HIỂU BIẾT VỀ HÀNH VI GIÁC QUAN
Là những nhà trị liệu hoạt động chúng tôi quan tâm tới các phương thức mà qua đó khả năng chúng ta hiểu được bản thân mình và môi trường xung quanh sẽ tác động lên hành động của bản thân trong các lĩnh vực như vui chơi, trường học, kĩ năng sống, mối quan hệ, chăm sóc bản thân, học tập.
Những nhà trị liệu hoạt động thường được yêu cầu nghiên cứu các vấn đề về giác quan. Những vấn đề này có thể hạn chế khả năng tương tác của một cá nhân với người khác, với môi trường xung quanh và trong việc thực hiện các hoạt động có ý nghĩa. Chúng tôi tập trung vào việc đưa ra lời khuyên hoặc nâng cao nhận thức về cách thức mà các vấn đề về giác quan có thể giúp các cá nhân gắn kết hơn trong các hoạt động. Mọi chiến lược đưa ra đều phải được thực hiện bởi người chăm sóc chính của trẻ. Cuốn sách nhỏ này được thiết kế nhằm chia sẻ thông tin và giúp những người quan tâm tới trẻ có vấn đề cảm giác có thể lên kế hoạch trong ngày cho trẻ.
Nội dung:
Hiểu biết về các vấn đề giác quan
Đọc các tín hiệu về các vấn đề giác quan
Các lời khuyên/chiến lược dành cho phụ huynh và người chăm sóc
Các chiến lược cụ thể
- Chiến lược xoa dịu
- Chiến lược làm thức tỉnh
- Chiến lược về giác quan dành cho người chăm sóc cá nhân
- Chiến lược xoa dịu trẻ trong vấn đề ăn uống
- Chiến lược xoa dịu chung
Khi các hành vi giác quan trở thành một thách thức
Hiểu về vấn đề cảm giác
Cuộc sống đầy những trải nghiệm về mặt giác quan. Tất cả chúng ta đều phản ứng lại các thông tin giác quan. Ta chạm, di chuyển, nhìn, nghe, nếm và ngửi.
Ta nhận biết hoặc cảm nhận một cách vô thức vị trí của cơ thể và cách mà chúng ta tương tác với môi trường. Khi chúng ta hiểu các thông tin giác quan một cách dễ dàng, điều này tác động tới hành vi của ta ở tầng vô thức. Ví dụ như việc tắt đồng hồ báo thức, khi chuông reo vào buổi sáng, ta với tay ra và tắt chuông mà không cần nhìn tới đồng hồ. Bộ não biết chính xác cần bao nhiêu chuyển động/lực để vươn tay ra và nhấn vào nút Tắt. Nếu nhầm chỗ, ngón tay ta cung cấp đến não bộ thông tin cần thiết để cử động thêm nữa nhằm tắt được chuông reo – hoàn toàn không cần nhìn. THÀNH CÔNG!
- Đôi khi chúng ta tìm kiếm thông tin giác quan để cảm thấy tốt hơn (ví dụ như một cái ôm)
- Đôi khi chúng ta trốn tránh thông tin giác quan khi chúng khiến ta bị quá tải (ví dụ âm thanh ồn ào).
Cuốn sách nhỏ này được thiết kể để giúp mọi người nhận thức tốt hơn về những ảnh hưởng của thông tin giác quan và cách nó tác động tới các kĩ năng sống cũng như hành vi. Qua việc suy nghĩ và lên kế hoạch cho những trải nghiệm cảm giác tích cực, chúng ta có thể hiểu được làm thế nào để xử lý hiệu quả nhất các tình huống mà trẻ cảm thấy bị quá tải/ dưới tải. Tránh những trải nghiệm cảm giác gây khó chịu và bực bội giúp trẻ có vấn đề cảm giác bình tĩnh lại và có thể tham gia vào các hoạt động thường ngày.
- Những khó khăn trong việc hiểu các thông tin giác quan có thể tác động tới cách ta cảm nhận, cách ta nghĩ, cách ta cư xử và phản ứng. Nhận biết được điều này là rất quan trọng.
Chúng ta thường xuyên phản ứng lại các tín hiệu cảm giác đến từ trong cơ thể (nội tại) và từ ngoài môi trường (bên ngoài)
Môi trường nội tại
- Ngồi suốt thời gian dài ở một chỗ ngồi không dễ chịu - “cảm giác” không thoải mái/không chắc chắn, ghế ngồi chọc vào hai chân, có thể khiến ta đau đớn.
Phản ứng điển hình
- Bồn chồn, cựa quậy nhằm tìm một vị trí thoải mái hơn hoặc đứng dậy.
Môi trường bên ngoài:
- Ở trong lớp học ồn ào. Âm thanh từ những trẻ khác, tiếng ghế kéo lê trên sàn, tiếng người bước qua lại cửa lớp.
Phản ứng đặc trưng
- Khó có thể tập trung vào những gì giáo viên nói. Có khuynh hướng tập trung vào một tín hiệu cảm giác đến nào đó (ví dụ như quan sát người bên ngoài lớp học) thay vì lọc bỏ những gì chúng ta không nên chú ý đến tại thời điểm đó.
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu rõ được những thông tin này, hành vi của trẻ có thể không đáp ứng được mong đợi từ bên ngoài.
Nếu các thông tin cảm giác không được xử lý một cách suôn sẻ thuận lợi, chúng ta dành quá nhiều sự chú ý đến các tín hiệu giác quan không cần thiết hoặc không đủ tập trung vào các tín hiệu giác quan cần thiết để có thể thực hiện một hành động nào đó, hoặc cảm thấy bình tĩnh và tập trung. Điều này có thể gây cho chúng ta những vấn đề. Chúng ta có thể không nhận thức được đầy đủ điều gì đang xảy đến, dễ bị xao nhãng, không thoải mái, bối rối hoặc có lẽ là tức giận vô cớ bởi những tín hiệu chúng ta nhận được không đủ rõ ràng để có thể hiểu được điều gì đang xảy ra. Chúng ta có thể thích một số trải nghiệm nhất định và một kế hoạch nho nhỏ để có những trải nghiệm này sẽ giúp cho chúng ta bình tĩnh hơn, ví dụ như khi thư giãn trong bồn tắm giúp ta có được một buổi tối dễ chịu.
Đọc các tín hiệu
Trở thành một thám tử để nhận diện việc có hay không một dạng phản ứng lại thông tin giác quan sẽ giúp cho bạn lên kế hoạch cho những phản ứng không phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra các chiến lược giúp cá nhân nào đó điều chỉnh số lượng thông tin giác quan họ cần để phản ứng phù hợp nhất mà họ có thể.
Thính giác
Nhạy cảm cao |
Nhạy cảm thấp |
• các mức âm thanh đều bị phóng đại • không thích tiếng ồn • dễ bị giật mình • thích “nhai” để giảm bớt sự ồn ào • bị lo lắng trước những âm thanh biết trước (chuông vào lớp) • nói to |
• thích âm thanh cực kì lớn • không thể bắt được các tín hiệu dù biết trước là sẽ xảy ra |
Thị giác
Nhạy cảm quá mức |
Không đủ nhạy cảm hoặc nhạy cảm dưới mức |
• không thích ánh sáng; • thích môi trường tối; • dễ bị tín hiệu thị giác làm xao nhãng |
• cần nhiều tín hiệu thị giác hơn để có thể phản ứng lại; • thích môi trường sáng sủa, ánh sáng phản chiếu hoặc xoay tròn. |
Vị giác/khứu giác
Nhạy cảm quá mức |
Không đủ nhạy cảm hoặc nhạy cảm dưới mức |
• không thích vị mạnh • chỉ thích vị nhạt • nếm hoặc ngửi đồ vật, ví dụ như quần áo • ngửi người khác • thích nhiệt độ nhất định nào đó ở đồ ăn, hoặc rất nóng hoặc rất lạnh • phản ứng quá đà đối với mùi vị mới • dễ ọe |
• ăn những thứ không phải đồ ăn • thích thực đơn nhiều đồ cứng, giòn • thèm mùi vị mạnh • thiếu phản ứng với các mùi mạnh, ngon hay dở |
XÚC GIÁC
Cách chúng ta xử lý những tiếp xúc có tác động lớn tới cách chúng ta cảm nhận. Cùng một cảm giác có thể mang tới các phản ứng khác nhau tùy theo cách ta cảm nhận chúng. Để có thể dễ dàng hiểu được vấn đề này, hãy tưởng tượng cảm giác khi một con ruồi đậu trên tay và bạn nhẹ nhàng gạt bỏ nó đi. Cùng cảm giác đó nhưng người khác có thể cảm thấy như một con ong bắp cày đậu trên tay và phản ứng lại (rất mạnh mẽ) để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu trẻ liên tục phản ứng lại tiếp xúc cơ thể, điều này có thể gây khó khăn tới việc tập trung vào các nhiệm vụ hoặc hoạt động thông thường.
Quá nhạy cảm |
Không đủ nhạy cảm hoặc nhạy cảm dưới mức |
• om sòm, nhặng xị
• tránh né • yêu hoặc ghét những cái ôm • cho đồ vật vào mồm • chỉ thích những kết cấu hoặc dạng quần áo nhất định • không thích hoặc rất thích trò chơi bẩn thỉu, lộn xộn • có thể phản ứng lại rất dữ dội khi bị đụng chạm • cảm nhận đau đớn và rất nhạy cảm với nhiệt độ |
• Đụng chạm thật chặt, mạnh vào người khác để phản ứng lại với các kích thích. • đôi khi đoảng vụng • nắm đồ vật quá chặt • đôi khi quá gần gũi với người khác • gặp khó khăn trong việc phản ứng lại đau đớn/nhiệt độ. |
Mọi người thường biết về năm giác quan nhưng có hai giác quan khác giúp chúng ta hiểu được mọi thông tin mình nhận được. Đó là giác quan về chuyển động và nhận thức cơ thể.
CHUYỂN ĐỘNG
Quá nhạy cảm |
Không đủ nhạy cảm |
• ghét xoay tròn, nhảy • dễ bị chóng mặt hoặc hoàn toàn không biết chóng mặt • ghét những chỗ đông đúc nhiều chuyển động • tránh hoạt động mà chân rời mặt đất (ví dụ chơi xích đu) |
• luôn luôn dịch chuyển • gặp khó khăn trong việc ngồi yên • liên tục bồn chồn hoặc gõ tay chân • thích chạy hơn đi • thích hoạt động nhiều rủi ro • nhanh nhưng không phải lúc nào cũng phối hợp tốt |
NHẬN THỨC CƠ THỂ
Quá nhạy cảm |
Không đủ nhạy cảm |
• Không thích người khác quá gần mình • Tạo giới hạn riêng, đôi khi không phù hợp (ví dụ trẻ luôn muốn đi cuối hàng) • Tránh xa đám đông (ví dụ cửa hàng đông đúc hoặc hàng dài) |
• hay va phải hoặc đâm vào đồ đạc/người khác • đứng sát vào người khác • thích ở chỗ không gian chật hẹp hoặc sát góc phòng • nhìn chân khi đi xuống cầu thang |
Lời khuyên/Chiến lược cho cha mẹ và người chăm sóc
- Chiến lược xoa dịu
Khi trẻ bị kích thích quá độ và cảm thấy bất an, những hoạt động/chiến lược sau có thể giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh hơn:
Chiến lược nhanh chóng(Quick fix):
- Ngồi dưới một chiếc chăn to, nặng
- Đặt tay lên đầu và ấn xuống
- Co hai chân lên và ôm chặt
- Mát xa ấn sâu
- Đung đưa chậm, ví dụ ghế đung đưa
- Tự ôm mình
- Mùi hương cây oải hương
- Siết và thả một món đồ chơi xoay bóp nhỏ (fidget toy)
- Siết và thả khuôn mặt và/hoặc tay
- Rúc trong không gian nhỏ
- Mút một món kẹo bánh ngọt
- Hút sữa chua/sinh tố đặc bằng ống hút
- Ôm gấu
Chiến lược lâu dài (Long lasting ideas):
Các hoạt động làm dịu nhẹ thực hiện thành thói quen trong thời gian dài có thể là một phần hoạt động trong ngày.
- Đi bộ sau khi từ trường về nhà (với balo sau lưng)
- Chống đẩy hoặc chống đẩy trên ghế thường xuyên trong ngày, ví dụ trước khi tới trường, giờ ăn trưa, sau khi tan học
- Dành thời gian thư giãn theo một thông lệ trong ngày, trước giờ làm bài tập về nhà
- Giúp di chuyển đồ đạc, ví dụ đẩy ghế sô pha, chuyển các chậu cây, hút bụi
- Giúp các nhiệm vụ tay chân cần nhiều sức trong vườn, ví dụ đào đất
- Bơi
- Mặc áo khoác nặng hoặc trùm chăn nặng qua vai như một hoạt động trong giờ thư giãn.
- Có góc riêng với các hoạt động giác quan ưa thích để tới đó bất kì lúc nào
- Siết/đung đưa bóng thể dục (gym ball)
2. Chiến lược tỉnh táo
Khi trẻ không đủ tỉnh táo để chú tâm vào một nhiệm vụ nào đó, những hoạt động/chiến lược sau có thể giúp:
Chiến lược nhanh chóng:
- Chuyển động lên/xuống, đi bộ/chạy, chuyển động nhanh (trong khoảng thời gian ngắn)
- Nhảy, nhảy tại chỗ (jumping jack)
- Hoạt động vỗ tay
- Cử động khuôn mặt, ví dụ há miệng thật to
- Giậm chân tại chỗ
- Mút kẹo chua
- Ăn đồ ăn giòn
- Uống đồ uống lạnh
Chiến lược lâu dài
- Nhảy/chống đẩy trên ghế theo một thông lệ thường ngày
- Thời gian biểu những “ chiến lược nhanh chóng” có thể áp dụng theo một thông lệ, ngay trước khi trẻ cần chú ý tới một nhiệm vụ nào đó.
3. Chiến lược giác quan trong chăm sóc cá nhân
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC HÀNG NGÀY
Tính nhạy cảm về giác quan có thể dẫn đến những khó khăn trong việc tự lập thực hiện kĩ năng ngày thường ở trẻ. Những chiến lược sau đây có thể giúp trẻ trong các hoạt động cá nhân:
Mặc quần áo
- Sử dụng quần áo dễ chịu, chú ý loại vải và độ dài ống tay
- Nếu trẻ không chịu được nhãn mác, hãy cắt bỏ chúng
- Nếu trẻ không chịu được viền chỉ, có thể mặc quần áo lót để giảm chà sát
- Thử giặt và phơi khô quần áo bằng những sản phẩm không mùi
- Có thể mặc quần áo trước gương nhằm cung cấp các tín hiệu thị giác hỗ trợ trong việc thực hiện hành động chuỗi, dự kiến thao tác vận động (motor planning) và nhận thức cơ thể.
- Chú ý đến các nhiễu tạp về thị giác và âm thanh trong phòng có thể gây khó chịu
Vệ sinh cá nhân
- Sử dụng xà phòng không mùi
- Chú ý đến mức độ ánh sáng trong phòng tắm và giảm thiểu tối đa tiếng ồn, ví dụ xả nước vào bồn trước khi trẻ vào phòng tắm
- Tạo lực khi gội đầu hoặc lau khô tóc bằng khăn
- Trước giờ tắm, thực hiện các hoạt động cung cấp tín hiệu va chạm sâu, ví dụ đặt tay bạn lên vai trẻ và ấn tạo lực vừa phải.
- Thực hiện việc chuyển đổi từ bước cởi quần áo tới lúc vào bồn tắm thật nhanh và nhẹ nhàng.
- Nếu trẻ không thích lau mặt hoặc kì cọ cơ thể, động viên trẻ tự làm. Những đụng chạm do chính bản thân trẻ sẽ giúp giảm thiểu các phản ứng phòng thủ.
- Sử dụng miếng bọt biển lớn hoặc dạng xơ mướp (loofah sponge). Kì cọ dứt khoát để giảm tính phòng vệ.
- Nếu trẻ đang tắm vòi, dùng vòi có tay cầm. Để trẻ tự kiểm soát hướng và lực nước
- Dùng khăn tắm lớn, nhanh chóng và dứt khoát bọc trẻ trong khăn. Tránh để da ướt của trẻ tiếp xúc với không khí vì những tiếp xúc nhẹ có thể kích động phản ứng phòng vệ
- Cung cấp tiếp xúc sâu vào đầu, tay và chân bằng khăn tắm để giảm tính phòng vệ. Nếu trẻ có thể chịu được thì có thể matxa dứt khoát, dùng kem dưỡng massage để tránh kích ứng da.
Hoạt động chung
Một vài chiến lược phi giác quan cũng có thể có tác dụng:
- Khi có thể hãy cho trẻ tự chọn việc tắm bồn hay tắm vòi sen. Trẻ thường dễ chấp nhận một đầu vòi sen lớn do nước được phân tán đều hơn.
- Cố gắng kết hợp việc tắm rửa thành một hoạt động chơi, ví dụ dùng đồ chơi nổi trên mặt nước, sữa tắm có bọt nổi nhiều bong bóng và/hoặc có màu.
- Nói chuyện với trẻ và giải thích từng bước, đặc biệt khi bạn chuẩn bị chạm vào trẻ bằng xà bông hoặc khăn tắm.
- Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ bằng hình ảnh (visual aid) để giúp trẻ hiểu được hoạt động
- Xem xét các trang bị hỗ trợ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn, ví dụ như thanh ray bám giúp ra khỏi/bước vào bồn tắm.
Chăm sóc tóc
- Đặt trẻ ngồi chắc trên đầu gối và ép giữ chặt trẻ giữa hai đầu gối (áp lực sâu)
- Đặt tay bạn trên đầu trẻ và tạo lực xuống nhẹ nhàng nhưng đều đặn
- Dùng lực vuốt hoặc áp lực dứt khoát khi bạn chải tóc hoặc gội đầu cho trẻ
- Đếm hoặc để trẻ đếm khi bạn chải tóc, gội, xả hoặc cắt tóc
- Đặt ra giới hạn thời gian đối với công việc, ví dụ cùng đếm đến 10, sau đó chúng ta sẽ dừng cắt tóc con, tạo áp lực sâu ngay sau đó (xem ở trên)
- Chia công việc ra thành các bước nhỏ và loại bỏ các bước/giai đoạn không cần thiết. Luyện tập từng bước riêng lẻ trong một môi trường không stress.
- Dần dần kết hợp các bước và thực hiện công việc/nhiệm vụ trong môi trường tự nhiên. Luyện tập mà không dùng kéo, nâng từng phần tóc và kéo nhẹ nhàng để mô phỏng lại cảm giác cắt tóc.
Đi vệ sinh
- Nếu trẻ quá nhạy cảm với giấy vệ sinh, thử sử dụng cuộn giấy ẩm
- Để ý các kích thích thị giác và thính giác xung quanh, hạn chế chúng tối đa
- Trẻ có thể không thích cảm giác bệ ngồi bồn cầu
- Trẻ có thể cảm thấy không an toàn khi ngồi chân rời đất (xem xét sử dụng đệm bồn cầu nhỏ và bồn cầu có bậc dành cho trẻ)
- Chiến lược ăn uống xoa dịu
Rất nhiều trẻ với độ nhạy cảm về giác quan có vấn đề về ăn uống. Những khó khăn có thể là việc nhai hoặc thể hiện dưới dạng hành vi như cắn, nghiến răng. Những khó khăn này bao gồm từ một thực đơn ăn uống rất hạn chế và giới hạn (do vị giác hoặc không thích cảm nhận/thói quen) cho tới việc ngậm đồ vật (đồ ăn hoặc không phải đồ ăn). Một số đồ ăn hoặc đồ uống khiến chúng ta cảm thấy an tâm, một số đồ khác lại khiến ta tỉnh táo. Mỗi người mỗi khác nhưng bạn và trẻ sẽ biết được điều gì phù hợp với mình. Sử dụng những thông tin này để thiết kế những giờ ăn yên bình. Giới thiệu một số hoạt động trước bữa ăn có thể giúp trẻ chấp nhận đồ ăn mới và trải nghiệm mới. Nếu trẻ bị hấp dẫn bởi một loại thực phẩm nhất định nào đó, có thể trẻ làm vậy để khiến mình tỉnh táo hoặc giúp mình bình tĩnh lại. Các hoạt động giúp kích thích miệng có thể có tác động tổ chức tới hành vi của trẻ giống như áp lực sâu dạng cắn giúp thiết lập và bình tĩnh. Việc áp dụng những ý tưởng này đúng lúc có thể giúp giảm bớt việc cắn và giúp trẻ “cảm thấy” vị trí miệng chúng, do đó các hoạt động như ăn và uống trở nên dễ dàng hơn.
TIẾP XÚC ÁP LỰC SÂU
Miệng
Áp lực nặng trên vòm miệng thường có tác dụng xoa dịu.
- Đồ ăn (đặc biệt đồ dai, cần nhai nhiều)
- Cho trẻ dùng bàn trải em bé nhằm cung cấp áp lực xúc giác sâu trên vòm miệng. Các bàn chải với thanh bảo vệ tránh việc nhét quá sâu vào họng được bán nhiều ở các shop trẻ em và catalog. Bàn chải rung cũng là một cách tốt đế giảm độ nhạy cảm trong miệng, nhưng hãy đảm bảo là tùy ý trẻ và không ép buộc.
- Kết cấu đồ ăn khuyến khích nhai gặm đôi khi cũng có ích và đáng để thử.
TRẢI NGHIỆM CÁC VỊ VÀ KẾT CẤU
Đồ ăn có thể là một cách dễ dàng để mang tới trải nghiệm về cảm giác và xúc giác ở miệng. Đồ ăn lạnh có thể hữu ích để “đánh thức” miệng trước khi ăn gì đó.
Đồ lạnh (để đánh thức)
- Thanh đá lạnh
- Nước hoa quả đông lạnh trong khay đá
- Nho đông lạnh
- Táo đông lạnh
- Đậu, cà rốt đông lạnh,..
- Đồ uống lạnh
Đồ nhai (để sắp xếp/xoa dịu)
- Pho mai cứng hoặc pho mai dây
- Thanh ngũ cốc
- Hoa quả khô
- Kẹo dẻo ví dụ gummy bear, thanh bơ cứng
- Kẹo cao su
- Bánh tròn bagel
Đồ gặm (để đánh thức)
- Rau củ tươi sống
- Hoa quả, ví dụ táo
- Bánh mỳ dạng que
- Khoai tây chiên giòn
- Ngũ cốc khô
- Các loại hạt
- Bánh quy giòn
- Bỏng ngô/ bắp rang bơ
Đồ cay (để đánh thức)
- Sốt salsa cay
- Ngũ cốc quế
- Cà ri
- Đồ ăn ớt hoặc đồ Mexico
Mút và thổi
Mút và thổi trong quá trình chơi giúp “vận động” cơ miệng và tạo trải nghiệm tích cực dùng miệng (không liên quan đến ăn).
Mút
- Dùng ống hút dài hơn, xoắn và mỏng hơn hoặc một cụm ống hút
- Dùng ống hút để uống sữa chua
- Dùng ống hút để uống hoa quả xay nhuyễn
- Dùng ống hút để uống nước sinh tố hoa quả - một cách dễ dàng để tăng cường độ đặc.
- Mút nước hoa quả đông lạnh hoặc đá viên
- Kẹo mút
- Kẹo cứng
- Bình nước thể thao.
Thổi
- Thổi bong bóng bằng ống hút trong cốc/bát
- Thổi bong bóng trong đồ uống
- Thổi bong bóng
- Nhạc cụ
- Dùng ống hút hay miệng, thổi bóng đá bằng viên len cotton, giấy hoặc lông
Giật, cắn, kéo, nghiến răng
- Cam thảo
- Ống hút
- Đồ chơi nhai gặm thiết kế nhằm tăng cường sức mạnh hàm (Ống nhai)
- Thanh kẹo bơ cứng
- Bình nước thể thao.
- 5. Chiến lược xoa dịu chung
Hành vi lo lắng liên quan đến vấn đề giác quan cũng giống như các phản ứng lo lắng, nhạy cảm khác. Dưới đây là một số gợi ý xoa dịu.
Công việc thường ngày
Tạo một danh sách hoặc thiết lập những thói quen hàng ngày cụ thể luôn giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt là sau giờ tan học và trước giờ đi ngủ. Thêm vào một hoặc hai hoạt động xoa dịu thuộc chiến lược nhanh chóng (quick fix) trong các thói quen đó.
Hỗ trợ thị giác
Khi trẻ không nghe được những gì người khác nói hoặc không thể tập trung, một thời gian biểu có hỗ trợ bằng hình ảnh hoặc một danh sách viết ra những việc cần làm có thể giúp để tham khảo.
Bảng kiểm môi trường
Thử xem xét môi trường xung quanh trẻ và xem có thể làm gì để giảm thiểu những tác nhân có thể gây căng thẳng đồng thời cung cấp trải nghiệm tích cực. Gia đình, hoạt động giải trí, trường học, câu lạc bộ,.. thời gian một mình và ở bên người khác cũng cần xem xét. Suy nghĩ thật cẩn thận và điều này có thể tạo ra những khác biệt tích cực. Hãy là các nhà thám tử dò xét môi trường xung quanh về khía cạnh của sự nhạy cảm và sở thích của trẻ.
Môi trường thử thách
Trẻ có thể bị kích thích tích cực hoặc tiêu cực chỉ bởi môi trường xung quanh. Đối với tất cả chúng ta, việc ánh sáng có thể quá sáng, phòng quá ồn ào, tia sáng mặt trời quá chói đều ảnh hưởng đến tâm trạng mỗi người.
Trong nhà
Xây dựng một thói quen các công việc thường ngày, thực hiện chúng một cách kiên định sẽ rất có ích và có thể giảm thiểu những tác động của việc phản ứng thái quá. Việc sắp xếp/tổ chức giúp trẻ có được cảm giác kiểm soát cách mà chúng lên kế hoạch trong ngày.
Giác quan
- Tạo một chỗ riếng nơi trẻ có thể dành thời gian giải lao, ví dụ một lều nhỏ hoặc giường cabin (cabin bed). Trẻ chịu ảnh hưởng bởi độ nhạy cảm cảm giác thường cảm thấy dễ chịu trong không gian tối và đóng kín.
- Tránh các kích thích không cần thiết về mặt thị giác và thính giác
- Nếu trẻ có phản ứng tích cực đối với chuyển động, hãy thử ngựa bập bênh hoặc ghế đung đưa
- Sơn phòng trẻ bằng các màu phấn nhẹ (pastel), treo rèm tối trên cửa sổ để tránh ánh sáng làm xao nhãng trẻ.
- Nếu có thể, đặt phòng trẻ ở một góc yên tĩnh trong nhà bạn.
- Giao cho trẻ những nhiệm vụ “nặng nề” trong nhà, ví dụ mang túi đựng đồ mua sắm, xếp hộp lên kệ. Điều này có thể mang tới tác động xoa dịu và tổ chức.
Chung
- Hạn chế đồ bừa bãi
- Việc chung phòng với anh chị em có thể gặp khó khăn. Việc tạo ra các giới hạn rõ ràng sẽ hữu ích, như một “thời gian biểu” sử dụng phòng ngủ đối với mỗi trẻ.
- Thử lên khung thời gian của trẻ và xem xét giới thiệu một “lịch trình hoạt động” để giảm nhẹ lo lắng bất an.
Bên ngoài nhà
Các trang bị sân chơi có thể được sử dụng tại gia đình, trường học hoặc ở các công viên địa phương cũng như khu vui chơi công cộng để tạo một không gian nơi trẻ có thể vui chơi và có thời gian giải lao, giải trí. Nên sử dụng các không gian công cộng vào thời điểm vắng người để giảm thiểu mức độ ồn ào và những tác nhân gây xao nhãng. Những trang thiết bị sau đây có thể giúp trẻ có trải nghiệm cảm giác:
- Xích đu, bóng trị liệu (therapy ball), bạt nhún mini (trampoline) hoặc bóng nhảy (space hopper) cho vận động
- Cát và hố nước cho trải nghiệm xúc giác
- Nhà chơi hoặc lều để tạo khu vực an toàn và xoa dịu
- Lều nhỏ trong vườn để tạo môi trường ít xao nhãng
- Trung tâm vui chơi nhẹ nhàng, tham khảo nhân viên về khoảng thời gian yên tĩnh nhất.
Môi trường ồn ào, đông đúc
- Bất kì khi nào có thể, hãy xem xét việc lên kế hoạch cho những sự kiện đặc biệt ví dụ như bắn pháo hoa, tiệc sinh nhật, thi đấu bóng đá. Liệu có lối ra nhanh chóng nếu trẻ trở nên stress hay không? Liệu có những món đồ chơi/hoạt động/tiếp xúc đặc biệt nào giúp xoa dịu trẻ không?
- Xem xét khi nào nên thực hiện các hoạt động thường ngày. Có siêu thị nào ít ồn áo không, khoảng thời gian vắng khách hoặc mua sắm online? Có không gian yên tĩnh nào không, ví dụ khu vực ăn uống?
- Xem xét việc đeo ba lô ở chốn đông đúc
- Xem xét mặc quần áo bó chật, ví dụ đồ lót từ vải lycra
- Xem xét việc đeo nút bịt lỗ tai
- Xem xét việc sử dụng máy chơi nhạc với headphone, cho trẻ nghe những bản nhạc/bài hát yêu thích. Điều này có thể giúp làm át đi nhiễu ồn từ môi trường xung quanh và giúp trẻ tập trung vào một hoạt động nào đó.
- Xem xét việc sử dụng đồ chơi nhỏ để trẻ nghịch (fidget toy) và xao nhãng khỏi những tín hiệu cảm giác khác.
Sáng tạo làm vườn
Vườn tược có thể cung cấp những trải nghiệm tích cực, mang tới khoảng thời gian êm dịu cho trẻ, thời gian một mình hoặc với bạn bè, thậm chí thời gian để “xả hơi”. Khoảng thời gian này có thể được lên kế hoạch trước phù hợp với nhu cầu cá nhân, phụ thuộc vào từng trẻ và gia đình.
Một số ý sau có thể hữu ích
- Tạo khu vực giác quan – nhỏ, an toàn, nơi trú ẩn hoặc dùng lều trong vườn với đồ chơi phù hợp để tạo trải nghiệm xoa dịu
- Khung leo trèo lớn, bạt nhún, máng trượt và xích đu có thể mang tới cho trẻ trải nghiệm vận động mà chúng cần
- Sở thích, sở ghét, động lực và niềm vui thích của trẻ nên được xem xét kĩ càng để đưa tới những trải nghiệm độc nhất trong vườn, điều này rất cần thiết trong cuộc sống gia đình và những hỗ trợ tại nhà.
- Đèn đêm, vọng lâu và lều vườn giúp cho những trải nghiệm của trẻ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay bóng tối.
- Những đài phun nước nhỏ có thể có tác dụng xoa dịu rất tốt hoặc giúp đánh lạc hướng trẻ khi chúng gặp khó khăn. Tương tự, chuông gió nhỏ, chuông nhạc, đồ chơi phản xạ ánh sáng hoặc đồ xoay (spinning toy) vừa mang tính nghệ thuật vừa gây hứng thú.
Khu vườn có thể là một nơi mà mọi thành viên trong gia đình chia sẻ những trải nghiệm với trẻ, hoặc đơn giản là một chốn dễ chịu, yên lắng, dịu nhẹ cho cả các thành viên khác trong gia đình.
Khi thông tin cảm giác tạo thử thách
Để xác định những tác động cảm giác có thể xảy đến với hành vi trẻ, chúng ta cần:
- Quan sát hành vi
- Nhìn vào những ảnh hưởng có thể xảy ra với 7 giác quan
- Nhìn vào khả năng tích tụ các thông tin cảm giác khác nhau trong suốt một khoảng thời gian, ví dụ một ngày ở trường
- Có được bức tranh về độ nhạy cảm và sở thích về mặt cảm giác ở trẻ
- Giới thiệu những món đồ cảm giác hoặc cách tiếp cận nhằm xoa dịu tình huống
- Chỉnh sửa hướng tiếp cận của bạn để phù hợp với nhận thức mới.
Một bảng biểu về hành vi và các chiến lược hữu ích:
Ngày/giờ |
Nhân tố môi trường có thể xảy ra |
Trải nghiệm cảm giác trước khi xảy ra sự việc |
Ý tưởng xoa dịu giác quan |
22/09, 4.10pm |
Phòng đông đúc, tiếng nhạc ồn ào |
Từ trường về nhà, một ngày dài |
1. Ở trong phòng với nhạc nhẹ nhàng; 2. Giờ ăn vặt, đồ ăn nhai gặm |
Thời gian leo thang
Đôi khi sự căng thẳng trong tương tác xã hội, ví dụ khi ở trường, có thể đồng nghĩa với việc trẻ đột nhiên đánh mất kiểm soát khi từ trường về nhà. Hãy đọc các dấu hiệu từ sớm để ngăn chặn sự leo thang về vấn đề giác quan. Dạy trẻ xem xét về mức độ của sự leo thang này qua một bảng thang cấp độ bằng hình ảnh cùng các chiến lược giảm nhẹ bất an từ sớm có thể có ích. Việc sử dụng tranh ảnh và thang số cũng giúp trẻ có khả năng xác định được mức độ cảm xúc của mình hơn.
Ví dụ: nếu con tư duy bằng hình ảnh
Cảm xúc được mô tả bằng hình ảnh |
Con nên làm gì |
😊 Bình tĩnh |
Cảm thấy tích cực và có thể thực hiện nhiệm vụ |
😐 Hơi lo lắng |
Chơi đồ chơi xoay (fidget toy) hoặc Gameboy (khi đợi xếp hàng) |
L Rất lo lắng hoặc tức giận |
Nói với mẹ và ra khỏi môi trường đó trong vài phút |
Nếu con tư duy bằng những con số
Cảm xúc |
Con nên làm gì |
|
Cảm thấy tích cực và có thể thực hiện nhiệm vụ |
|
Chơi đồ chơi xoay (fidget toy) hoặc Gameboy (khi đợi xếp hàng) |
|
Xin một cốc nước để bình tĩnh lại |
|
Nói cho ai đó con cần ra ngoài vài phút. Đi tới nơi yên ắng và sử dụng các chiến lược cảm giác hữu ích |
Phản ứng lại các tiếp xúc va chạm có thể dẫn đến hành vi không mong muốn.
Thử thách có thể xảy ra
Thử thách giác quan |
Chiến lược |
Trẻ tránh né hoặc đấm lại khi bị người khác chạm nhẹ. Trẻ phản ứng tiêu cực và đầy cảm xúc khi bị chạm nhẹ (thể hiện sự bất an) |
• Nói với trẻ khi bạn chuẩn bị chạm vào trẻ. Luôn đụng chạm một cách dứt khoát. Đảm bảo với trẻ rằng bạn sẽ chạm rất dứt khoát và không dịch chuyển tay lung tung. • Hãy chắc chắn người khác cũng tiếp xúc với trẻ một cách dứt khoát. Giải thích với họ rằng trẻ cảm thấy những đụng chạm nhẹ nhàng rất khó chịu/mạnh như thể bị đánh vậy. • Tiếp cận trẻ từ tầm quan sát của trẻ • Đảm bảo rằng bạn bè hay người thân thể hiện tình cảm một cách rõ ràng và trực tiếp. |
Trẻ thích những tiếp xúc dứt khoát/chắc chắn. Chúng tránh né khi bị tiếp cận bằng một cái vỗ vai thân thiện hoặc bị vuốt ve. |
• Nói với trẻ những gì bạn sẽ làm và làm thế nào. (Mẹ chuẩn bị ôm con thật chặt đấy.”) Tôn trọng nhu cầu được kiểm soát của trẻ. • Coi những cái hôn trên má như một dạng tín hiệu va chạm sâu. Ôm trẻ chặt và hôn sâu, chắc. |
Trẻ chối bỏ tất cả mọi người trừ mẹ hoặc người chăm sóc chính |
• Hãy đảm bảo mọi người luôn tiếp cận trẻ từ phía trước và luôn chắc rằng trẻ có thể lường trước được những cái ôm hoặc việc thể hiện tình cảm từ người khác. |
Hành vi tự kích thích thường ở miệng, ví dụ cắn tay, nhổ. Điều này có thể cản trở việc xây dựng các mối quan hệ |
• Cung cấp càng nhiều giải thích về tình huống xung quanh càng tốt • Sử dụng kích thích miệng thay thế, ví dụ nhai kẹo cao su, đồ ăn giòn, ống nhai, đồ chơi nhai gặm, • Áp dụng chiến lược ăn uống xoa dịu (phần trước) |
Tự kích thích, ví dụ cấu véo, đập đầu |
• Áp dụng các ý tưởng xoa dịu có tác dụng lâu dài • Áp dụng các ý tưởng xoa dịu tác dụng nhanh chóng (phần trước) |
Hy vọng của chúng tôi là tổng hợp lại những hiểu biết về các vấn đề cảm giác và các chiến thuật mà chúng tôi tin là hữu ích. Những thông tin này được chia sẻ với những người chăm sóc đang tìm kiếm một cách khác để quản lý cuộc sống với các hành vi phát sinh từ cảm giác.