Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim
Trị liệu ngôn ngữ cá nhân

Chiến lược giao tiếp với trẻ tự kỷ

Có một số bộ phận khả năng kết nối với nhau kém hơn các bộ phận khác. Sự cố trong kết nối giữa các cơ quan thần kinh, giống như kết nối hội thoại internet, có những thời điểm rất chậm, có thể vì nhiều lý do do quá tải thông tin...Bộ não phải tìm ra cách phản hồi với một môi trường âm thanh, màu sắc, mùi vị, vị trí, sự cảm nhận cơ thể trong không gian, điều khiển cân bằng...cả một hệ thống vô cùng phức tạp.

Do không ý thức được khả năng xử lý thông tin ở trẻ tự kỷ rất chậm, chúng ta thường trông chờ trẻ trả lời ngay tức thì. Bố mẹ cần để ý để xem con cần bao nhiêu thời gian xử lý thông tin. Đối với những trẻ gặp rối loạn thần kinh, kết nối giữa các neuron thần kinh kém dẫn đến xử lý thông tin chậm, không hiệu quả, rất dễ bị ức chế hoặc hoang mang lo sợ nếu đưa cho trẻ quá nhiều thông tin.

Chiến lược để con nhận được thông tin và phải hồi mà bạn không cần phải nhắc lại:

HÃY CHẬM LẠI:

Trong đời sống hàng ngày, tùy các nền văn hóa khác nhau, chúng ta thường nói rất nhanh và nói rất nhiều. Ở trường học, khoảng thời gian giữa câu hỏi của giáo viên và phản hồi của học sinh ở trường là chỉ là 2 giây. Tuy nhiên khả năng xử lý thông tin của trẻ tự kỷ không được hiệu quả như vậy, trẻ tự kỷ cần nhiều thời gian hơn để xử lý, hiểu được và sử dụng phản hồi lại thông tin. Khi bố mẹ hỏi con thường muốn con trả lời ngay, nếu không thấy con trả lời ngay sẽ cho rằng trẻ không hiểu, không muốn trả lời...và bố mẹ bắt đầu nhắc đi nhắc lại, nói theo cách khác, thúc giục trẻ...Và khi làm như vậy vô hình chung chung ta càng làm cho trẻ rối trí hoặc ức chế hơn. Bạn nói nhanh quá sẽ không tạo cho con cơ hội để suy nghĩ. 

Vậy thì bạn có phải cứ nói chậm với con bạn cả đời? Không, nhưng bạn cần cho con thực hành, cải thiện khả năng thu nhận và xử lý thông tin và đó là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai.

NÓI ÍT ĐI

Bố mẹ thường cho rằng với trẻ tự kỷ, trẻ hạn chế ngôn ngữ thì sẽ cần phải nói thật nhiều, nói liên hồi để giúp con phát triển ngôn ngữ cho con. Nhưng lời khuyên là nói ít đi. Khi bạn nói nhanh và nhiều, bạn sẽ càng đi xa mục tiêu của bạn là cần cho con hiểu và phản hồi lại. Ví dụ, khi một người mẹ muốn con mặc áo khoác vào, thay vì chỉ cần đơn giản nói với con rằng "Con lấy áo khoác mặc vào", bà nói rằng "Con đi ra đằng kia lấy cái choàng mặc lên. Mẹ biết là hôm qua nắng ấm nhưng hôm nay trời lạnh rồi, không được ấm như hôm qua nữa đâu, con ra đằng kia lấy cái áo mặc vào đi". Thông tin mẹ đưa ra quá nhiều, quá nhanh và con không hiểu mẹ muốn gì. Bố mẹ khi nhắc đi nhắc lại, nói cách nọ cách kia, gây áp lực, thúc giục con, không cho con cơ hội để suy nghĩ.

GIAO TIẾP KHÔNG LỜI

Đây là chiến lược vô cùng quan trọng. Trẻ cần hiểu được ngôn ngữ không lời, cử chỉ, dấu hiện, vẻ mặt trong đời sống hàng ngày. Nếu trẻ không nhìn bạn, không giao tiếp mắt với bạn, không biểu lộ thái độ khi giao tiếp với bạn, không kiểm tra chia sẻ với bạn, bạn nên sử dụng chiến lược giao tiếp không lời. Khi bạn muốn yêu cầu trẻ làm việc gì, hãy thử dùng cử chỉ thay vì nói ra. Và khi bạn làm như vậy, trẻ sẽ có ít cơ hội để tranh cãi với bạn. Nếu bạn có con mà hễ bạn nói là tranh cãi, khi bạn muốn giúp bạn việc gì, con lại phản ứng. Thay vì nói ra, hãy dùng cử chỉ, nói càng ít con càng ít có cơ hội để cãi lại bạn.

KHOẢNG CÁCH GIAO TIẾP

Cần giữ khoảng cách đủ gần trong mọi tình huống. Nếu bạn nói với con hay ai đó vọng từ phòng nọ sang phòng kia, từ dưới gác lên trên gác, con sẽ không phản hồi nhanh như bạn muốn. Hãy để ý xem con bạn cần khoảng cách gần đến mức nào để có thể giao tiếp được với bạn, thu nhận được thông tin bạn muốn nói với con. Ở gần con để con cảm nhận và ý thức được sự hiện diện của bạn rồi hãy truyền đạt với con những gì bạn muốn, một cách chậm rãi…

Ngay khi bạn áp dụng đồng thời các chiến lược trên, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả trong giao tiếp với con: đứng gần con, nói ít, chậm lại, chờ con suy nghĩ rồi trả lời bạn. Với trẻ nhỏ, bạn hãy ngồi xuống bên cạnh trẻ, cầm tay con và nói với con bạn và con chuẩn bị cùng tham gia hoạt động nào đó.

Những chiến lược trên đây, mong rằng các bậc phụ huynh không may có con mắc chứng tự kỷ sẽ có những thông tin hữu ích có phương pháp giao tiếp và giúp trẻ tự kỷ có thể giao tiếp một cách hiệu quả, tiến bộ.


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT