Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (phần 3)

Chương II: Nhận thức về khuyết tật

Bên cạnh những quan niệm, hiểu biết về khuyết tật, cách thức phòng ngừa, phục hồi chức năng và hỗ trợ NKT, nhận thức cũng bao gồm sự hiểu biết và chia sẻ trách nhiệm của các cá nhân và cộng đồng trong việc tạo cơ hội bình đẳng và môi trường tiếp cận được cho NKT. Nhận thức đúng được thể hiện ra ngoài qua lời nói, hành động, thái độ cư xử phù hợp với NKT. Hiểu biết về những khó khăn, nhu cầu của NKT và khả năng của họ sẽ giúp các thành viên trong gia đình NKT và mọi người xung quanh có thể cư xử phù hợp và biết cách giúp đỡ NKT.

Nhận thức về khuyết tật bao gồm

Khái niệm thế nào là khuyết tật, những nguyên nhân gây nên khuyết tật, các hậu quả của khuyết tật và cách thức phục hồi chức năng, cách hỗ trợ NKT/TKT

Hiểu biết về nhu cầu, quyền lợi và khả năng, trách nhiệm và sự tham gia của cộng đồng NKT/ TKT vào đời sống xã hội.

Nhận thức về trách nhiệm và sự tham gia của mọi cá nhân và tổ chức trong cộng đồng nhằm tạo cơ hội bình đẳng và tiếp cận cho NKT/TKT.

Cơ hội cho NKT/TKT được hiểu là mọi cơ hội: học hành, tiếp cận mọi hình thức giáo dục phù hợp ; tiếp cận việc làm : học nghề, vay vốn, sản xuất; tham gia mọi hoạt động chung của cộng đồng : giao thông đi lại, thể thao, giải trí...

Tình trạng khuyết tật/khuyết tật đôi khi do hậu quả của thái độ và cách ứng xử không đúng của cộng đồng. Những khó khăn trong việc thực hiện chức năng của NKT/TKT không hẳn chỉ do những hạn chế do đặc điểm khuyết tật đem lại mà con do môi trường sống, làm việc và sinh hoạt của cộng đồng không đáp ứng đủ những điều kiện thích nghi để NKT/NKT có thể thực hiện được các công việc của mình.

Tại sao phải tăng cường nhận thức cho mọi người về vấn đề khuyết tật?

Thứ nhất: bản thân NKT có thể chưa nhận thức đầy đủ về nhu cầu khảnăng và năng lực của bản thân, về quyền và vị trí của họ trong đời sống xã hội. Do vậy, họ thường bị mặc cảm, hay đứng bên ngoài các hoạt động của gia đình và cộng đồng. NKT có thể cho mình là gánh nặng, là đối tượng đáng được gia đình và xã hội quan tâm. Từ nhận thức đó, NKT thiếu cố gắng, nhụt chí, cam chịu với khuyết tật của mình.

Nếu nhận thức đúng về năng lực của bản thân, NKT sẽ tham gia tích cực hơn vào mọi hoạt động của gia đình, cộng đồng và xã hội. NKT sẽ chủ động vượt qua những khó khăn do khuyết tật, những trở ngại về tâm lý, và rào cản nhận thức của cộng đồng, chứng tỏ cho mọi người thấy khả năng của mình.

Chính thành công của NKT trong quá trình vượt khó là bài học, là kinh nghiệm, là sự động viên để những NKT khác và mọi người trong cộng đồng thay đổi cách nhìn về NKT.

Thứ hai: Từ phía cộng đồng, nếu nhận thức đúng về khuyết tật, về khả năngcủa NKT, về vai trò và trách nhiệm của các thành viên cộng đồng, họ sẽ tích cực hỗ trợ NKT thông qua các hoạt động của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, các hoạt động bảo trợ NKT. Cộng đồng có nhận thức đúng về NKT nghĩa là không giúp đỡ họ quá mức nếu không cần.

 Thậm chí, NKT có thể giúp đỡ người khác không bị khuyết tật nếu họ có khả năng. Nhận thức đúng của NKT và cộng đồng là tạo được mối quan hệ bình đẳng, giúp đỡ hỗ trợ nhau khi cần thiết.

Làm thế nào để tăng cường nhận thức của các thành viên cộng đồng về khuyết tật?

 Mỗi đối tượng trong cộng đồng có và cần có những nhận thức khác nhau về vấn đề khuyết tật và trách nhiệm đối với NKT và các hoạt động phục hồi chức năng. Do vậy, bảng dưới đây sẽ trình bày các cách thức thay đổi nhận thức cho các đối tượng khác nhau của cộng đồng.

Nhóm đối tượng

Cần nhận thức về các vấn đề sau

Cách thay đổi nhận thức

 

 

 

 

 

Người khuyết

l

Về nhu cầu và khả năng của họ

l

Học tập để nâng cao trình độ

tật

 

trong sinh hoạt hàng ngày, sinh

 

học vấn

 

 

hoạt cộng đồng và tham gia các

l

Tham dự tập huấn, hội thảo để

 

 

hoạt động xã hội

 

thay đổi nhận thức

 

l

Về quyền của NKT tham gia bình

l

Cơ hội tham gia trao đổi, họp

 

 

đẳng mọi hoạt động trong gia

 

hành ở thôn xóm của tổ chức xã

 

 

đình, cộng đồng và xã hội.

 

hội (phụ nữ, thanh niên...)

 

l

Nhậnthức đúng đắn của NKT đối

l

Gặp gỡ, tuyên truyền của cộng tác

 

 

với vấn đề khuyết tật của bản

 

viên và các cá nhân của cộng đồng.

 

 

thân, sự nỗ lực vượt qua các trở

l

Phát tờ rơi, tài liệu sách báo

 

 

ngại hoà nhập cộng đồng.

 

tuyên truyền.

 

l

Vai trò và sự tham gia của họ

l

Băng rôn, báo tường, khẩu hiệu,

 

 

trong chương trình PHCNDVCĐ

 

phát thanh..

 

 

 

l

Tham gia trong nhóm tự lực

 

 

 

 

của NKT

 

 

 

l Giao lưu, liên kết với các mô hình

 

 

 

 

tích cực

 

 

 

Gia đình

Về vai trò và sự tham gia của gia

Tham dự tập huấn, hội thảo để thay

người khuyết tật

đình trong hỗ trợ NKT/ TKT tại nhà

đổi nhận thức

 

 

Về vai trò và sự tham gia của gia

Trao đổi, họp hành ở thôn xóm của

 

đình trong hoạt động khác về

tổ chức xã hội (phụ nữ, thanh niên...)

 

PHCNDVCĐ

l

Phát tờ rơi, tài liệu sách báo

 

l Về thái độ, cách cư xử của gia đình

 

tuyên truyền.

 

 

đối với NKT và cách hỗ trợ.

l

Băng rôn, báo tường, khẩu hiệu,

 

l Cách tạo môi trường thích nghi

 

phát thanh..

 

 

cho TKT/Học tập để nâng cao

l

Tham gia nhóm cha mẹ của TKT

 

 

trình độ học vấn

 

để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm

 

 

 

l

Tham quan các mô hình tích cực

 

 

 

 

 

Cộng tác viên,

l

Nhận thức về vai trò và trách

l

Qua tập huấn, hội thảo

cán bộ

 

nhiệm của họ trong chương trình

l

Phân phát tài liệu tuyên truyền,

PHCNDVCĐ

 

PHCNDVCĐ

 

hướng dẫn kỹ thuật

 

l Thái độ và cư xử của họ đối với

l

Thảo luận nhóm cộng tác viên,

 

 

NKT và gia đình NKT

 

trao đổi kinh nghiệm

 

l

Các kiến thức, kỹ năng và thông

l

Tham quan trao đổi kinh nghiệm

 

 

tin liên quan đến việc chăm sóc,

 

giữa các địa phương

 

 

hỗ trợ và PHCN cho NKT/TKT

l

Chia xẻ kinh nghiệm của các cá nhân

 

 

 

l

Tham quan các mô hình tích cực

 

Nhóm đối tượng

Cần nhận thức về các vấn đề sau

Cách thay đổi nhận thức

 

 

 

 

Thành viên Ban

l  Về vai trò, trách nhiệm của họ để

l

Để đại diện Hội NKT tham gia

Điều hành PHCN

tạo ra môi trường hỗ trợ cho NKT

 

Ban Điều hành

DVCĐ các cấp

l Về trách nhiệm và sự tham gia của

l Tham dự tập huấn, các cuộc

 

họ vào các hoạt động PHCNDVCĐ.

 

họp, hội thảo về chương trình

 

Huy động và lôi kéo mọi nguồn

 

PHCNDVCĐ và về NKT

 

lực trong cộng đồng cho chương

l Tham quan chương trình nơi khác

 

trình PHCNDVĐ và vì NKT.

l Qua phương tiện thông tin đại

 

 

 

chúng

 

 

 

 

Cộng đồng

l  Về vai trò NKT trong đời sống,

l

Chương trình giáo dục và học vấn

 

gia đình và trong xã hội

 

phổ thông

 

l Về vai trò sự tham gia của cộng

l Tham dự các cuộc họp, cuộc gặp

 

đồng trong việc tạo cơ hội cho

 

mặt phổ biến về chương trình

 

NKT khẳng định bản thân, giúp

 

PHCNDVCĐ và về NKT

 

NKT hoà nhập xã hội.

Qua các hoạt động thể thao, vui

 

l  ý nghĩa và tầm quan trong của

chơi, giải trí của NKT/TKT

 

việc nhìn nhận NKT như một

l

Tham quan, học hỏi các mô hình

 

thành viên bình đẳng của cộng

 

tích cực

 

đồng

l

Qua phương tiện thông tin đại chúng

 

 

 

 

Lãnh đạo cộng

Về vai trò, trách nhiệm của họ trong

l

Qua hội thảo

đồng

việc tạo cơ hội cho NKT khẳng định

l

Tham quan các đơn vị khác

 

bản thân, giúp NKT hoà nhập xã hội.

l

Tham quan các mô hình tích cực

 

Về vai trò, trách nhiệm và sự tham

l

Qua phương tiện thông tin

 

gia của họ vào các hoạt động

 

đại chúng

 

PHCNDVCĐ.

 

 

 

Lôi kéo cộng đồng tham gia.

 

 

 

Huy động và lôi kéo mọi nguồn lực

 

 

 

và sự tham gia trong cộng đồng cho

 

 

 

chương trình PHCNDVĐ và vì NKT.

 

 

Tóm lại để nâng cao nhận thức của các đối tượng khác nhau trong cộng đồng về nhu cầu, quyền và khả năng của NKT và về chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần có chương trình hành động và các biện pháp phối hợp. Mọi thành viên cộng đồng cần được cung cấp thông tin giúp họ hiểu được vai trò của mình trong việc tạo môi trường thuậnlợi để NKT/TKT phát huy hết được tiềm năng của mình.

1.        Quyền của người khuyết tật

 Tất cả mọi người sinh sống ở mọi quốc gia đều được hưởng những quyền cơ bản: quyền con người, quyền trẻ em. Các bộ luật, chính sách về NKT của mọi quốc gia phải được xây dựng trên nền tảng của các luật cơ bản nêu trên. Khi nói đến quyền của NKT là nói đến quyền được tham gia và được có các cơ hội bình đẳng của họ. Xã hội, cộng đồng phải có trách nhiệm để NKT/ TKT được hưởng quyền của họ.

Quyền con người

Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người (1948) có nêu: mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính. Mọi người, cho dù là NKT và không khuyết tật đều có quyền bình đẳng như nhau. Quyền cơ bản của con người được chia thành hai mức độ:

 ở mức cá nhân và mức xã hội. Mọi quyền cơ bản ấy được nêu trong bảng dưới đây:

Quyền con người cơ bản

Cá nhân

Xã hội

 

 

 

 

 

Quyền thân thể

Quyền được sống và được

Quyền có cái ăn, mặc ở và được

 

nguyên vẹn thân thể

chăm sóc y tế

 

 

 

 

 

 

 

Quyền chính trị

Quyền xác định bản thân

Quyền tham gia phong trào

 

chính trị

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyền đi lại

Quyền tự do đi lại và sinh sống

Quyền được sống ở bất kỳ đất

 

nơi nào tuỳ thích

nước nào

 

 

 

 

 

 

 

Quyền xã hội

Quyền hoà nhập xã hội

Hội họp và tham gia bất kỳ tổ

 

chức nào

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyền kinh tế

Quyền được làm việc

Quyền có điều kiện làm việc tốt

 

và lương xứng đáng

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyền giới tính và

Quyền được chọn kiểu cách sống

Quyền có gia đình hoặc sống

 

gia đình

độc thân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quyền được biểu thị niềm tin

 

Quyền tôn giáo

Quyền chọn tôn giáo

vào tín ngưỡng một cách cá

 

 

 

nhân hay ở nơi công cộng

 

 

 

 

 

Quyền giao tiếp

Quyền được giao tiếp

Quyền được tự do giao tiếp

 

-  truyền thông

Quyền được giáo dục và văn hoá

 

 

 

 

 

 

 

 1.2. Công ước về Quyền trẻ em

Theo Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em thì trẻ em là những công dân dưới 16 tuổi. Công ước về Quyền trẻ em ra đời năm 1990, trung thành với những nội dung cơ bản của Quyền con người. Việt Nam là nước thứ hai tham gia Công ước. Theo đó, mọi trẻ em không phân biệt chủng tộc, màu da, lứa tuổi và dân tộc đều có quyền cơ bản. Đó là quyền được sống, phát triển hoàn chỉnh, được bảo vệ khỏi những ảnh hưởng có hại, bị lạm dụng và bóc lột và quyền tham gia đầy đủ vào đời sống gia đình, văn hoá và xã hội. Công ước bảo vệ quyền trẻ em bằng cách thiết lập các chuẩn mực về chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ giáo dục, pháp luật, dân sự và xã hội. Trên thế giới đã có 192 nước tham gia Công ước, mỗi quốc gia đều phải xây dựng và thực hiện mọi hành động và chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. Có 4 nhóm quyền cơ bản như:

Quyền được sống còn: quyền được có cuộc sống bình thường và để phát triển như: có cái ăn, cái mặc, được chăm sóc sức khoẻ, được khai sinh...

Quyền được phát triển: quyền được phát triển đầy đủ về thể chất và tinhthần: quyền học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hoá, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo...

Quyền được bảo vệ: trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi bị phân biệt đối xử,bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán.

Quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tự do bày tỏ quan điểm, ýkiến liên quan đến cuộc sống của mình. trẻ em có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp, tiếp cận thông tin phù hợp.

Những nội dung của Công ước đã được Chính phủ ta hiện thực hoá trong các luật như: Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học, Luật Hôn nhân và gia đình,... Chẳng hạn Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em có quy định các quyền như:

  •  Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Điều 5)
  •  Được chăm sóc và nuôi dạy để phát triển thể lực, trí tuệ và đạo đức (Điều 6)
  •  Được chung sống với cha mẹ (Điều 7)
  • Được tôn trọng về tính mạng, nhân phẩm vàdanh dự (Điều 8)
  • Được bảo vệ sức khoẻ, trẻ dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh không mất tiền tại các cơ sở y tế của nhà nước (Điều 9).

Về vấn đề giáo dục cho TKT, Pháp lệnh NKT có quy định rõ “TKT có quyền được đi học, có quyền tiếp cận với mọi hình thức giáo dục, đặc biệt là giáo dục hoà nhập”... Trong 10 năm trở lại đây, vấn đề giáo dục hoà nhập đã được đưa vào như một trong các mục tiêu của ngành giáo dục. Bộ Giáo dục và đào tạo đã xây dựng các văn bản chính sách nhằm thực hiện giáo dục hoà nhập một cách phổ cập, rộng rãi. Chính sách có hướng dẫn việc đào tạo giáo viên, cung cấp tài liệu giảng dạy, tuyên truyền nhậnthức tạo thuận cho việc đưa TKT tới trường... Giáo sinh cấp Mầm non và Tiểu học ở các trường Cao đẳng Sư phạm và giáo viên đang dạy học trên địa bàn cả nước đều được tập huấn về “giáo dục hòa nhập và kỹ năng dạy TKT”.

 1.3. Quyền của trẻ khuyết tật / người khuyết tật Việt nam

Pháp lệnh về NKT tháng 8 năm 1998 của Chính phủ. Người lớn và trẻ em khuyết tật Việt Nam đều có mọi quyền bình đẳng và được pháp luật bảo vệ. Tháng 8/ năm 1998, Pháp lệnh về NKT được ban hành, đó là tài liệu có tính pháp lý cao nhất bảo vệ quyền bình đẳng và hoà nhập xã hội của NKT.

Pháp lệnh về NKT được ban hành với mục đích tạo cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách bảo vệ của Nhà nước đối với NKT, giúp họ vượt khó vươn lên hoà nhập cộng đồng. Mặt khác, Pháp lệnh đã xã hội hoá tối đa sự hỗ trợ của cộng đồng đối với NKT, với tinh thần tôn trọng quyền con người, cùng với Nhà nước chăm sóc NKT, giúp họ tuỳ theo năng lực mà tham gia đời sống xã hội một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử.

Pháp lệnh quy định những người bị khiếm khuyết, giảm khả năng hoặc khuyết tật theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới đều được xếp vào khái niệm “người khuyết tật”. Tuy vậy, ranh giới để xác định chính xác vần còn đang tranh cãi. Thực tế NKT là những người bị khiếm khuyết nhưng có bị giảm khả năng gây cản trở hoạt động nhất định của người đó.

Pháp lệnh NKT gồm 8 chương. Chương 1 nói về những quy định chung. Chương 2 đề cập đến việc chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho NKT. Chương 3 quy định về việc học văn hoá của trẻ em và người lớn khuyết tật. Học nghề và việc làm cho NKT được quy định ở chương 4. Ba chương còn lại đề cập đến các hoạt động văn hoá, vui chơi và tiếp cận các công trình công cộng, đến việc quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ chăm sóc NKT, việc khen thưởng và xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành. Những điều khoản quy định việc thành lập tổ chức của NKT, sự chăm sóc của các tổ chức xã hội và cộng đồng, ngăn cấm phân biệt đối xử với NKT đã được nhấn mạnh ngay ở chương đầu tiên của Pháp lệnh. Việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh NKT phải được thể chế hoá thành các văn bản chính sách của nhà nước về NKT.

1.4. Một số văn bản và chính sách về người khuyết tật

Pháp lệnh về NKT và một hệ thống các nghị định của các Bộ ngành được ban hành để cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện các quy định của Pháp lệnh. Dưới đây là một số văn bản trong số đó.

Bộ Y tế

 Quyết định số 102/2002/QĐ-BYT về khám chữa bệnh và một số dịch vụPHCN miễn phí cho NKT.

Quyết định 370/2004/QĐ-BYT về đưa Chương trình PHCNDVCĐ là mộttrong những nội dung của trạm y tế chuẩn quốc gia.

Bộ Nội vụ

 Quyết định số 71/2003/ QQĐ- BNV của Bộ trưởng về việc phê duyệt Điềulệ Hiệp hội Sản xuất kinh doanh của NKT Việt Nam.

Thông tư số 01/2004/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/2003/NĐ_CP quy định về tổ chức, quản lý hoạt động của Hội NKT.

 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

 Quyết định số 1590/2002/ QĐ-LĐTBXH về quy chế hoạt động của BanĐiều phối các hoạt động hỗ trợ NKT.

 Bộ Xây dựng

 Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo NKT tiếp cậnsử dụng năm 2004.

 Bộ giáo dục và đào tạo

 Công văn số 9745/GDTH V/V Hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục khuyết tậtnăm học 2004-2005 của Bộ GD-ĐT: Từ năm 2004 Bộ GD-ĐT đã yêu cầu chuyển các trường chuyên biệt ở các tỉnh thành trung tâm “Hỗ trợ và pháttriển giáo dục hoà nhập”, định hướng chuyển cơ sở giáo dục chuyên biệt thành trung tâm nguồn làm nơi hỗ trợ cho công tác giáo dục TKT.

 Quyền được giáo dục của TKT được quy định trong Luật giáo dục củanước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 có điều 63 về quyền của TKT về giáo dục và tạo điều kiện tiếp cận cho TKT.

 Tóm lại: Nhà nước ta đã thông qua nhiều văn bản chính sách nhằm hỗ trợvà tạo cơ hội tham gia bình đẳng của trẻ em và người lớn khuyết tật vào đời sống xã hội.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT