Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Dấu hiệu rối loạn phổ tự kỷ

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy con chậm nói hơn các bạn cùng trang lứa, họ thường đặt câu hỏi có phải con tôi tự kỷ không?

Để chẩn đoán chứng tự kỷ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên biệt phải sử dụng test kiểm tra các tiêu chí trong hai loại triệu chứng cốt lõi của tự kỷ là:

1 khó khăn về giao tiếp xã hội và 2 hạn chế, hành vi lặp đi lặp lại. Họ cũng đánh giá mức độ nghiêm trọng của triệu chứng tự kỷ. Thang đo mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ phản ánh mức độ hỗ trợ của một người đối với chức năng hàng ngày của người tự kỷ.

Các triệu chứng tự kỷ có thể bắt đầu từ thời thơ ấu (mặc dù chúng có thể không được nhận ra) kéo dài và ảnh hưởng tới cuộc sống.

Nhiều người mắc chứng tự kỷ gặp vấn đề về cảm giác. Chúng thường liên quan đến sự nhạy cảm quá mức hoặc dưới mức nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, xúc giác, mùi vị, mùi, đau và các kích thích khác.

Tự kỷ cũng liên quan đến tỷ lệ cao của một số tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần.

Đối với thách thức giao tiếp xã hội, trẻ em và người lớn mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói và ngôn ngữ không lời. Ví dụ, họ có thể không hiểu hoặc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với ngữ cảnh  

Đối với ngôn ngữ nói (khoảng một phần ba số người mắc chứng tự kỷ là không lời), Họ có thể sử dụng phí ngôn ngữ: cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, giọng nói để giao tiếp nhưng gặp nhiều hạn chế. Họ khó hoặc không hiểu nghĩa bóng của câu nói,  của phát ngôn

Những thách thức xã hội khác có thể bao gồm khó khăn với: Nhận ra cảm xúc và ý định ở người khác, nhận ra cảm xúc của chính mình hay thể hiện cảm xúc bản thân, tìm kiếm sự thoải mái về cảm xúc từ người khác, cảm thấy choáng ngợp trong các tình huống xã hội như đông đúc, nhiều tiếng ồn, mới lạ...hay sự lần lượt trong cuộc trò chuyện, khó xác định không gian cá nhân (khoảng cách thích hợp giữa mọi người)

Các hành vi bị hạn chế và lặp đi lặp lại rất khác nhau trong phổ tự kỷ. Chúng có thể bao gồm: Chuyển động cơ thể lặp đi lặp lại (ví dụ như lắc lư, vỗ, xoay tròn, chạy đi chạy lại), chuyển động lặp đi lặp lại với các vật thể (ví dụ như bánh xe quay, gậy lắc, cần gạt), nhìn chằm chằm vào đèn hoặc vật thể quay, các hành vi nghi thức (ví dụ: xếp hàng các đồ vật, liên tục chạm vào các đồ vật theo một trật tự đã định), thu hẹp hoặc cực kỳ quan tâm trong các chủ đề/ đồ vật cụ thể và khó thay đổi thói quen thậm chí phản ứng dữ dội với sự thay đổi (ví dụ như lịch trình hàng ngày, thực đơn bữa ăn, quần áo, tuyến đường đến trường) 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT