Kiến thức về sự phát triển của trẻ giai đoạn từ 18 tháng đến 3 tuổi
1. Kiến thức về sự phát triển của trẻ 18 tháng tuổi
Xã hội/Xúc cảm: Trẻ thích đưa đồ vật cho người khác khi chơi; Có thể nổi cơn thịnh nộ; Có thể sợ người lạ; Tỏ ra có tình cảm với người thân quen; Chơi giả bộ, như cho búp bê ăn; Có thể bám vào người chăm sóc trong các tình huống lạ; Chỉ cho người khác xem cái gì thú vị; Khám phá một mình nhưng cần cha mẹ ở gần.
Ngôn Ngữ/Giao Tiếp: Trẻ nói nhiều từ đơn âm; Nói và lắc đầu “không”; Chỉ cho người nào đó biết cái gì trẻ muốn.
Nhận thức: Trẻ bBiết đồ vật thông thường dùng để làm gì; thí dụ, điện thoại, bàn chải, cái thìa; Chỉ để gây chú ý; Tỏ ra thích búp bê hoặc thú nhồi bông bằng cách giả bộ cho ăn; Chỉ một bộ phận cơ thể; Tự vẽ; Có thể làm theo mệnh lệnh từng bước mà không cần minh họa, thí dụ, ngồi khi quý vị nói “ngồi xuống”.
Vận Động/Phát Triển Cơ Thể: Trẻ tự đi; Có thể đi lên bậc thang và chạy; Kéo đồ chơi trong khi đi; Có thể tự cởi quần áo; Uống nước bằng cốc; Ăn bằng thìa.
Nói với bác sĩ: Nếu trẻ không chỉ đồ vật cho người khác xem; Không đi được; Không biết đồ vật quen thuộc dùng để làm gì; Không bắt chước người khác; Không học được từ mới; Không nhớ ít nhất 6 từ; Không để ý hoặc quan tâm khi một người chăm sóc bỏ đi hoặc trở lại; Bỏ mất các kỹ năng mà trẻ đã có.
Những việc phụ huynh nên làm với con:
*Có môi trường an toàn và tràn ngập tình yêu thương.
Điều quan trọng là phải nhất quán và dễ đoán biết đối với trẻ.
* Tán dương hành vi tốt nhiều hơn là phạt hành vi xấu (chỉ phạt cho có).
* Mô tả cảm xúc của trẻ. Ví dụ, hãy nói “Con sẽ thích khi đọc quyển sách này”.
* Khuyến khích chơi trò giả vờ.
*Khuyến khích sự đồng cảm. Ví dụ, khi trẻ thấy một trẻ khác buồn, hãy khích lệ con ôm và vỗ về đứa trẻ kia.
* Đọc sách và nói chuyện về các bức tranh sử dụng từ ngữ đơn giản.
* Bắt chước cách nói của trẻ.
* Sử dụng các từ mô tả cảm giác và cảm xúc.
* Sử dụng các cụm từ đơn giản, rõ ràng.
* Hỏi các câu đơn giản.
* Giấu vật dưới chăn và gối rồi khích lệ trẻ đi tìm.
* Chơi xếp hình, bóng, lego, sách, và các trò dạy trẻ về mối quan hệ nguyên nhân-kết quả và giải quyết vấn đề.
* Gọi tên tranh trong sách và các bộ phận cơ thể.
* Có đồ chơi hỗ trợ các trò chơi giả vờ ví dụ như búp bê, điện thoại đồ chơi.
* Có khu vực an toàn cho trẻ đi lại và vận động.
* Có đồ chơi để trẻ có thể kéo hoặc đẩy an toàn.
* Có bóng cho trẻ đá, lăn và ném.
* Khuyến khích trẻ uống bằng cốc của mình và sử dụng thìa, đừng quá bận tâm việc trẻ gây bẩn, bừa bộn.
* Thổi bong bóng và để trẻ đập bong bóng.
2.Kiến thức về sự phát triển của trẻ 2 tuổi
Xã hội/Xúc cảm
* Bắt chước người khác, nhất là người lớn và các đứa trẻ lớn tuổi hơn
* Phấn chấn khi có mặt các đứa trẻ khác
* Tỏ ra càng ngày càng độc lập
* Thể hiện sự bướng bỉnh
(làm những gì người khác bảo không được làm)
* Chủ yếu chơi bên cạnh các đứa trẻ khác, nhưng bắt đầu cùng chơi với các đứa trẻ khác, cũng như tham gia vào các trò chơi đuổi bắt.
Ngôn Ngữ/Giao Tiếp
* Trỏ vào đồ vật hoặc hình ảnh khi chúng được gọi tên
* Nhận biết tên người quen và bộ phận cơ thể
* Nói những câu có 2 tới 4 từ
* Nghe theo lời chỉ dẫn dễ hiểu
* Lặp lại lời nói nghe lỏm trong cuộc nói chuyện
* Trỏ vào đồ vật trong một cuốn sách
Nhận thức:
* Kiếm được đồ vật ngay cả khi bị giấu dưới hai hoặc ba vỏ bọc
* Bắt đầu phân loại hình dạng và màu sắc
*Bổ sung các câu và thơ vần trong các sách quen thuộc
* Chơi trò chơi làm ra vẻ đơn giản
* Xây tháp với 4 khối hoặc nhiều hơn
* Có thể sử dụng một bàn tay nhiều hơn bàn tay kia
* Nghe theo lời chỉ dẫn hai bước như “Nhặt giày lên và đem vào phòng để đồ.”
* Kêu tên các vật trong một cuốn sách hình cũng như một con mèo, con chim, hoặc con chó
Vận Động/Phát Triển Cơ Thể
* Đứng nhón chân o Đá một quả bóng o Bắt đầu chạy
* Leo lên trèo xuống từ đồ đạc trong nhà không cần giúp đỡ
* Lên xuống lầu không cần vịn
* Ném quả bóng với tay cao hơn vai
* Làm và bắt chước các đường thẳng và đường tròn
Nói với bác sĩ:
* Không sử dụng các cụm từ gồm 2 từ (thí dụ “uống sữa”)
* Không biết làm gì với đồ vật thông thường, như bàn chải, điện thoại, cái nĩa, cái thìa
* Không bắt chước hành động và lời nói
* Không theo lời chỉ dẫn đơn giản
* Không đi vững
*Bỏ mất các kỹ năng mà trẻ đã có
Những việc phụ huynh nên làm với con:
* Có môi trường an toàn và tràn ngập tình yêu thương. Điều quan trọng là phải nhất quán và dễ đoán biết đối với trẻ.
* Tán dương hành vi tốt nhiều hơn là phạt hành vi xấu (chỉ phạt cho có).
* Mô tả cảm xúc của trẻ. Ví dụ, hãy nói “Con sẽ thích khi đọc quyển sách này”.
* Khuyến khích chơi trò giả vờ.
*Khuyến khích sự đồng cảm. Ví dụ, khi trẻ thấy một trẻ khác buồn, hãy khích lệ con ôm và vỗ về đứa trẻ kia.
* Đọc sách và nói chuyện về các bức tranh sử dụng từ ngữ đơn giản.
* Bắt chước cách nói của trẻ.
* Sử dụng các từ mô tả cảm giác và cảm xúc.
* Sử dụng các cụm từ đơn giản, rõ ràng.
* Hỏi các câu đơn giản.
* Giấu vật dưới chăn và gối rồi khích lệ trẻ đi tìm.
* Chơi xếp hình, bóng, lego, sách, và các trò dạy trẻ về mối quan hệ nguyên nhân-kết quả và giải quyết vấn đề.
* Gọi tên tranh trong sách và các bộ phận cơ thể.
* Có đồ chơi hỗ trợ các trò chơi giả vờ ví dụ như búp bê, điện thoại đồ chơi.
* Có khu vực an toàn cho trẻ đi lại và vận động. o Có đồ chơi để trẻ có thể kéo hoặc đẩy an toàn. o Có bóng cho trẻ đá, lăn và ném.
* Khuyến khích trẻ uống bằng cốc của mình và sử dụng thìa, đừng quá bận tâm việc trẻ gây bẩn, bừa bộn.
* Thổi bong bóng và để trẻ đập bong bóng.
3.Kiến thức về sự phát triển của trẻ 3 tuổi
Xã hội/Xúc cảm:
* Bắt chước người lớn và bạn
* thể hiện tình cảm với bạn
* Chơi theo lượt
* Tỏ ra quan tâm tới một bạn đang khóc
* Hiểu ý niệm “của tôi” và “của người khác”
* Thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc
* Phân biệt dễ dàng mẹ và cha
* Có thể không thích các thay đổi lớn trong thói quen hằng ngày
* Tự mặc và thay quần áo
Ngôn Ngữ/Giao Tiếp
* Nghe theo lời chỉ dẫn với 2 hoặc 3 bước
* Có thể gọi tên hầu hết các đồ vật quen thuộc
* Hiểu các lời nói như “ở trong,”“ở trên,” và “ở dưới”
* Nói tên, tuổi, và giới tính
* Gọi tên một người bạn
* Nói các từ như “tôi,”“tao,”“chúng tôi,” và “các người” và vài dạng số nhiều
(nhiều xe, chó, mèo)
* Nói đủ tốt để những người lạ có thể hiểu được phần lớn nội dung
* Tiếp chuyện được với 2 tới 3 câu
Nhận thức:
* Có thể điều khiển đồ chơi bằng nút bấm, cần điều khiển, và bộ phận di chuyển
* Chơi trò chơi làm ra vẻ với búp bê, thú nuôi, và người ta
* Chơi ghép hình với 3 hoặc 4 miếng
* Hiểu nghĩa của “hai”
* Bắt chước vẽ hình tròn bằng bút chì hoặc phấn vẽ màu
* Lật trang sách một trang mỗi lần
* Xây tháp với nhiều hơn 6 khối
* Mở và đóng nắp chai hoặc xoay tay nắm cửa
Vận Động/Phát Triển Cơ Thể
* Leo trèo tốt
* Chạy dễ dàng
* Đạp xích lô (xe đạp 3 bánh)
* Đi lên và đi xuống bậc thang, một chân trên mỗi bậc
Nói với bác sĩ:
* Hay ngã và lên xuống cầu thang khó khăn
* Nói lung tung hoặc có lời nói rất không rõ ràng
* Không thể chơi các đồ chơi đơn giản (như bảng ghim bần, trò chơi đố đơn giản, tay quay)
* Không nói đủ câu
* Không hiểu lời chỉ dẫn đơn giản
* Không chơi giả đò hoặc trò chơi làm ra vẻ
* Không muốn chơi với các đứa trẻ khác hoặc với các đồ chơi
* Không giao tiếp bằng mắt
* Bỏ mất các kỹ năng mà trẻ đã có.
Việc phụ huynh cần làm cho con:
* Đưa trẻ đến các điểm vui chơi tập thể hoặc chỗ lạ có các trẻ khác, để khuyến khích trẻ chơi hòa thuận với các bạn khác.
* Cùng trẻ giải quyết vấn đề khi trẻ không vui.
* Nói ra cảm xúc của trẻ. Ví dụ, hãy nói “Mẹ biết là con đang cáu bởi vì con đã ném mảnh ghép đó”. Khuyến khích trẻ nhận biết các cảm giác khác nhau trong sách truyện.
* Đề ra các quy tắc và giới hạn đối với trẻ, và nghiêm khắc tuân thủ. Nếu trẻ phá vỡ quy tắc, phạt trẻ ở yên trên ghế hoặc trong phòng và ngó lơ trong 30 giây đến 1 phút. Tán dương trẻ khi chúng làm đúng quy tắc.
* Hướng dẫn trẻ bằng các hướng dẫn gồm 2 hoặc 3 bước. Ví dụ, “Đi vào phòng con lấy giầy và áo của con”.
* Đọc cho trẻ nghe mỗi ngày. Yêu cầu trẻ chỉ vào vật trong tranh và nhắc lại theo quý vị.
* Cho trẻ một “hộp dụng cụ” với giấy, sáp màu và sách tô màu. Cùng trẻ tô màu và vẽ các đường và hình.
* Chơi các trò ghép cặp. Yêu cầu trẻ tìm đồ vật trong sách hoặc quanh nhà có đặc điểm giống nhau.
* Chơi đếm. Đếm các bộ phận cơ thể, bậc cầu thang và các vật quý vị sử dụng hoặc nhìn thấy hàng ngày khác.
* Dắt trẻ lên xuống cầu thang. Khi trẻ có thể đi lên xuống dễ dàng, khuyến khích trẻ sử dụng tay vịn cầu thang.
* Chơi ngoài trời với trẻ. Đến công viên hoặc chỗ có đường đi bộ dài. Để trẻ chơi tự do mà không cần các hoạt động theo khuôn phép./.