì làm ra vẻ.

* Nói về cái gì trẻ thích và cái gì làm trẻ quan tâm.

Giao Tiếp

* Biết vài quy tắc ngữ pháp cơ bản, cũng như sử dụng  đúng  “cậu ấy” và “cô ấy”.

* Hát một bài hát hoặc ngâm  một bài thơ thuộc lòng như “Itsy Bitsy Spider” hoặc “Wheels on the Bus”.

* Kể chuyện.

* Có thể nói tên và họ.

Nhận thức:

* Nói tên được vài màu  sắc và vài số.

* Hiểu được ý nghĩa  của việc đếm.

* Bắt đầu hiểu thời gian.

* Nhớ lại các đoạn của một câu chuyện.

* Hiểu được khái niệm của “giống nhau” và “khác nhau”.

* Vẽ một  người  với 2 đến  4 bộ phận.

* Sử dụng kéo.

* Bắt đầu chép lại vài chữ cái.

* Chơi trò chơi bảng hoặc quân bài.

* Nói quý vị những  gì trẻ nghĩ sẽ xảy ra trong một cuốn sách.

Vận Động/Phát Triển Cơ Thể

* Nhảy lò cò và đứng trên một chân đến 2 giây.

* Bắt lấy một trái banh đang bật lên hầu hết đúng lúc.

* Rót, cắt có sự giám sát, và nghiền nát thức ăn của mình.

Nói với bác sĩ:

* Không nhảy được tại chỗ.

* Gặp khó khăn khi viết chữ nguệch ngoạc.

* Tỏ ra không  quan  tâm  các trò chơi tương  tác hoặc  làm ra vẻ.

* Làm ra vẻ không biết đến các đứa trẻ khác và không hưởng ứng với người ở ngoài gia đình.

* Từ chối mặc  quần  áo, ngủ,  và trang điểm o Không thể kể lại một câu chuyện ưa thích o Không theo được mệnh lệnh 3 phần.

* Không hiểu được “giống nhau” và “khác biệt”.

* Không sử dụng đúng “tôi” và “bạn”.

* Nói không  rõ ràng.

* Bỏ mất  các kỹ năng mà trẻ đã có.

Việc phụ huynh cần làm cho con:

* Cùng trẻ chời trò đóng  giả. Để trẻ làm người chỉ huy và bắt chước hành động của trẻ.

* Gợi ý trẻ giả vờ có một sự việc sắp xảy ra có thể khiến trẻ lo lắng, như đi nhà trẻ hoặc ở qua đêm ở nhà ông bà.

* Đưa ra cho trẻ các lựa chọn đơn giản bất cứ khi nào quý vị có thể nghĩ ra. Cho trẻ chọn đồ mặc, đồ chơi hoặc món  ăn cho bữa  phụ.  Giới hạn trong 2 hoặc 3 lựa chọn.

* Trong khi chơi chung, để trẻ tự giải quyết vấn đề với các bạn,  nhưng  quý vị hãy ở gần để giúp đỡ nếu cần.

* Khuyến khích trẻ sử dụng từ ngữ, chia sẻ đồ chơi và hoán đổi lượt chơi cho nhau.

* Chuẩn bị cho trẻ đồ chơi khơi gợi trí tưởng tượng, như quần áo hóa trang, bộ đồ bếp và các miếng xếp hình.

* Sử dụng  đúng  ngữ pháp  khi nói chuyện  với trẻ.Thay vì nói “Me muốn con qua đây”, hãy nói.

“Mẹ muốn con qua đây”.

* Sử dụng  các từ như “thứ nhất”, “thứ hai” và “cuối cùng” khi nói về hoạt động hàng ngày. Cách này sẽ giúp trẻ học về trình tự các sự kiện.

* Kiên nhẫn  trả lời cặn kẽ các câu hỏi “tại sao” của trẻ. Nếu quý vị không  biết câu trả lời, hãy nói “Bố/mẹ không biết” hoặc giúp trẻ tìm câu trả lời trong sách, trên Internet hoặc từ một người lớn khác.

* Khi quý vị cùng trẻ đọc, hãy yêu cầu trẻ thuật lại những điều đã xảy ra trong câu chuyện trong quá trình đọc.

* Nói tên màu sắc trong sách, hình ảnh và đồ vật trong nhà. Đếm các vật dụng thông thường, như số miếng bim bim, bậc thang hoặc toa tàu đồ chơi.

* Dạy trẻ chơi các trò ngoài trời như trò đuổi bắt, rồng rắn lên mây và trò vịt, vịt, ngỗng.

* Chơi bản  nhạc  trẻ ưa thích  và nhảy  cùng  trẻ. Lần lượt bắt chước động tác của nhau.

2. Kiến thức về sự phát triển của trẻ 5 tuổi.

 Xã hội/Xúc cảm

* Muốn làm hài lòng các bạn.

* Muốn được như các bạn.

* Dễ dàng  đồng  ý với các quy tắc.

* Thích hát, nhảy múa,  và hành động.

* Nhận biết giống đực cái.

* Có thể nói cái gì thật và cái gì làm ra vẻ.

* Tỏ ra độc lập hơn. Ví dụ, có thể tự sang thăm một người láng giềng ở sát nhà (vẫn còn cần sự trông chừng của người lớn).

* Đôi khi vòi vĩnh và đôi khi rất hợp tác.

Ngôn Ngữ/Giao Tiếp

 * Nói rất rõ ràng.

* Kể một câu chuyện đơn giản dùng nhiều câu.

* Sử dụng  thì tương  lai; thí dụ, “Bà sẽ tới đây.”

* Nói tên và địa chỉ.

Nhận thức

* Đếm 10 đồ vật hoặc nhiều hơn.

* Có thể vẽ người với ít nhất  6 bộ phận  trên cơ thể.

* Có thể viết theo lối chữ in vài chữ hoặc số.

* Sao chép một hình tam giác và các hình dạng hình học khác.

* Biết về đồ vật dùng hàng ngày, như tiền và thức ăn.

Vận Động/Phát Triển Cơ Thể

* Đứng trên một chân trong 10 giây hoặc lâu hơn.

* Nhảy lò cò; có thể bỏ bước.

* Có thể nhảy lộn nhào.

* Sử dụng  nĩa và thìa và đôi khi cả dao ăn.

* Có thể sử dụng nhà vệ sinh một mình.

*  Đánh đu và leo trèo.

Nói với bác sĩ:

* Không thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc.

* Có hành  vi quá khích (cực kỳ sợ hãi, hung  hăng,  nhút  nhát  hoặc buồn bã).

* Thu mình khác thường và không hoạt động.

* Dễ bị sao lãng, gặp khó khăn khi tập trung  vào một hoạt động lâu hơn 5 phút.

* Không phản ứng với mọi người, hoặc chỉ phản ứng hời hợt.

* Không phân biệt được cái gì thật và cái gì làm ra vẻ.

* Không chơi nhiều trò chơi và hoạt động.

* Không nói được tên và họ.

* Không sử dụng chính xác số nhiều và thời quá khứ.

* Không kể lại những điều đã trải nghiệm và hoạt động hằng ngày.

* Không vẽ hình.

* Không thể chải răng,  rửa và lau khô tay, hoặc cởi quần áo mà không có người giúp.

* Bỏ mất  các kỹ năng mà trẻ đã có.

Việc phụ huynh cần làm với con:

* Duy trì việc bố trí các buổi chơi cùng nhau, đến công viên hoặc chơi nhóm. Cho trẻ tự do hơn trong việc chọn hoạt động  nào để chơi với bạn và để trẻ tự giải quyết  vấn đề của mình.

* Trẻ có thể  sẽ cãi lại hoặc sử dụng  ngôn  từ không  hay (chửi thề) như là một cách để tạo cảm giác tự lập. Đừng quá bận tâm đến việc dụng ngôn đó, có phạt cũng chỉ phạt và ngó lơ cho có. Thay vào đó, hãy tán dương trẻ khi trẻ xin cái gì một cách lễ phép và bình tĩnh nói “không” khi không đồng ý.

* Đây là thời điểm tốt để nói với trẻ về hành  vi đụng  chạm an toàn. Không ai được chạm vào “các bộ phận kín” trừ bác sĩ hoặc y tá trong khi khám bệnh hoặc bố mẹ khi muốn giữ cho con sạch sẽ.

* Dạy trẻ về địa chỉ và số điện thoại  cần liên lạc.

* Khi đọc cho trẻ, hãy yêu cầu trẻ phán đoán diễn biến tiếp theo trong câu chuyện.

* Khuyến khích trẻ “đọc” bằng cách nhìn vào tranh ảnh và kể lại.

* Dạy trẻ khái niệm về thời gian như buổi sáng,  chiều, tối, hôm nay, ngày mai và hôm qua. Bắt đầu dạy trẻ các ngày trong tuần.

* Khám phá sở thích của trẻ trong môi trường cộng đồng. Ví dụ, nếu trẻ yêu động vật, hãy đi thăm sở thú hoặc trang trại vật nuôi. Đến thư viện hoặc lên mạng Internet để tìm hiểu về các chủ đề này.

* Luôn có sẵn một hộp nhỏ gồm màu sáp, giấy, màu nước, kéo trẻ em và hồ dán. Khuyến khích trẻ vẽ và sáng tạo các dự án nghệ thuật bằng các nguyên liệu khác nhau.

* Chơi đồ chơi có tác dụng khuyến khích trẻ lắp ghép các bộ phận  với nhau.

* Dạy trẻ cách dùng  chân đẩy xích đu.

* Giúp trẻ học cách leo trèo trên khung  tập leo trèo.

* Đi dạo  với trẻ, chơi trò đi tìm kho báu quanh chỗ ở hoặc trong công viên, giúp trẻ đạp xe có bánh tập đi (đội mũ bảo hiểm).

Những mốc phát triển quan trọng là những gì hầu hết mọi đứa trẻ đều có thể làm được. Nếu trẻ không làm được có thể do trẻ đang có những khiếm khuyết trong quá trình phát triển. Vì vậy mong các vị phụ huynh hãy để ý đến những bất thường của con để đưa con sớm đi gặp bác sĩ để giải quyết vấn đề của trẻ.

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT