Trị liệu theo mô hình ESDM
Trung tâm Sao Mai chú trọng phương pháp PHCN cho trẻ
Trị liệu giác quan giúp trẻ tự kỷ cân bằng cơ thể, điều chỉnh hành vi
Can thiệp nhóm cho trẻ tự kỷ
Trung tâm sao mai điều trị kích thích phát âm và tập nuốt cho trẻ tự kỷ bằng máy vocastim

Chế độ trợ cấp của người khuyết tật 2020

Người tàn tật ở nước ta hiện nay chiếm một tỉ lệ khá cao, đó là những người không may mắn trong cuộc sống cần được giúp đỡ. Tìm hiểu chế độ trợ cấp của người tàn tật để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn là việc làm ý nghĩa, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Căn cứ vào luật Người khuyết tật (Luật số 51/2010/QH12) Nhà nước đã có rất nhiều các chính sách hỗ trợ cho những hoàn cảnh không may mắn này.

I. Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp của người tàn tật

Để xét chế độ trợ cấp của người tàn tật người ta căn cứ vào mức độ thương tật. Hàng năm, Nhà nước phân bổ ngân sách và các chính sách về người khuyết tật, cùng với việc lồng ghép rất nhiều các chính sách khác để người tàn tật có cơ hội được phát huy hết khả năng của mình trong điều kiện cho phép. 

Theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật người khuyết tật đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

  • Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45, Luật người khuyết tật.
  • Người khuyết tật nặng.

Ngoài đối tượng người tàn tật được xét hưởng trợ cấp xã hội có thêm đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo Khoản 2, Điều 44 Luật người khuyết tật có: 

  • Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
  • Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Người khuyết tật quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

II. Mức hưởng trợ cấp của người tàn tật

Trong quy định chế độ trợ cấp của người tàn tật thì mức hưởng trợ cấp của người tàn tật được quan tâm nhiều nhất. Tùy từng mức thương tật khác nhau mà mức hưởng trợ cấp của người tàn tật cũng khác nhau. Mức hưởng trợ cấp của người tàn tật sẽ được tính theo hệ số riêng.

1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình. 

Căn cứ vào Điều 16, Nghị định 28/2012/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật.

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được tính như sau: 270.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số:

  • Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
  • Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
  • Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em.

Trong trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì mức hưởng chỉ được tính cho một hệ số cao nhất. Đặc biệt trong thời gian hưởng chế độ trợ cấp xã hội nếu người khuyết tật chết sẽ được hỗ trợ kinh phí mai táng. Nếu người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì được hưởng một mức cao nhất.

2. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

Chế độ trợ cấp của người tàn tật còn quy định mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho thân nhân hoặc người giám hộ của người tàn tật, đang chăm sóc người tàn tật. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc được quy định tại Điều 17, Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:

Mức hưởng hỗ trợ hỗ trợ chăm sóc hàng tháng: 270.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số:

  • Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi.
  • Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
  • Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi.
  • Hệ số một (1,0) đối với hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.

Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất. Nếu cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2012/NĐ- CP thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định 28/2012/NĐ- CP nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại Khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19, Nghị định 28/2012/NĐ- CP khi nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:

  • Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng.
  • Hệ số ba (3,0) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lêN

Theo eBH

 


Tin khác

Video
Cách nhận biết trẻ tự kỷ
phim tài liệu nhận thức về trẻ tự kỷ
Vì sao trẻ bị tự kỷ?
Kỷ niệm 20 năm thành lập trung tâm Sao Mai
Bản đồ
Hình ảnh nổi bật
Tập thể cán bộ, giáo viên Trung tâm Sao Mai luôn đồng hành với trẻ tự kỷ, CPTTT